Mục tiêu bảo đảm an ninh

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ ngoại giao Vai trò của ASEAN trong Trật tự Đông Á tới năm 2020 và Định hướng chính sách đối ngoại của Việt Nam (Trang 116)

- Nhãn quan khu vực và chính sách của ASEAN: Là tổ chức của các

2.3.1.1Mục tiêu bảo đảm an ninh

16 Là các nguyên tắc sau: Tôn trọng độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau; Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau; Không xâm lược lẫn nhau; Bình đẳng; và Hợp tác cùng có lợ

2.3.1.1Mục tiêu bảo đảm an ninh

- Bảo đảm an ninh và toàn vẹn lãnh thổ cho các quốc gia trong khu vực:

Tuy tồn vong không còn là vấn đề lớn cho các quốc gia Đông Á (trừ Bắc Triều Tiên, Đài loan và phần nào là Xing-ga-po), chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ vẫn là vấn đề lớn của khu vực. Bảo vệ chủ quyền và quyền chủ quyền trên biển cũng đang ngày càng bức thiết đối với các quốc gia Đông Á, là mục tiêu cơ bản của hầu hết các nước trong khu vực, nhất là các nước Đông Nam Á do đa số các nước đều non trẻ, ra đời sau Thế chiến II. Bên cạnh đó, toàn vẹn lãnh thổ trước phong trào dân tộc, ly khai cũng là một mục tiêu của các quốc gia trong khu vực.

ASEAN với tư cách một tổ chức không có vai trò đáng kể và trực tiếp trong việc làm thay đổi cân bằng quyền lực ở khu vực do thực lực của ASEAN cả về kinh tế và quân sự không lớn và phân tán. ASEAN cũng không phải là một

liên minh quân sự để có thể tập hợp lực lượng thành một sức mạnh quân sự tập thể. Do vậy, ASEAN không có khả năng trực tiếp giúp các nước trong khu vực ứng phó với các thách thức an ninh truyền thống như nguy cơ xâm lược, xâm lấn lãnh thổ hay xâm phạm chủ quyền và quyền chủ quyền trên biển.... ASEAN chỉ có tác dụng trong quá trình phòng ngừa xung đột, một khi xung đột xảy ra rồi thì ASEAN khó bảo vệ được các nước thành viên. Tuy ASEAN không thể trực tiếp bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ cho các nước trong khu vực, ASEAN có thể đóng vai trò gián tiếp trong việc duy trì trật tự an ninh nền tảng giữa các quốc gia thông qua các biện pháp sau:

+ Tạo môi trường thuận lợi để các nước ngoài ASEAN tạo ra cân bằng

quyền lực ở Đông Á, thông qua các công cụ như EAS, ARF, ASEAN+1... Đến

năm 2020, các khuôn khổ nói trên vẫn nhiều khả năng duy trì được sức sống của mình, tiếp tục được các nước trong khu vực thừa nhận và sử dụng để can dự khu vực Đông Á, tạo môi trường cân bằng, ổn định ở khu vực. Nhờ vậy, triển vọng đến năm 2020 các cơ chế nói trên sẽ tiếp tục phát huy ảnh hưởng. EAS tiếp tục củng cố vai trò là diễn đàn thảo luận các vấn đề chiến lược bao trùm khu vực, trong khi ARF sẽ là diễn đàn đối thoại và hợp tác các vấn đề an ninh cụ thể. Các cơ chế ASEAN+1 sẽ tạo đan xen lợi ích các nước lớn với ASEAN qua các chương trình hợp tác phát triển. Tuy tiếp tục dẫn dắt các cơ chế nói trên, khả năng ASEAN giữ vai trò chủ đạo và có sáng kiến thực chất để thúc đẩy các tiến trình hợp tác theo hướng mình mong muốn sẽ ngày một khó khăn do khác biệt về lợi ích giữa các nước chủ đạo trong tiến trình ngày càng lớn.

+ Thúc đẩy đối thoại và hợp tác giữa các lực lượng quốc phòng của các

nước trong khu vực. Cơ chế hợp tác quốc phòng qua kênh ADMM+ sẽ ngày

càng được thừa nhận và phát triển thành kênh hợp tác quốc phòng chủ đạo ở khu vực. Các nước thành viên sẽ chấp nhận tầm nhìn của ASEAN, đó là không biến ADMM+ thành cơ chế phòng thủ tập thể mà để thúc đẩy xây dựng lòng tin, hợp tác giữa các lực lượng quốc phòng, thúc đẩy việc sử dụng lực lượng quân đội

trong các mục tiêu có lợi chung (như cứu trợ thiên tai) và hạn chế tối đa việc sử dụng sức mạnh quân sự trong quan hệ quốc tế ở khu vực.

+ Thúc đẩy đối thoại, xây dựng lòng tin và thói quen hợp tác giữa các bên

để giảm thiểu rủi ro đối đầu và cạnh tranh leo thang tới mức bùng phát xung đột.

Các nước trong khu vực tiếp tục chấp nhận văn hóa “đối thoại” của ASEAN, chấp nhận tham dự các hoạt động ngoại giao đa phương chồng chéo và tầng lớp của ASEAN dù tính hiệu quả chưa được cao, coi đó là các biện pháp xây dựng lòng tin và ngoại giao phòng ngừa để phòng tránh xung đột xảy ra. Trong trường hợp có mâu thuẫn và xung đột xảy ra, các bên vẫn sẽ trông chờ ASEAN như một khối trung lập có tiếng nói và vai trò là trung gian hòa giải, tạo môi trường để các bên kiểm soát và giải quyết xung đột, tránh cho xung đột leo thang.

- Ứng phó thách thức an ninh phi truyền thống, duy trì môi trường hòa

bình, ổn định chung. ASEAN sẽ tiếp tục được các bên ủng hộ là cơ chế khu vực

tiên phong về hợp tác ứng phó với các thách thức an ninh phi truyền thống, vì đó là các thách thức chung đối với tất cả các quốc gia trong khu vực, là mô hình hợp tác cùng thắng (trái với mô hình thắng – thua trong an ninh truyền thống, khi một nước cảm thấy an toàn hơn thì ít nhất một nước khác sẽ trở nên bất an hơn). Các công cụ hiện có để ASEAN thúc đẩy hợp tác ứng phó thách thức an ninh phi truyền thống như AMM, ARF, các cơ chế hợp tác ASEAN+1, ASEAN+3, EAS, ADMM, ADMM+, Diễn đàn biển ASEAN (và mở rộng) sẽ tiếp tục được các bên ủng hộ duy trì và tham gia.

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ ngoại giao Vai trò của ASEAN trong Trật tự Đông Á tới năm 2020 và Định hướng chính sách đối ngoại của Việt Nam (Trang 116)