Hỏi: Tôi hiểu mục đích lâu dài của hướng nghiệp không chỉ đạt tới nghệ tinh. Nhưng hiểu như thế nào mới thật là nghệ tinh? Có người học ở trường rất giỏi, nhưng ra đời làm việc ít thành công, lại không bằng người khác học chẳng giỏi nhưng lại rất thành công trong nghề, tại sao? Làm thế nào để biết được tay nghề của mình mạnh hay yếu cỡ nào, hay dở tới đâu, để liệu bề mà tu nghiệp?
******
Trả lời: Học ở trường mới chỉ thử sức học và đo sức học là chính, chưa có nhiều cơ hội để thử sức tác nghiệp ngoài đời và đo lường kỹ xảo nghề nghiệp. Cho nên, kết quả học tập khi đó chưa thể đại diện cho hiệu quả lao động tác nghiệp sau này. Bởi vậy, nếu có sự khập khiễng (không đồng nhất) giữa thành công trong học tập và thành công trong nghề nghiệp là điều dễ hiểu.
Chính cuộc sống ngoài đời và thực tiễn nghề nghiệp là thước đo phẩm chất và năng lực con người chính xác nhất. Trên thực tế, người có bằng cấp không cao có thể hành nghề hiệu quả hơn cả người có bằng cấp cao. Trong trường hợp đó, người có bằng cấp tuy không cao nhưng thật sự là người lao động có chất lượng mà xã hội đang cần. Vì thế mới có lời nói thẳng của nhiều nhà tuyển dụng trước các ứng viên: “Chúng tôi chỉ tuyển lao động có chất lượng chứ không tuyển theo danh nghĩa bằng cấp”. Nói cách khác: Chuẩn lựa đầu tiên của các nhà tuyển dụng lao động là “nghệ tinh”, thay vì “chứng chỉ”. Với họ, chứng chỉ văn bằng chỉ để tham khảo thôi.
“Nghệ tinh” – một khái niệm dễ gây ngộ nhận với nhiều người, nếu chỉ cảm nhận nó một cách hình thức và nặng tính chủ quan. Nhà tuyển dụng chỉ cần đưa ra vài tình huống nhận thức công việc hay yêu cầu tác nghiệp, nếu thấy ứng viên đó “nói không xuôi, làm không đạt”, họ biết ngay người đó chưa đủ nghệ tinh dù có thừa chứng chỉ. Phép trắc nghiệm nghề nghiệp (với hàng chục đến hàng trăm tình huống xử lý) sẽ là thước đo khách quan để khẳng định mức độ tay nghề.
Khi bắt tay vào nghề, nếu bạn tự đứng ra lập nghiệp, hãy tiếp tục “đo lường” sức mình kinh qua thực tế (thay vì sách vở). Muốn biết “nghệ tinh” của bạn đến cỡ nào, tay nghề của bạn mạnh yếu chỗ nào, có đủ sức để cạnh tranh hay không, bạn hãy tự đo lường thông qua thực tế tiếp thị. Quá trình đó là một sự điều nghiên về “độ nóng” của thị trường khi tiếp thị theo 5 chiều hướng sau đây (tổng quát cho mọi nghề).
1-Tiếp thị nhu cầu khách hàng: xem ta đã đáp ứng được những mong muốn của họ tới đâu, do ta bị hạn chế ở mặt nào mà chưa đáp ứng được những nhu cầu đang nóng của họ?
2-Tiếp thị thiết bị nghề nghiệp: xem những “bộ đồ nghề” của ta so với những trang thiết bị hiện có trên thị trường và trong đồng nghiệp thì ta còn thua kém ở mặt nào, có đuổi kịp công nghệ hiện đại không?
3-Tiếp thị vật liệu hành nghề: xem những nguyên vật liệu do ta sử dụng có chất lượng cao không, loại nào nên thay thế và có thể gia công cải tiến để mua cái mới mà vẫn đảm bảo chất lượng?
4-Tiếp thị công nghệ chế tác: biết cách nghĩ và cách làm (từ ý tưởng đến hành động sáng tạo) của những đồng nghiệp để so sánh, đối chiếu xem có những gì đáng để ta học hỏi? (Điều này chủ yếu nghiên cứu và tìm hiểu qua sản phẩm của họ).
5-Tiếp thị nhân tài trong nghề: xem trong những đồng nghiệp có ai đang nổi lên, cạnh tranh giỏi, tiếp cận họ để khai thác bí quyết tay nghề nơi họ. (Điều này phải