quyết).
Như vậy, việc tự đo lường sức bạn không phải căn cứ vào bậc nghề, mà nên thực tế hơn – căn cứ vào tài hoa của những đồng nghiệp giỏi hơn mình.
...Sau khi đã tiếp thị kỹ lưỡng như đã nói trên, nếu xác định thấy tay nghề của bạn không thấp, thiết bị của bạn không tồi, vật liệu của bạn không kém...mà vẫn “thua” người ta, chưa tấn phát được, thì bạn nên nghĩ tới một vấn đề khác quan trọng hơn cả việc giỏi tay nghề. Đó là giỏi hành nghề.
34.Giỏi tay nghề và giỏi hành nghề - hai mục tiêu của :Nghệ tinh”? tinh”?
Hỏi: Bạn em tốt nghiệp cử nhân loại giỏi, nhưng ra trường lại không tìm được việc làm. Một bạn khác cũng có bằng cấp “xịn”, ra trường có việc làm ngay, nhưng lại không thành công bằng những người “tay ngang” (trái ngành nghề). Tìm hiểu thì nghe mấy xếp ở những nơi đó bảo là người bên nào cũng giỏi nghề cả, nhưng hơn thua nhau nằm ở khả năng hành nghề.
Vậy giỏi tay nghề và giỏi hành nghề khác gì nhau? Tại sao “tay ngang” mà lại giỏi nghề được? Nếu thế thì đào tạo đúng ngành nghề làm gì? Làm sao để thực sự có khả năng hành nghề?
**********
Trả lời: Không phải ai “tay ngang” cũng giỏi nghề. Giỏi hay không giỏi một nghề nào đó chẳng phải do “tay ngang” hay “tay dọc”, mà do người đó đáp ứng được cả hai điều kiện của nghề sau đây:
1/ Bắt kịp và thích ứng nhanh khi vào cuộc hoặc khi tiếp cận với nghề “tay ngang” (cứ tạm gọi là thế để chỉ một nghề mới – chưa được qua đào tạo). Điều đó chứng tỏ năng lực và tính cách của người ấy phù hợp với nghề mới. Một người giỏi và đa năng, có thể phù hợp với nhiều ngành nghề khác nhau (trong đó có nghề cũ – đã được đào tạo và nghề mới – chưa qua đào tạo).
2/ Tuy chưa qua đào tạo về nghề mới, nhưng người đó lại mạnh về năng lực tự đào tạo. Do nhu cầu công việc (phải đáp ứng khi thực tế đòi hỏi) và nhất là vì xét thấy nghề đó cũng phù hợp với mình, nên người ấy đã tự lo tìm tòi học hỏi, tự mày mò nghiên cứu, tự đào tạo tích cực, lấy nghề dạy nghề, nên mỗi ngày một tiến bộ. Nhờ thế, họ dần dần chuyển từ nghề “trái tay” thành nghề “thuận tay”.
…Thực tế có một khoảng cách (dài/ ngắn tùy từng người) giữa học nghề và làm việc, giữa kết quả trong lớp và thành đạt ngoài đời. Không thiếu những người ra đời giỏi thêm cả nghề tay ngang trong những điều như đã nói trên. Điều này không phủ định việc đào tạo theo trường lớp. Muốn giỏi nghề nào cũng phải nhờ đào tạo đúng nghề đó. Nhưng cần hiểu rằng, đào tạo không có nghĩa đến trường lớp, được nghe giảng…Đào tạo còn có nghĩa là tự đào tạo, và đó mới là phương thức đào tạo tích cực nhất trong đào tạo. Ai giỏi tự đào tạo, người đó càng thích ứng nhanh và chuyển hóa nhanh cho nhiều ngành, càng làm tốt nhiều nghề khác nhau. Người nào làm nghề tay ngang mà không biết tự đào tạo hoặc tự đào tạo không mạnh, chắc chắn sẽ không giỏi tay nghề, dù có phù hợp tới đâu.
Trong quá trình tự đào tạo ngoài hệ thống trường lớp, những người giỏi nghề tay ngang thường biết tự đào tạo cả cách hành nghề. Giỏi hành nghề là thuần thục công việc tổ chức lao động nghề nghiệp trong một guồng máy nhân sự và cơ cấu vận hành, sao cho hợp lý, khoa học, để nâng cao chất lượng, hiệu suất và hiệu quả.
“Nghệ tinh” không chỉ là giỏi tay nghề, còn đòi hỏi phải giỏi hành nghề. Yêu cầu thứ hai mới thật sự quan yếu. Có vậy, người ta mới coi trách nhiệm của
nhà lãnh đạo và tổ chức thực hiện nặng nề hơn người thực hiện là nhân viên. Trong chiến trận, người chỉ huy không chỉ giỏi chiến thuật, còn phải giỏi chiến lược, biết điều binh khiển tướng, người lính không chỉ giỏi đánh giặc, còn phải biết phòng thủ, biết nghi binh, biết phân chia hỏa lực, biết phối hợp binh chủng… Nghĩa là, ai ai cũng phải biết dùng mọi tâm trí và sức lực đê phát huy tối đa nội lực của mình và tranh thủ tối đa tiềm lực của người hợp tác. Trong lập nghiệp và hành nghề cũng vậy, từ người điều hành cho đến mọi nhân viên, ai cũng cần phải giỏi tay nghề và giỏi cả cách hành nghề. Đương nhiên, tùy phạm vi trách nhiệm mà có yêu cầu tương ứng cho mỗi người tác nghiệp.
Như thế, giỏi tay nghề và giỏi hành nghề là hai trong những mục tiên gần của hướng nghiệp (vì hướng nghiệp còn có những mục tiêu xa hơn). Giỏi tay nghề chưa đủ để xác định là “nghệ tinh”. Đó mới chỉ là điều kiện cần. Muốn thực sự nghệ tinh, phải luyện cho giỏi cách hành nghề (còn gọi là hành nghề tốt, hiệu quả cao), bằng việc hội đủ 4 yếu tố sau đây (vừa là năng lực, vừa là phẩm chất):
- Ngoại giao tốt (biết đối nhân xử thế). - Ứng biến tốt (biết xoay chuyển tình hình). - Quản lý tốt (biết tổ chức và điều hành công việc). - Trách nhiệm cao (chịu trách nhiệm cá nhân, có sai thì nhận lỗi, biết chịu tội thì sửa sai).
Khi một nhà quản lý của hãng điện tử Motorola đưa 4 yếu tố này hỏi Bill Gates – người “thiện nghệ” số 1 trong ngành công nghệ thông tin của hãng Microsoft, xem cần thêm bớt gì nữa, Bill Gates cũng khẳng định đó là những nội dung căn bản của việc hành nghề tốt. Đồng thời, Bill Gates bổ sung thêm hai yếu tố quan trọng khác, đó là: 1. Luôn luôn chăm chỉ. 2. Luôn luôn tiết kiệm. Bằng thực tế kinh nghiệm của mình, ông nói: “Càng chăm chỉ bao nhiêu, tôi càng may mắn bấy nhiêu. Và, đó là sự may mắn mà tôi không thể bị đánh mất”. Khi ta chăm chỉ và kiên trì, nghĩa là ta đang tích lũy nội lực và của cải. Khi đó, dù chưa may mắn được thành công chăng nữa, hoặc dù chưa có thành phẩm hay lợi
nhuận. Nhưng ta lại được rất nhiều về tiềm năng ẩn giấu và kho tàng ẩn chứa trong nội lực.
Trong phòng làm việc của Bill Gates có gắn máy điện thoại, đương nhiên, ông không chỉ gọi đi mà cúp chiều gọi tới (mọi liên lạc với bên ngoài đã có thư ký riêng). Bởi vì, ông không muốn chuông điện thoại gọi tới gây cản trở dòng suy nghĩ và giờ làm việc của mình. Với ông, tiết kiệm thời gian quý hơn mọi thứ tiết kiệm khác. Bill Gates coi tính năng biết làm chủ thời gian la tiêu chí số một của việc hành nghề giỏi.