16.Cách tích lũy kinh nghiệm nghề nghiệp khi đang ngồi trên ghế nhà trường

Một phần của tài liệu CẨM NANG HƯỚNG NGHIỆP (Trang 86)

ghế nhà trường

Hỏi: Có phải trau dồi kinh nghiệm làm việc và học hỏi thực tế ngành nghề là một yêu cầu của hướng nghiệp? Có thể nói rõ hơn về cách tích luỹ kinh nghiệm nghề nghiệp khi đang ngồi trên ghế nhà trường?

**************

Trả lời: Nói việc trau dồi kinh nghiệm thực tế là một yêu cầu của hướng nghiệp khi đang học, đúng là chưa đủ. Phải thấy đó là một yêu cầu của đào tạo, dù chỉ đào tạo ở bậc phổ thông. Và, tự bản thân người học nên coi đó là một nhu cầu của tự đào tạo theo hướng chất lượng cao.

Trên giảng đường, dù có thực hành nhiều tới đâu, thầy giáo cũng không thể (và không nên) “cầm tay chỉ việc” trong mọi trường hợp. Chính bạn phải tự

mày mò khảo sát và tự tìm ra phương án giải quyết công việc trong những tình huống khác nhau. Điều này chỉ có được khi bạn chí thú với nghề, để từ đó, chí thú với mọi nguồn thông tin (từ sách báo, truyền hình,… đến cuộc sống) có liên quan tới nghề. Thu lượm thông tin, sàng lọc nó tiếp thu nó một cách có phân tích và phê phán, rồi thử tìm cách ứng nghiệm thông tin đó vào nghề nghiệp mà mình đang hướng tới. Đây là một phương thức rất tốt để trau dồi kinh nghiệm. Dù chưa có dịp ứng dụng, nhưng nếu bạn chú tâm học hỏi (một cách có định hướng) những kinh nghiệm hay của người khác như vậy cũng đã thành công đến 1/3 trong tiến trình trau dồi kinh nghiệm. Từ kinh nghiiệm của người ta, nếu chí thú hơn nữa, bạn sẽ suy nghĩ và tìm tòi để nảy sinh được những ý tưởng mới mà đôi khi, đó là sáng kiến, là ý tưởng sáng tạo. Sự “phát tiết” như thế đã giúp bạn có thêm 1/3 thành công nữa.

Nói “kinh nghiệm” ở đây chủ yếu là kinh nghiệm nghề nghiệp. Loại kinh nghiệm này gắn với thực tế hoạt động nghành nghề, gồm cả hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn. Bởi vậy, nó liên quan đến hai loại thực tế: thực tế tư liệuthực tế thao tác khi hành nghề.

Có những tư liệu thuộc tài liệu tích trữ (bằng việc ghi chép, thu gom, sàng lọc, phân loại và xử lí thô). Một loại tư liệu khác sống động hơn, do cọ xát với thực tế mà được nhập tâm, được bạn tự động cho vào “bộ nhớ” và khi cần “truy xuất” là có liền. Để thu thập hai loại tư liệu đó, bạn phải có quá trình tìm tòi và khảo sát từ khi còn ở giảng đường chứ không chờ đến lúc ra trường. Học tập gắn với thực tế hướng nghiệp là như vậy.

Báo Tuổi Trẻ trước đây có đăng hai trường hợp xin việc làm của hai ứng viên. Người thứ nhất có nhiều bằng cấp, nhưng khi nhà tuyển dụng thăm dò qua phỏng vấn, biết là anh này chưa có kinh nghiệm mà cũng chưa có biểu hiện của ý thức tích luỹ kinh nghiệm. Người thứ hai chỉ có một bằng cấp chuyên ngành, nhưng đã vừa học vừa làm theo chuyên ngành, lại tích luỹ được nhiều tư liệu thực tế của chuyên ngành đó bằng việc sưu tập, ghi chép và phân tích (ghi vào

sổ riêng). Căn cứ vào đó, người ta tiếp nhận người thứ hai, buộc phải từ chối người thứ nhất.

Một phần của tài liệu CẨM NANG HƯỚNG NGHIỆP (Trang 86)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(127 trang)
w