Sơ lược quá trình hình thành trật tự Đôn gÁ

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ ngoại giao Vai trò của ASEAN trong Trật tự Đông Á tới năm 2020 và Định hướng chính sách đối ngoại của Việt Nam (Trang 61)

CHƯƠN G2 VAI TRÒ CỦA ASEAN TRONG TRẬT TỰ ĐÔNG Á TỪNĂM 1967 ĐẾN NAY VÀ DỰ

2.1.1 Sơ lược quá trình hình thành trật tự Đôn gÁ

Trong lịch sử, nhiều dạng trật tự đã được xây dựng trong quan hệ quốc tế ở khu vực Đông Á, vừa mang tính đặc thù của khu vực, vừa chịu ảnh hưởng của trật tự thế giới do các nước lớn chi phối.

2.1.1.1 Trật tự Đông Á cổ đại: là trật tự nổi trội nhất ở khu vực Đông Á thời kỳ phong kiến, thường được gọi là “trật tự Sắc Phong - Triều cống”, là dạng trật tự bá quyền dựa trên sức mạnh mềm văn hóa Trung Quốc, nhất là các chuẩn mực giá trị đạo Khổng.

Nội dung cơ bản của trật tự Sắc phong - triều cống là vai trò và vị trí trung tâm (hay bá quyền) của Trung Quốc trong khu vực cả về chính trị, quân sự, kinh tế và văn hóa, theo đó các nước láng giềng thiết lập quan hệ triều cống với Trung Quốc để đổi lại nhận được sự thừa nhận và bảo đảm an ninh của Trung Quốc, được giao lưu thương mại và được tiếp cận, học tập nền văn hóa Trung Hoa tiên tiến. Các nước ngoại bang muốn có quan hệ với Trung Quốc đều phải chấp nhận thần phục Trung Quốc, định kỳ phải triều cống các sản vật quý hiếm của nước chư hầu cho thiên triều theo các thủ tục, nghi lễ do thiên triều quy định, chấp nhận Trung Quốc là quốc gia có vị trí thượng đẳng, Hoàng Đế Trung Quốc là thiên tử và có quyền lực tối cao cai trị toàn bộ thiên hạ. Nghi lễ triều cống là quỳ ba lần, vái chín lần. Nghi lễ phong sắc gồm việc Hoàng Đế trao ấn thư, ấn chỉ và một cuốn lịch Trung Hoa, thể hiện thiên triều đã chấp nhận quốc gia đó thần phục và gia nhập trật tự thế giới của Trung Quốc. Sứ thần được cử sang

thiên triều làm thủ tục triều cống sẽ được thiên triều tặng lại nhiều vật phẩm có giá trị như tơ lụa, vàng bạc, hàng xa xỉ khác (đôi khi vượt quá giá trị của mặt hàng triều cống). Các nước chư hầu có nhiệm vụ phải bảo đảm an ninh cho chính mình, qua đó bảo đảm an ninh cho thiên triều; có nghĩa vụ đóng góp quân lương giúp thiên triều thực hiện các cuộc chiến tranh, dẹp loạn khi được yêu cầu. Ngược lại, các nước chư hầu và triều đình được thiên triều phong sắc sẽ được bảo vệ khỏi giặc ngoại xâm hoặc khỏi giặc loạn trong nước. Trong một số trường hợp, thiên triều sẽ trung gian hòa giải xung đột giữa các nước chư hầu với nhau.

Mục đích của trật tự triều cống là để bảo đảm các lợi ích an ninh, mở rộng

ảnh hưởng quốc tế và các lợi ích kinh tế, thương mại khác của thiên triều.

Phương cách tạo lập trật tự triều cống, theo khuôn khổ phân tích được xây dựng

ở Chương I, thuộc loại trật tự bá quyền. Tuy nhiên, trật tự triều cống thuộc loại “bá quyền hòa nhã”, do so với nhiều nước bá quyền phương Tây cùng thời kỳ, Trung Quốc thiên về sử dụng công cụ văn hóa, kinh tế, nhất là ngoại giao, để

thần phục các nước chư hầu. Các học giả Trung Quốc cho rằng công cụ bạo lực hay chiến tranh [64, tr. 10] ít khi được sử dụng để xác lập trật tự, mặc dù thực tế

lịch sử một số nước láng giềng cho thấy điều ngược lại.

Trật tự triều cống phản ảnh quy luật quan hệ giữa nước lớn và nước bé thời kỳ phong kiến. Bé chỉ chịu thần phục lớn nếu có “đức tin”. Lớn chỉ chịu bé nếu có “nhân”. Muốn trật tự này được bền vững thì nước bé phải thành thật với nước lớn, còn lớn phải nhân nhượng bé. Nước bé giữ thể diện cho nước lớn, tôn trọng danh dự và vị thế trung tâm của nước lớn; còn nước lớn thừa nhận sự độc lập và tự chủ của nước bé. Đây là các giá trị khái quát nhất của đạo Khổng góp phần tạo lập trật tự sắc phong - triều cống ởĐông Á.

Trật tự bá quyền triều cống ởĐông Á bị thách thức khi các cường quốc về

kinh tế và quân sự châu Âu quyết định thách thức trật tự này vào thế kỷ thứ 18 và 19, dần thay thế nó bằng trật tự hài hòa quyền lực trên cơ sở các quốc gia – dân tộc của quan hệ quốc tế phương Tây thế kỷ 19.

Các nước châu Âu bắt đầu quan tâm nhiều hơn tới châu Á từ cuối thế kỷ

15 trên đường tìm đến Ấn Độ để thiết lập con đường vận chuyển hàng hóa trực tiếp trên biển giữa châu Âu và châu Á. Vì thương mại là mục tiêu chính của các cường quốc châu Âu, các nước chấp nhận luật lệ và trật tự do triều đình Trung Quốc đặt ra đểđược giao lưu thương mại với Trung Quốc, chấp nhận các nghi lễ

triều cống (3 lần quỳ, 9 lần vái) như các thủ tục gắn với thương mại; chấp nhận các quy định về giao thương (chỉ buôn bán ở những địa điểm nhất định dành riêng cho người da trắng, chỉ mua bán một số loại mặt hàng với số lượng nhất

định thông qua các đại lý nhất định), và coi lễ vật cống nạp như chi phí để mua hàng hóa Trung Quốc. Tuy nhiên, luật lệ thương mại khắt khe đó không đáp ứng

đủ nhu cầu thương mại của phương Tây, khiến các nước phương Tây sốt ruột và dần dần tìm cách thay đổi luật lệ và trật tự hà khắc đó.

Luật chơi căn bản mà phương Tây đem tới áp đặt cho trật tự Đông Á, buộc Trung Quốc phải chấp nhận, là bình đẳng. Bình đẳng theo cách hiểu của phương Tây là bình đẳng về chủ quyền giữa các triều đình (trái với quan niệm của Trung Quốc cho rằng triều đình Trung Quốc đương nhiên có vị thế cao hơn so với các triều đình khác), theo đó các quan hệ hợp tác phải dựa trên các thỏa thuận có sựđồng thuận giữa các bên. Bình đẳng trong quan hệ giữa các quốc gia là quan niệm mới của phương Tây về quan hệ quốc tế, được chính thức hóa sau hòa ước Westphalia năm 1648. Nguyên tắc này được phương Tây sử dụng để từ

chối thừa nhận quyền áp đặt luật chơi của Trung Quốc.

Đến cuối thế kỷ 19, trật tựĐông Á dần chuyển thành trật tựhài hòa quyền lực, trong đó luật chơi và người chơi chủ đạo là các nước đế quốc phương Tây

với nhau, theo mô hình của châu Âu thế kỷ 19 [93], do phần lớn Đông Á là thuộc địa của các đế quốc Tây Âu. Các quốc gia thuộc địa có chủ quyền đối với một vùng lãnh thổ và dân số cố định, các quốc gia bình đẳng về chủ quyền và quan hệ giữa các quốc gia được thực hiện theo các nguyên tắc ngoại giao đã

được các nước đế quốc thống nhất. Các quốc gia thiên về hợp tác và giải quyết các tranh chấp bằng đàm phán hòa bình.

Có thể thấy trong giai đoạn này, kể cả khi trật tự thế giới có sự thay đổi một cách căn bản đầu thế kỷ 19 và sau khi trật tự hài hòa quyền lực đã được thiết lập giữa và cuối thế kỷ 19, vai trò xác lập trật tự chủ yếu trong tay các nước lớn. Các nước nhỏ trong khu vực không có công cụ và cơ hội nào để tác động làm thay đổi trật tự hoặc điều chỉnh trật tự cho phù hợp với lợi ích quốc gia của mình.

2.1.1.3 Trật tự Đông Á cuối thể kỷ 19 đến hết Chiến tranh thế giới II:

Trật tự hài hòa quyền lực ở khu vực dần bị phá vỡ do sự trỗi dậy của Nhật Bản cuối thế kỷ 19 (thường được tính từ năm 1894 – năm bắt đầu cuộc chiến Nhật - Trung) đồng thời với sự suy yếu của các đế quốc châu Âu do hai cuộc chiến tranh thế giới thứ I và thứ II, dẫn tới vai trò suy giảm của các nước này ở khu vực. Cân bằng quyền lực ở khu vực dần chuyển theo hướng có lợi cho Nhật Bản, khiến nước này dần mở rộng ảnh hưởng. Ảnh hưởng của Nhật

đạt đỉnh cao vào những năm Thế chiến thứ II, với mong muốn thiết lập trật tự

bá quyền mới, chủ yếu bằng các biện pháp quân sự. Trật tự này kết thúc với sự thất bại của Nhật trong Chiến tranh thế giới thứ II (1945).

Trật tự khu vực Đông Á những năm đầu thế kỷ 20 tới hết Chiến tranh thế

giới thứ 2 là sự xoay vần của các tập hợp lực lượng khác nhau giữa các cường quốc ở khu vực gồm Anh, Pháp, Đức, Nga, Nhật, Mỹ, và Trung Quốc. Các liên minh được lập và tan vỡ đều nhằm đối trọng và cân bằng lực lượng với liên minh đối thủ, hoặc để tạo ra sức mạnh vượt trội hơn so với liên minh đối thủ.

Trật tự khu vực thời kỳ này chịu tác động và ảnh hưởng bởi trật tự toàn cầu được thiết lập trong và sau các cuộc Đại chiến thế giới. Trong giai đoạn trật tựĐông Á khá hỗn loạn này, khi trật tự hài hòa quyền lực dựa trên các giá trị phương Tây tan vỡ nhưng trật tự bá quyền quân phiệt Nhật Bản chưa được xác lập là quãng thời gian hiếm hoi các nước bé có thể có vai trò nhất định trong việc ảnh hưởng tới trật tự khu vực, do trong sự lộn xộn đó có lúc có bên cần tranh thủ các nước bé để tập hợp lực lượng hoặc lợi dụng để cản trở ảnh hưởng của các quốc gia khác. Đó chính là cơ hội mà một số phong trào cách mạng ở Đông Nam Á đã tranh thủ thành công để xây dựng quốc gia độc lập, tự chủ sau này.

2.1.1.4 Trật tự Đông Á hậu Chiến tranh thế giới thứ II:

Thế giới hậu Chiến tranh thế giới thứ hai bước vào thời kỳ cục diện hai cực, đối đầu giữa phe xã hội chủ nghĩa do Liên Xô đứng đầu và khối tư bản chủ

nghĩa do Mỹ cầm đầu, tạo thành một trật tự cân bằng quyền lực ở phạm vi toàn cầu. Cục diện hai cực tồn tại đến cuối những năm 80 và là nhân tố chủ đạo chi phối trật tự khu vực Đông Á thời kỳ hậu Chiến tranh lạnh. Cục diện này làm cho trật tựĐông Á thời kỳ này tương đối ổn định và không có nhiều xáo động lớn.

+ Khối tư bản chủ nghĩa ởĐông Á: bao gồm hầu hết các nước Đông Á hải đảo, Hàn Quốc, Thái Lan, trong đó luật chơi cơ bản do Mỹ tạo ra, được Mỹ

gọi là “trật tự tự do”. Mục đích cơ bản của trật tự này là để bảo đảm vị thế siêu cường của Mỹ ở khu vực và trên toàn cầu cả về kinh tế và an ninh, quân sự; chống lại sự bành trướng của phe xã hội chủ nghĩa cả trên thực tế và ý thức hệ tư

tưởng. Phương thức tạo lập trật tự là bá quyền, song bá quyền của Mỹ được gọi là “bá quyền tự do”. Luật chơi cơ bản là các quốc gia sẽ được bảo vệ về an ninh và có quyền tiếp cận thị trường Mỹ nếu chấp nhận nằm trong liên minh của Mỹ, do Mỹ lãnh đạo và chấp nhận thương mại và đầu tư theo chuẩn mực “quốc tế” do Mỹ chi phối. Chuẩn mực đó là tự do hóa thương mại và đầu tư trên nền tảng

tôn trọng quyền dân chủ của người dân. Công cụ Mỹ sử dụng là sự kết hợp cả

công cụ quân sự, công cụ kinh tế, ngoại giao và luật pháp quốc tế.

+ Khối xã hội chủ nghĩa ở Đông Á bao gồm Liên Xô, Trung Quốc, Bắc Triều Tiên, Mông Cổ và các nước Đông Dương. Ngoài Liên Xô, Trung Quốc là quốc gia xác lập luật chơi chính ở khu vực. Mục đích của trật tự khối xã hội chủ

nghĩa là duy trì liên minh xã hội chủ nghĩa, đồng thời mở rộng liên minh đó, giúp đỡ các lực lượng cách mạng và giai cấp công, nông dân ở các nước tư bản tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa, đồng thời cũng liên kết và tương trợ lẫn nhau trong khối về mặt kinh tế. Mục đích của Trung Quốc còn là bảo vệ lợi ích an ninh quốc gia, tạo vùng đệm an ninh ở quanh biên giới và cạnh tranh vai trò lãnh đạo trong khối xã hội chủ nghĩa với Liên Xô. Phương thức tạo lập luật chơi là an ninh tập thể, trong đó các thành viên trong cộng đồng cùng chia sẻ trách nhiệm đóng góp cho mục tiêu và lý tưởng chung xã hội chủ nghĩa, nhưng dưới sự lãnh đạo của Liên Xô và Trung Quốc. Luật chơi chủ đạo là các nước sẽ được viện trợ quân sự và kinh tế giúp bảo đảm an ninh và phát triển, nhưng phải chấp nhận sự lãnh đạo của Liên Xô và Trung Quốc, thực hiện cải cách kinh tế - xã hội theo ý thức hệ xã hội chủ nghĩa.

Trật tự cân bằng quyền lực nói trên giúp tạo ra sự ổn định đại cục cho châu Á, tránh cho phần lớn khu vực có các xáo trộn lớn trong một thời gian khá dài, song cũng gây ra các xung đột cục bộ khốc liệt và kéo dài ở Bắc Triều Tiên và Đông Dương. Đứng trên quan điểm nghiên cứu trật tự khu vực, bán đảo Đông Dương và bán đảo Triều Tiên là nơi giao nhau của hai khu vực ảnh hưởng, hai trật tự của khối XHCN và TBCN, là nơi tiếp giáp của khu vực Đông Á hải đảo (ảnh hưởng truyền thống của khối TBCN) và Đông Á lục địa (khu vực ảnh hưởng truyền thống của khối XHCN). Sự giao thoa hai khu vực ảnh hưởng, hai trật tự đã tạo ra các cuộc chiến tranh nóng trong suốt chiều dài của cuộc Chiến tranh lạnh.

Tuy cục diện lưỡng cực cân bằng quyền lực không thay đổi, trong quá trình tồn tại trật tự khu vực Đông Á đã có một số thay đổi lớn sau:

- Sự rạn nứt trong khối XHCN do mâu thuẫn Liên Xô – Trung Quốc, khiến Trung Quốc xích lại gần Mỹ hơn nhằm kiềm chế vai trò lãnh đạo của Liên Xô trong khối XHCN vào đầu những năm 70 thế kỷ 20.

- Sự ra đời của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và mong muốn tạo lập khu vực Đông Nam Á trung lập, hòa bình và hợp tác năm 1967. Là các quốc gia non trẻ mới giành độc lập sau khi Chiến tranh thế giới thứ II kết thúc, lại nằm trong khu vực giao thoa ảnh hưởng của nhiều nước lớn, các nước

Đông Nam Á chịu nhiều ảnh hưởng, lôi kéo, can thiệp của các nước lớn bên ngoài khu vực, gây nhiều nghi kỵ, căng thẳng thậm chí xung đột. ASEAN trở

thành một nhân tố tác động và xây dựng luật chơi mới ở khu vực Đông Nam Á (sau này mở rộng ra cả khu vực Đông Á).

Như vậy, trong trật tự cân bằng quyền lực, các nước nhỏ như các nước thành viên ASEAN đã tìm ra biện pháp và công cụđể có tác động và ảnh hưởng nhất định tới trật tự khu vực, đó là công cụ ngoại giao, luật pháp quốc tế, thông qua việc xây dựng các thể chế quốc tế. Đây là một nét rất mới trong lịch sử phát triển của Đông Á, khi lần đầu tiên các nước nhỏ đã lợi dụng được bối cảnh và trật tự khu vực để tìm cách tác động tới trật tự đó theo hướng có lợi cho mình.

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ ngoại giao Vai trò của ASEAN trong Trật tự Đông Á tới năm 2020 và Định hướng chính sách đối ngoại của Việt Nam (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(175 trang)