CHƯƠN G2 VAI TRÒ CỦA ASEAN TRONG TRẬT TỰ ĐÔNG Á TỪNĂM 1967 ĐẾN NAY VÀ DỰ
2.1.3.1 Trật tự an ninh truyền thống
Trật tự an ninh truyền thống của khu vực Đông Á, được thiết lập sau Thế chiến thứ 2, thường được gọi là trật tự “trục và nan hoa” San Francisco do Mỹ thiết lập, là nhân tố quan trọng nhất duy trì hòa bình, ổn định ở khu vực. Trật tự này bao gồm “trục” là sức mạnh của Mỹ và hệ thống “nan hoa” là các quan hệ đồng minh của Mỹ với hàng loạt nước ở khu vực Đông Á, gồm có Nhật, Hàn Quốc, Đài Loan, Úc, Phi-líp-pin, Thái Lan, New Zealand và phần nào là Xing- ga-po. Dựa trên các quan hệ đồng minh này, Mỹ phát huy và triển khai sức mạnh
bằng các căn cứ quân sự ở nhiều địa điểm tại khu vực Đông Á, duy trì sự hiện diện thường trực về quân sự của Mỹ ở khu vực. Chính sự hiện diện quân sự đó của Mỹ đã tạo ra cục diện cân bằng quyền lực ở khu vực, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định tương đối 5 ở khu vực Đông Á từ sau Chiến tranh thế giới thứ II đến nay. Chính phủ Mỹ gọi hệ thống liên minh của Mỹ ở Đông Á là “hòn đá tảng an ninh của châu Á và nền móng cho sự thịnh vượng của khu vực” [96, 42]. Đây là trật tự duy trì an ninh giữa các quốc gia với các quốc gia, là các vấn đề an ninh truyền thống, giúp cho các quốc gia cùng tồn tại và ngăn chặn xung đột quân sự giữa các quốc gia, vì vậy nó thuộc dạng thức trật tự nền tảng. Trật tự an ninh nền tảng do Mỹ chủ đạo không có nhiều tác dụng trong việc ứng phó với các thách thức an ninh phi truyền thống (là các thách thức từ các chủ thể phi quốc gia và các quá trình tự nhiên, ví dụ như biến đổi khí hậu). Luật chơi chủ đạo là các nước chấp nhận mở cửa thị trường, chấp nhận các thể chế kinh tế tài chính toàn cầu của Mỹ và phương Tây (đồng nghĩa với việc chấp nhận vai trò và ảnh hưởng của Mỹ và phương Tây) để đổi lấy việc Mỹ bảo đảm các an ninh cơ bản cho các quốc gia đó và cho cả khu vực.
Mục tiêu của Mỹ duy trì trật tự “trục và nan hoa” San Francisco là (1)
ngăn chặn một nước ở khu vực nổi lên thành bá chủ khu vực, trước đây là Nhật, sau đó là Liên Xô và hiện nay là Trung Quốc [194]; (2) duy trì sức mạnh quân sự và ảnh hưởng vượt trội của Mỹ ở Đông Á; (3) nâng cao vị thế của Mỹ bằng cách phổ biến các giá trị Mỹ, nhất là dân chủ và nhân quyền [69]. Phương cách tạo lập và duy trì trật tự chủ yếu là bá quyền. Công cụ chủ yếu là quân sự, nhưng các công cụ ngoại giao và luật pháp quốc tế cũng được Mỹ chú trọng sử dụng.
Đa số các nước châu Á – Thái Bình Dương, nhất là các nước hải đảo, chấp nhận trật tự Sanfrancisco của Mỹ do phù hợp với lợi ích cốt lõi, căn bản của họ là duy trì hòa bình ổn định, duy trì được độc lập, chủ quyền và bảo đảm