- Nhãn quan khu vực và chính sách của ASEAN: Là tổ chức của các
NGOẠI VIỆT NAM ĐẾN NĂM
3.2.2.1 Lợi ích về an ninh
- ASEAN tạo vành đai an ninh quan trọng đối với Việt Nam, có liên hệ
mật thiết tới chính sách của Việt Nam với các nước láng giềng, các nước khu vực và các nước lớn, là các đối tác quan trọng nhất trong chính sách đối ngoại của Việt Nam.
- ASEAN giúp tạo dựng các chuẩn mực ứng xử chung cho khu vực như Hiệp ước Thân thiện và hợp tác (TAC), Hiệp ước Đông Nam Á phi vũ khí hạt nhân (SEANWFZ), Hiến chương ASEAN... giúp củng cố việc áp dụng và thực thi các nguyên tắc căn bản của luật pháp quốc tế ở khu vực. Việt Nam đã vận dụng hợp tác ASEAN và các nguyên tắc này để góp phần ngăn chặn các hoạt động can thiệp từ bên ngoài và từ các nước thành viên ASEAN thân phương Tây, ví dụ như trong các vụ Lý Tống, Nguyễn Hữu Chánh, Võ Văn Đức…
- ASEAN tạo cơ hội và khuôn khổ để các nước trong khu vực đối thoại,
hợp tác thường xuyên,17 qua đó giải quyết, tháo gỡ các vấn đề nảy sinh, duy trì
môi trường hòa bình, ổn định trong khu vực.
- ASEAN tạo ra diễn đàn để đối thoại và hợp tác về những vấn đề chính
trị - an ninh nhạy cảm nhất như Biển Đông. Năm 1992, 1995, 2012 ASEAN ra
Tuyên bố chung về Biển Đông, củng cố các nguyên tắc nền tảng của khu vực để bảo đảm hòa bình, ổn định ở Biển Đông. Thông qua ASEAN, Việt Nam đạt thỏa thuận về Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông và hiện nay đang tiến tới xây dựng bộ quy tắc ứng xử có tính ràng buộc ở Biển Đông.
- Thông qua ASEAN, Việt Nam có thêm cơ chế để củng cố hợp tác tiểu vùng, tăng cường quan hệ và giúp đỡ Căm-pu-chi-a, Lào, Mi-an-ma (các cơ chế hợp tác tiểu vùng Mê-kông; các khuôn khổ hợp tác tam tứ giác phát triển như CLV, CLMV…);
- Trên cơ sở sự tin cậy và môi trường hợp tác ASEAN, Việt Nam từng
bước giải quyết các vấn đề song phương còn tồn tại cũng như một số vấn đề mới
nảy sinh với các nước Đông Nam Á, ví dụ giải quyết các vùng chồng lấn trên biển với các nước láng giềng Thái Lan, Ma-lai-xi-a, In-đô-nê-xi-a; vấn đề bắt
17 Lãnh đạo cấp cao (họp 2 lần/năm), bộ trưởng ngoại giao (4 lần/năm); bộ trưởng quốc phòng (1 lần/năm); các quan chức cao cấp các bộ/ngành gặp nhau thường xuyên. các quan chức cao cấp các bộ/ngành gặp nhau thường xuyên.
ngư dân đánh bắt cá trái phép với In-đô-nê-xi-a; vấn đề lao động di cư với Ma- lai-xi-a…