Công cụ thiết lập trật tự

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ ngoại giao Vai trò của ASEAN trong Trật tự Đông Á tới năm 2020 và Định hướng chính sách đối ngoại của Việt Nam (Trang 39)

CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN VỀ TRẬT TỰ TRONG QUAN HỆ

1.2.2 Công cụ thiết lập trật tự

Vì tạo lập và duy trì trật tự là mục tiêu chính sách đối ngoại của các quốc gia, mọi công cụ truyền thống của chính sách đối ngoại đều là công cụ thiết lập

Alaggapa, các công cụ chính được sử dụng phổ biến nhất để tạo lập và duy trì

trật tự thế giới có thể xếp thành 3 loại: ngoại giao, quân sự và luật pháp quốc tế

[81, 45].

- Ngoại giao: là biện pháp các quốc gia đạt được điều mình mong muốn với các quốc gia khác thông qua thuyết phục chứ không cưỡng bức bằng vũ lực. Việc thuyết phục có thểđơn thuần thông qua đối thoại, phân tích, thảo luận, đàm phán, mặc cả ..., có thể diễn ra giữa hai bên (song phương), hay nhiều bên (đa phương), có thể diễn ra chính thức giữa hai nhà nước, hoặc không chính thức giữa các cá nhân lãnh đạo của hai nhà nước.... Đây là các hình thức thông thường của hoạt động ngoại giao. Hoạt động ngoại giao còn kết hợp việc thuyết phục đơn thuần với các sức ép nhất định, như sử dụng răn đe về chính trị, sức ép về kinh tế (như cấm vận hoặc viện trợ kinh tế), sức ép của dư luận, sức ép vềđạo

đức... đểđạt được mục tiêu một cách dễ dàng và nhanh chóng hơn. Việc kết hợp các hình thức và biện pháp ngoại giao nói trên thế nào để đạt kết quả mong muốn là một nghệ thuật trong quan hệ quốc tế.

- Quân sự: là biện pháp sử dụng vũ lực (chiến tranh hoặc đe dọa sử dụng chiến tranh) để cưỡng bức các quốc gia khác làm theo ý mình. Đây là công cụ

khá phổ biến trong lịch sử quan hệ quốc tế, nhất là bởi các nước lớn. Trong quan hệ quốc tế hiện đại, cùng với sự tiến bộ của loài người trong nhận thức về chiến tranh và việc xây dựng các công cụ kiểm soát chiến tranh, việc sử dụng vũ lực có giảm đi trong quan hệ quốc tế, tuy nhiên việc đe dọa sử dụng vũ lực vẫn rất phổ

biến. Đe dọa sử dụng vũ lực trong thời bình cũng không khác nào sử dụng vũ lực trong thời chiến. Đe dọa sử dụng vũ lực có xu thếđược sử dụng ngày càng nhiều do chi phí thấp và các quốc gia có thể giấu được thực lực của mình. Nguyên Tổng thư ký LHQ Kofi Annan đã từng nói, “cách sử dụng vũ lực tốt nhất là phô nó ra nhưng không dùng đến nó”, hàm ý việc đe dọa sử dụng vũ lực [109]. Hiện nay, việc sử dụng các sức mạnh phi quân sự vượt trội khác trong tương quan lực

lượng giữa các quốc gia cũng được coi là một hình thức sử dụng vũ lực, tuy không phải là sức mạnh quân sự thuần túy. Ví dụ việc Trung Quốc sử dụng lực lượng chấp pháp (dân sự) mạnh vượt trội so với Phi-líp-pin ở trên Biển Đông, tuy chưa phải là biện pháp quân sự, nhưng cũng được coi là một hành vi bắt nạt và cưỡng bức của nước lớn đối với nước bé.

- Luật pháp quốc tế: Theo quan điểm Mác-xít, luật pháp chính là ý chí của giai cấp thống trị, phục vụ lợi ích của giai cấp thống trị, buộc giai cấp bị trị phải tuân thủ. Trong không gian quốc tế, luật pháp quốc tế được các nước mạnh sử

dụng để điều chỉnh hành vi của cộng đồng quốc tế, phục vụ lợi ích của các nước này. Tuy nhiên, để luật pháp quốc tế vận hành được cần có một hệ thống các hoạt động phụ trợ và thể chế đi kèm, như các nỗ lực ngoại giao, các cơ chế theo dõi và bảo đảm thực thi, các cơ chế để giải quyết tranh chấp như tòa án, cơ chế

trung gian, hòa giải v.v... Trong quan hệ quốc tế hiện đại, việc xây dựng các thiết chế quốc tế (international regimes) là hình thức xây dựng môi trường luật pháp quốc tế phổ biến, theo đó các nguyên tắc pháp lý quốc tế trong một cụm hoặc thể

loại vấn đề được xây dựng cùng nhau, và thường được kiểm soát trong một tiến trình hoặc tổ chức hợp tác đa phương (như ASEAN, APEC, MRC...). Hình thức luật pháp quốc tế cũng có thể có nhiều dạng và cấp độ như nguyên tắc, quy tắc

ứng xử, chuẩn mực, tập quán, thỏa thuận, tuyên bố, bản ghi nhớ v.v... Tuy có tên gọi khác nhau, nhưng các dạng thỏa thuận trong quan hệ quốc tế trên đều có tác dụng điều chỉnh hành vi của các quốc gia liên quan theo một hướng nào đó và có mức độ ràng buộc nhất định.

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ ngoại giao Vai trò của ASEAN trong Trật tự Đông Á tới năm 2020 và Định hướng chính sách đối ngoại của Việt Nam (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(175 trang)