Vai trò của ASEAN trong thiết lập trật tự an ninh

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ ngoại giao Vai trò của ASEAN trong Trật tự Đông Á tới năm 2020 và Định hướng chính sách đối ngoại của Việt Nam (Trang 68)

CHƯƠN G2 VAI TRÒ CỦA ASEAN TRONG TRẬT TỰ ĐÔNG Á TỪNĂM 1967 ĐẾN NAY VÀ DỰ

2.1.2.1 Vai trò của ASEAN trong thiết lập trật tự an ninh

Nỗ lực thiết lập trật tự an ninh khu vực đầu tiên của ASEAN là việc ASEAN tuyên bốlập Khu vực Hòa bình, Tự do và Trung lập (ZOPFAN) năm

1971. Giai đoạn 1969 - 1971 trật tự thế giới và khu vực có những xoay chuyển sâu sắc xuất phát từ sự điều chỉnh chiến lược của các cường quốc. Liên Xô mở

rộng ảnh hưởng ởĐông Nam Á, tăng cường sức ép lên Trung Quốc khiến Trung Quốc xích lại gần Mỹ để đối phó. Trong khi đó Mỹ đưa ra học thuyết Nixon “vấn đề của châu Á do châu Á tự giải quyết”, bắt đầu rút dần khỏi khu vực, làm xuất hiện khoảng trống và mất cân bằng quyền lực ở khu vực, tạo điều kiện cho Trung Quốc, Liên Xô gia tăng ảnh hưởng, lôi kéo các nước Đông Nam Á vào tập hợp lực lượng của họ. Trong bối cảnh đó, ASEAN ra Tuyên bố về Khu vực Hòa bình, Tự do và Trung lập để thể hiện sự trung lập, không liên kết, hạn chế phải

đối đầu với bất cứ nước lớn nào. Bằng sáng kiến ZOPFAN, ASEAN cố gắng hạn chế tối đa ảnh hưởng của các nước lớn vào khu vực, không để trở thành mục tiêu tấn công của các nước lớn, qua đó bảo đảm hòa bình, ổn định và an ninh khu vực. ZOPFAN được 5 nước sáng lập ASEAN hiểu, thừa nhận, và chấp nhận là mục tiêu dài hạn, song mức độ tuân thủ còn hạn chế do trong bối cảnh Chiến tranh lạnh, nhiều nước Đông Nam Á có các mối quan hệ an ninh với các cường quốc bên ngoài. Các nước Đông Nam Á lục địa, nhất là Việt Nam chưa tin vào ZOPFAN, cho rằng việc các nước Đông Nam Á tiếp tục cho phép các căn cứ

quân sự nước ngoài đồn trú trên lãnh thổ chứng tỏ các nước này không thực tâm muốn trung lập hoàn toàn.

Đóng góp lớn nhất của ASEAN đối với luật chơi chính trị an ninh khu vực chính là việc đưa các chuẩn mực cơ bản của quan hệ quốc tế vào Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác Đông Nam Á (TAC) năm 1976. Trong bối cảnh Việt Nam thống nhất, Mỹ rút khỏi Đông Dương, chiến tranh Việt Nam kết thúc, ASEAN đã chủ động tạo lập trật tự khu vực mới bằng cách kêu gọi và thúc đẩy hợp tác khu vực, đồng thời đề xuất một số nguyên tắc, chuẩn mực cho quan hệ

giữa các quốc gia ở khu vực. Luật chơi mới mà TAC đề ra là các nước Đông Nam Á cùng hợp tác vì hòa bình, an ninh chung, cam kết tôn trọng độc lập, chủ

nhau, giải quyết xung đột, tranh chấp bằng đàm phán hòa bình, không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực. Đây là các chuẩn mực quan hệ quốc tế đã được ghi nhận trong Hiến chương Liên hợp quốc, song việc thực thi các chuẩn mực này còn xa vời ở khu vực Đông Nam Á. Thực tế cho thấy TAC đã có sức sống rõ ràng, được các nước ASEAN lúc đó thừa nhận và tuân thủ khá chặt chẽ, làm cơ

sở cho việc ASEAN mở rộng hợp tác với các nước bên ngoài khu vực. TAC cũng mở đầu tiến trình hòa giải giữa các nước ASEAN và Đông Nam Á lục địa [90, 49], chứng tỏ luật chơi mới của ASEAN được đón nhận bởi cả các nước trong khu vực chưa phải là thành viên của ASEAN.

Việc ASEAN tạo lập mặt trận phản đối Việt Nam can thiệp vào Căm-pu- chi-a từ năm 1979 có thể coi là biện pháp “chế tài” đầu tiên mà ASEAN áp dụng với một nước khu vực được cho là vi phạm “luật chơi” của TAC. ASEAN nhìn nhận việc quân tình nguyện Việt Nam giúp giải phóng Căm-pu-chi-a khỏi chếđộ

diệt chủng là sự vi phạm luật chơi của TAC mà Việt Nam đã tuyên bố ủng hộ

tuy chưa chính thức tham gia. Do đó, ASEAN đã thành lập một mặt trận ngoại giao chống lại Việt Nam, phản bác Việt Nam trên các diễn đàn quốc tế và yêu cầu Việt Nam rút khỏi Căm-pu-chi-a, trên thực tế là một biện pháp chế tài Việt Nam (mặc dù Việt Nam chưa chính thức tham gia TAC) nhằm bảo đảm thực thi luật chơi mà ASEAN tạo ra. Tuy mục đích trực tiếp phản bác Việt Nam của các nước không hoàn toàn giống nhau: Thái Lan phản đối Việt Nam do lo ngại tới an ninh của chính mình có thể là mục tiêu của “học thuyết domino” sau Căm-pu- chi-a; Xing-ga-po phản đối vì lo ngại tiền lệ một nước lớn sử dụng vũ lực đối với một nước bé láng giềng sẽ đe dọa chính an ninh của Xing-ga-po; Ma-lai-xi-a và In-đô-nê-xi-a phản đối Việt Nam chủ yếu do nhìn nhận Việt Nam là tay sai của Liên Xô nhằm can thiệp và mở rộng ảnh hưởng ở khu vực, nhưng rõ ràng ASEAN đã có đồng thuận trong việc cùng nhau duy trì trật tự khu vực mà ASEAN đang nỗ lực thiết lập.

Tuyên bố về Biển Đông của ASEAN năm 1992 là nỗ lực đầu tiên nhằm lôi kéo và tác động vào các nước ngoài khu vực Đông Nam Á để tạo lập trật tự

khu vực của ASEAN. Kế thúc Chiến tranh lạnh, thách thức lớn nhất đối với

Đông Nam Á là việc xuất hiện “khoảng trống quyền lực” do cả Mỹ và Liên Xô

đột ngột rút các căn cứ quân sự khỏi Phi-líp-pin và Việt Nam. “Khoảng trống quyền lực” bộc lộ rõ nét ở Biển Đông khi Trung Quốc tiếp tục tỏ rõ ýđồ lấn lướt

ở Biển Đông bằng các hành động khiêu khích trên thực địa, như việc Trung Quốc ký hợp đồng thăm dò dầu khí với công ty Crestone tại vùng Tư chính – Vũng mây năm 1992. Trong hoàn cảnh đó, ASEAN đã mời Việt Nam làm quan sát viên của tổ chức này, và ngay sau đó ra Tuyên bố về Biển Đông [201] nhằm xây dựng một số nguyên tắc cơ bản để giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông bằng biện pháp hòa bình, tạo ra luật chơi và mong muốn các bên tranh chấp khác

ở Biển Đông cùng chấp nhận tuân thủ các nguyên tắc này.

Sáng kiến lập Diễn đàn khu vực ASEAN năm 1993-1994 là phương cách ASEAN sử dụng các thiết chế quốc tế nhằm tác động tới trật tự chính trị - an ninh của khu vực. Để lấp “khoảng trống quyền lực”, thực chất là sự xáo trộn trật tự do các nước lớn chuyển trọng tâm và chú ý khỏi khu vực Đông Nam Á sau Chiến tranh lạnh, ASEAN đã có sáng kiến lập Diễn đàn Khu vực ASEAN

(ARF) tại Hội nghị Bộ truởng ASEAN lần thứ 26 (tháng 7 năm 1993), với mục

đích tạo diễn đàn níu kéo sự quan tâm và tham gia của các nước lớn, nhất là Mỹ, Nhật, EU... đối với các vấn đề an ninh khu vực, qua đó duy trì nguyên tắc “cân bằng ảnh hưởng” của các nước lớn ở khu vực Đông Nam Á nói riêng và ở Đông Á nói chung. Tuy Diễn đàn ARF không trực tiếp tác động tới cân bằng quyền lực (cân bằng sức mạnh quân sự), ARF gián tiếp tác động tới cân bằng này bằng cách duy trì sự quan tâm và lợi ích đan xen của các nước ở khu vực, tạo ra cân bằng ảnh hưởng về chính trị, ngoại giao, tránh để cho một nước lớn nào lấn lướt. Ngay sau khi thành lập, ARF đã được sựủng hộ và trở thành diễn đàn an ninh đa

phương quan trọng nhất trong khu vực. Đó là sự thừa nhận và ủng hộ của các nước ở khu vực đối với nguyên tắc mà ASEAN đề ra bằng sáng kiến ARF.

Năm 1995, các nước ASEAN cũng ký Hiệp ước khu vực Đông Nam Á phi Vũ khí Hạt nhân (SEANWFZ), khẳng định các nước Đông Nam Á không muốn phát triển vũ khí hạt nhân và không muốn bị lôi kéo vào cuộc đua hạt nhân của các nước lớn. Hiệp ước SEANWFZ là sự hưởng ứng của ASEAN với phong trào giải trừ quân bịđang diễn ra mạnh mẽ trên thế giới sau Chiến tranh lạnh, và là biện pháp cụ thểđể hiện thực hóa Tuyên bố ASEAN về khu vực Hòa bình, Tự

do và Trung lập (ZOPFAN) ký năm 1971. Tuy được đa số các nước P5 ủng hộ

về nguyên tắc, các nước P5 vẫn chưa chính thức tham gia SEANFWZ nên Hiệp

ước này vẫn chưa có hiệu lực trên thực tế. Nguyên nhân chính do có sự khác biệt về lợi ích giữa các nước P5 với nhau trong nội dung cụ thể của Hiệp ước SEANFWZ.

Đóng góp có ý nghĩa chiến lược và thực tiễn nhất đối với hòa bình, ổn

định khu vực của ASEAN là việc ký Tuyên bố ứng xử các bên ở Biển Đông

với Trung Quốc năm 2002. Tuyên bốứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 8 diễn ra ở Phnôm Pênh, xác định một số

nguyên tắc cơ bản quy định cách ứng xử của các bên ở Biển Đông trong bối cảnh các tranh chấp về chủ quyền và quyền chủ quyền ở Biển Đông chưa được giải quyết. Các nguyên tắc và luật chơi của DOC được cho là đã giúp ASEAN và Trung Quốc xây dựng lòng tin, duy trì ổn định tương đối ở Biển Đông từ năm 2002 do các bên đã cơ bản tuân thủ văn bản này [85, 188]. Từ 2007, tình hình Biển Đông căng thẳng trở lại do Trung Quốc đã cố tình vi phạm và phớt lờ việc triển khai DOC. Tuy nhiên, các nguyên tắc và chuẩn mực nêu trong DOC tiếp tục được ASEAN theo đuổi, thế giới tiếp tục ủng hộ và mong muốn luật hóa các nguyên tắc đó chặt chẽ hơn bằng việc xây dựng bộ quy tắc ứng xử Biển Đông có sự ràng buộc các bên về pháp lý.

ASEAN còn tác động vào trật tựĐông Á thông qua tác động vào cấu trúc của khu vực đang dần hình thành, thông qua các sáng kiến như thiết lập cơ chế

Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng (ADMM+) và quyết định kết nạp Mỹ, Nga vào Hội nghị Cấp cao Đông Á năm 2010. Đây là phản ứng của ASEAN trước những xoay chuyển trong cục diện địa chính trị khu vực do sự

thay đổi tương quan lực lượng giữa các cường quốc, nhất là sự trỗi dậy nhanh chóng của Trung Quốc và suy giảm sức mạnh tương đối của Mỹ sau khủng hoảng kinh tế - tài chính thế giới 2008-2009. ADMM+ giúp tạo ra khuôn khổ

hợp tác quốc phòng - an ninh đa phương ở Đông Á, tạo thuận lợi cho việc mở

rộng hợp tác quốc phòng nhằm duy trì cân bằng hiện diện về quân sựở khu vực,

đồng thời giúp quân đội các nước trong khu vực xây dựng lòng tin, phối hợp hành động trong các tình huống khẩn cấp, tránh các sự cố ngoài ý muốn xảy ra. Mở rộng EAS giúp duy trì thế cân bằng về chính trị - ngoại giao khu vực, giảm vị thế bá quyền và trung tâm của Trung Quốc, đồng thời nâng cao vai trò và vị

thếđiều phối của ASEAN. Đây có thểđược coi là các sáng kiến chiến lược mới nhất của ASEAN nhằm tác động tới trật tự chính trị - ngoại giao khu vực Đông Á trong 3 năm gần đây.

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ ngoại giao Vai trò của ASEAN trong Trật tự Đông Á tới năm 2020 và Định hướng chính sách đối ngoại của Việt Nam (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(175 trang)