- Nhãn quan khu vực và chính sách của ASEAN: Là tổ chức của các
NGOẠI VIỆT NAM ĐẾN NĂM
3.2.1.3 Giai đoạn sau khi Việt Nam gia nhập ASEAN (1995) đến nay
Những năm đầu mới gia nhập ASEAN, Việt Nam thể hiện hai thái cực khác nhau trong nhìn nhận ASEAN, hoặc đề cao ASEAN quá mức, quá kỳ vọng, trông chờ vào ASEAN, hoặc quá coi thường vai trò và khả năng của ASEAN.
- Lạc quan: Trong năm 1995 khi Việt Nam gia nhập ASEAN, Việt Nam
bình thường hóa quan hệ với Mỹ, ký Hiệp định hợp tác với EU; nộp đơn gia nhập WTO; đón làn sóng đầu tư nước ngoài lần thứ 2 đổ vào Việt Nam, kinh tế trong nước và kinh tế đối ngoại có những thành tựu vượt bậc, tăng trưởng GDP đạt 9,5 % là mức phát triển cao nhất kể từ khi đổi mới. Giữa những năm 90 cũng được đánh giá là thời kỳ phát triển “hoàng kim” của ASEAN. Các nước ASEAN đều có mức phát triển kinh tế cao và duy trì ổn định về chính trị. ASEAN hiện thực hóa định hướng ASEAN-10 với việc Việt Nam tham gia ASEAN năm 1995 và mở rộng quan hệ với các đối tác và cá tổ chức khu vực trên khắp thế giới. Sau khi xảy ra sự kiện đảo Vành khăn (Trung Quốc chiếm đảo Vành Khăn do Phi- líp-pin quản lý và xây dựng trên đó), ASEAN đã thể hiện sự đoàn kết và cùng
bày tỏ quan ngại về hành động Trung Quốc, tích cực thúc đẩy việc xây dựng các chuẩn mực về cách ứng xử tại Biển Đông, tiền đề cho việc thông qua Tuyên bố giữa ASEAN và Trung Quốc về Biển Đông (DOC). Do vậy ASEAN được nhìn nhận như một tổ chức khu vực rất thành công cả về chính trị, an ninh và kinh tế. Việc gia nhập ASEAN được xem là đã đem lại hiệu quả tức thì về chính trị, an ninh, kinh tế và nâng cao vị thế cho Việt Nam. Kỳ vọng vào ASEAN rất cao.
- Bi quan: Năm 1997, khủng hoảng tài chính – tiền tệ nổ ra tại Thái lan và
nhanh chóng lan ra toàn khu vực Đông Nam Á và Đông Á. Bức tranh về ASEAN nhanh chóng chuyển thành màu xám khi chỉ trong thời gian ngắn, từ chỗ tăng trưởng bình quân dương 6-7% (cao hơn nhiều so với mức trung bình thế giới), mức GDP bình quân các nước Đông Nam Á tụt xuống -8%, In-đô-nê- xi-a xuống -13%, Thái lan -7%... Trong khi đó, kinh tế Việt Nam ít chịu tác động của cuộc khủng hoảng này, chủ yếu do mức độ hội nhập quốc tế và khu vực của Việt Nam còn thấp. Từ khủng hoảng bắt đầu xuất hiện tư tưởng hoài nghi, coi thường ASEAN. Sau một vài năm đầu tham gia ASEAN, nhiều bộ, ngành nhận thấy hợp tác ASEAN phải qua nhiều thủ tục rườm rà, mất thời gian lâu hơn do phải đạt đồng thuận của cả 10 nước, các đòi hỏi về chuẩn mực các dự án đa phương trong ASEAN cũng cao hơn so với các dự án ODA song phương nên cũng xuất hiện tâm lý chán chường ASEAN, hoặc thích hợp tác và dự án song phương hơn hợp tác và dự án trong khuôn khổ ASEAN [206].
Những nhận định và quan niệm trái chiều như trên về ASEAN khiến việc tham gia hợp tác của Việt Nam trong ASEAN không đồng đều, việc tham gia hợp tác ASEAN chưa thực sự hiệu quả, lợi ích tham gia hợp tác ASEAN chưa lớn. Chính sách tham gia ASEAN trong 10 năm đầu mang tính bị động, ứng phó, trong đó Việt Nam chấp nhận luật chơi của ASEAN hơn là chủ động cùng ASEAN thúc đẩy các luật chơi mới. Các “sáng kiến” của Việt Nam trong ASEAN thường thiên về triển khai và thực thi các thỏa thuận đã có hơn là kiến
tạo ra các hướng đi, mục tiêu, nguyên tắc, chuẩn mực mới cho khu vực. Tuy không trực tiếp tạo ra luật chơi mới, Việt Nam đã góp phần triển khai các luật chơi của ASEAN trên thực tế qua việc tham gia ngày càng tích cực vào việc triển khai các thỏa thuận đã có của ASEAN. Đến năm 2007-2008, khi Việt Nam tiến hành đàm phán xây dựng Hiến chương ASEAN đồng thời với việc ASEAN xây dựng Kế hoạch hành động thúc đẩy xây dựng Cộng đồng ASEAN, vai trò của ASEAN mới được xem xét lại một cách tương đối toàn diện, và phương châm "Chủ động, tích cực và có trách nhiệm" trong tham gia ASEAN mới chính thức được Bộ Chính trị thông qua.
Hiện nay, ASEAN đã chính thức trở thành trọng tâm quan trọng của chính sách đối ngoại của Việt Nam. Lợi ích chiến lược của Việt Nam là xây dựng một ASEAN vững mạnh, một Cộng đồng ASEAN thực sự gắn kết, có vai trò chủ đạo ở khu vực Đông Nam Á, ở châu Á – Thái Bình Dương và có tiếng nói được chú ý, lắng nghe trên trường quốc tế. Chính sách đó được thể hiện trong đường lối đối ngoại Đại hội XI (2011), khẳng định Việt Nam sẽ chủ động, tích cực và có trách nhiệm cùng các nước xây dựng Cộng đồng ASEAN [193].