Lý luận về vai trò của nước vừa vàn hỏ trong trật tự thế giớ

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ ngoại giao Vai trò của ASEAN trong Trật tự Đông Á tới năm 2020 và Định hướng chính sách đối ngoại của Việt Nam (Trang 47)

CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN VỀ TRẬT TỰ TRONG QUAN HỆ

1.3.1 Lý luận về vai trò của nước vừa vàn hỏ trong trật tự thế giớ

Nghiên cứu quan hệ quốc tế thường tập trung vào nước lớn mà ít khi xem xét tới vai trò của các nước vừa và nhỏ. Lý do chính bởi vì các nước lớn được xem là các chủ thể có ảnh hưởng chính tới trật tự quan hệ quốc tế. Hans Morgenthau định nghĩa “Nước lớn là các quốc gia có khả năng áp đặt ý chí lên các nước nhỏ... Còn các nước nhỏ là các nước không có khả năng chống lại ý chí của các nước lớn” [79, 129-130]. Khoa học quan hệ quốc tế cũng được hình thành và phát triển ở Châu Âu và Mỹ, do vậy cũng thường tập trung vào các nước lớn. Quan điểm và cách nhìn thế giới của các nước lớn thường có ảnh hưởng mạnh tới khoa học quan hệ quốc tế [98, 687-727]. Trong khi đó, nghiên cứu về nước vừa và nhỏ thường bằng tiếng địa phương nên khó tiếp cận và phổ

biến hơn, càng làm cho việc nghiên cứu nước nhỏ khó khăn hơn. Chỉ sang đến giữa thế kỷ 20, vai trò của các nước vừa và nhỏ trong quan hệ quốc tế mới được

quan tâm hơn do sự gia tăng số lượng các nước vừa và nhỏ trên thế giới trong quá trình giải phóng thuộc địa. Tuy nhiên các nước nhỏ vẫn chỉ được quan tâm trong vai trò là các đối tượng chịu tác động và phụ thuộc mà chưa hoàn toàn

được coi là chủ thể của quan hệ quốc tế.

Cho tới nay vẫn không có một định nghĩa cụ thể về “nước nhỏ” trong quan hệ quốc tế mà “nước nhỏ” được hiểu là các nước còn lại sau khi đã loại trừ

các nước lớn. Khái niệm “nước nhỏ” trong khoa học quan hệ quốc tế do vậy sẽ

bao hàm cả các nước mà trong thực tiễn chính trị quốc tế hiện nay gọi là quốc gia bậc trung. Khái niệm “nước lớn” (great power) cũng có nhiều định nghĩa khác nhau, ví dụ trên Wikipedia định nghĩa là “các quốc gia có ảnh hưởng toàn cầu nhờ có sức mạnh về kinh tế, quân sự, sức mạnh ngoại giao và các sức mạnh mềm khác khiến các nước khác buộc phải tính đến trước khi đơn phương hành

động”. Cách phân loại các quốc gia theo sức mạnh và quyền lực nói trên dựa trên một giả thuyết căn bản là nước có nhiều sức mạnh sẽ sử dụng quyền lực của mình, do vậy các nước lớn là các nước có vai trò quan trọng hơn trong quan hệ

quốc tế, và là các nước chịu trách nhiệm chính trong hệ thống quan hệ quốc tế

hiện hành. Hans Morgenthaus định nghĩa sức mạnh quốc gia nằm trong các tiêu chí sau: lãnh thổ; dân số; quân đội; nền kinh tế; tài nguyên; đặc điểm của dân tộc, tinh thần dân tộc, khả năng của chính phủ và nền ngoại giao [80]. Tuy không có một hệ tiêu chí cụ thể thống nhất song việc phân loại nước lớn, nhỏ theo sức mạnh không quá khó trong thực tiễn vì các học giả cơ bản đồng thuận chấp nhận danh sách dưới 10 nước lớn trên phạm vi toàn thế giới. Ví dụ, trong thế kỷ 19, đa số nhất trí các nước lớn ở châu Âu là Đức, Anh, Pháp, Nga và I-ta-li-a.

Theo Đại sứ Tommy Koh của Xing-ga-po, toàn cầu hóa đã làm thay đổi quan niệm về biên giới và sức mạnh quốc gia [168]. Các thước đo mới về sức mạnh quốc gia trong thế giới toàn cầu hóa cần bổ sung thêm các tiêu chí về sức mạnh kinh tế như năng lực thương mại, sức mạnh về tri thức như khoa học công

nghệ. Rosabeth Moss Kanter thì cho rằng trong thế giới toàn cầu hóa, sức mạnh của các quốc gia nằm ở 3 chữ C là ý tưởng (concept), năng lực (competence), và mối quan hệ (connections). Tommy Koh cũng cho rằng sức mạnh của các nền kinh tế trong thế giới hiện nay không nằm ở các tài nguyên truyền thống như đất

đai hay số lượng lao động mà chất lượng lao động và tri thức mới là các tài nguyên có vai trò chủ chốt. Vì vậy, các nước vừa và nhỏ nhưng có chất lượng lao động cao, có nền giáo dục tiên tiến và đầu tư nhiều cho nghiên cứu, phát triển và khoa học công nghệ lại là các quốc gia có ảnh hưởng trong quan hệ quốc tế. Mặt khác, trong thế giới đa cực hóa, vai trò của các thể chế đa phương trong việc xác lập luật chơi ngày càng quan trọng. Các quốc gia vừa và nhỏ tuy đứng một mình sẽ không có tiếng nói đáng kể nhưng nếu là các quốc gia năng động trong các diễn đàn đa phương vẫn có thể nhân lên sức mạnh của mình.

Gần đây trong quan hệ quốc tế xuất hiện một khái niệm mới là các quốc gia bậc trung (các nước vừa) tách ra từ nhóm các nước nhỏ. Cũng không có tiêu chí cụ thể để xác định “các nước bậc trung” trong quan hệ quốc tế, tuy nhiên có thể định nghĩa các nước bậc trung là các quốc gia không phụ thuộc hoàn toàn vào nước lớn mà chọn cách đối trọng hoặc phòng ngừa các nước lớn trong quan hệ quốc tế. Các quốc gia bậc trung là các quốc gia có vai trò chủ động nhất định trong quan hệ quốc tế, chứ không ở vị thế thụ động như các nước nhỏ.

Việc phân loại nước lớn, nước nhỏ trong quan hệ quốc tế dựa trên sức mạnh quốc gia về cơ bản chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa hiện thực. Với sự phát triển của chủ nghĩa tự do, các lập luận căn bản về nước lớn, nước nhỏ của chủ

nghĩa hiện thực dần được đưa ra tranh luận và phản biện. Ví dụ, thuyết hiện thực nhìn nhận các nước có ít năng lực là nước nhỏ, tuy nhiên thuyết tự do cho rằng các nước có năng lực không có nghĩa là các nước có thể biến năng lực đó thành sức mạnh, do vậy chưa chắc năng lực đã phản ảnh được ảnh hưởng của một quốc gia. Mặt khác, sức mạnh quốc gia vẫn thường được đánh gía chủ yếu qua năng

lực vật chất, và cũng thường tập trung vào sức mạnh quân sự của quốc gia đó mà chưa xem xét đầy đủ tới sức mạnh kinh tế hay tinh thần khác.

Thuyết tự do cho rằng cần phân biệt khái niệm nước nhỏ và nước yếu. Nước nhỏ không có nghĩa là nước yếu và ngược lại. Một số nước tuy nhỏ nhưng vẫn có thể có ảnh hưởng lớn (như Xing-ga-po) nhờ các giá trịđạo đức, về năng lực tổ chức và quản lý đất nước và tạo công bằng trong xã hội.... Hoặc nước nhỏ

nhưng có ảnh hưởng lớn trong một lĩnh vực nào đó (như Thụy Sỹ trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng, hay A-rập Xê-út và Cô-oét trong lĩnh vực dầu lửa).

Trong quan hệ quốc tế hiện nay, các quốc gia đều bình đẳng về mặt pháp lý. Tuy nhiên, trong thực tiễn chính trị thế giới các nước không bao giờ bình

đẳng. Các nước lớn luôn có lợi thế và tạo ra các thể chế để bảo vệ lợi ích và lợi thế của họ. Các nước nhỏ thường phải quan tâm và tính toán tới lợi ích của nước lớn ngay cả khi nước lớn vắng mặt, hoặc trong các cơ chế mà nước lớn không phải là thành viên. Được thừa nhận là nước lớn tạo cho các nước này khả năng “điều khiển từ xa” các nước nhỏ. Tuy nhiên, nước lớn muốn được thừa nhận quyền lực, tạo ra được thể chế và luật chơi thì phải có tính chính danh và phải

được các nước nhỏ thừa nhận, đây chính là điểm mà nước nhỏ có thể lợi dụng để

tạo ra ảnh hưởng trong quan hệ quốc tế.

Nước nhỏ có thể có 5 lựa chọn trong quan hệ quốc tế: (1) thụđộng (chấp nhận môi trường bên ngoài); (2) chủđộng (tác động để thay đổi môi trường xung quanh); (3) tự vệ (duy trì nguyên trạng); (4) biệt lập (tránh bị gia tăng phụ thuộc vào môi trường bên ngoài); (5) hạn chế bị phụ thuộc (là sự kết hợp giữa phương pháp tự vệ và chủ động, theo đó các quốc gia vừa tiết kiệm nguồn lực quốc gia

để hạn chế vào sự phụ thuộc vào bên ngoài, mặt khác gia tăng vị thế thông qua tăng cường vai trò trong các tổ chức, thể chế quốc tế bằng các biện pháp như làm trung gian, hòa giải; hoặc tập trung vào một số ít sản phẩm chiến lược và đa dạng hóa đối tác thương mại...).

Nước nhỏ có thể dựa vào thể chế và luật pháp quốc tế để phát huy vai trò. Các nước nhỏ có thể tập hợp, liên kết lại với nhau trong các thiết chế quốc tế và

đấu tranh nhằm thay đổi các thiết chếđó. Nói cách khác, các nước nhỏ có thể lợi dụng các thiết chế quốc tế nhằm thực hiện các mục tiêu khác với mục tiêu nguyên thủy của các thiết chế quốc tếđó. Các nước nhỏ có thể chọn cách biệt lập, nhưng nếu không liên kết thì chi phí cho chính sách biệt lập cũng sẽ rất cao.

1.3.2 Một số trật tự điển hình trong lịch sử và vai trò của các nước vừa và nhỏ

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ ngoại giao Vai trò của ASEAN trong Trật tự Đông Á tới năm 2020 và Định hướng chính sách đối ngoại của Việt Nam (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(175 trang)