4.Chưa lớn mà đã hướng nghiệp, có bị “ép non”?

Một phần của tài liệu CẨM NANG HƯỚNG NGHIỆP (Trang 68)

Hỏi: Tuổi học trò thường “ăn chưa no, lo chưa tới, với chưa được”. Vậy tại sao “chưa đủ chín chắn” cả tuổi đời lẫn học vấn, lại phải cứ lo hướng nghiệp? “Làm gấp” như vậy, có phải vô tình bị áp đặt hoặc ép non hay không, nhiều học trò bị “già” trước tuổi? (Băn khoăn của một số phụ huynh)

*****************

Trả lời: Hướng nghiệp giống như tập đi (đi chập chững vào đời, vào nghề). Một em bé đi mẫu giáo, chơi trò chơi bác sĩ (cầm ống nghe thăm bệnh) hay tập lái xe chạy trong vườn, chơi trò chơi “cảnh sát giao thông”… Nom chúng thật hồn nhiên và thơ ngây trước những cảnh tượng ấy, đâu có “già” trước tuổi? Nhưng

đó là cách thăm dò về cá tính và khêu gợi về sở thích thông qua việc “chơi mà học, làm mà học, vui mà học”.

Những hình thức hướng nghiệp sơ khởi như thế không có lợi cho tương lai hay sao? Vượt xa tuổi mẫu giáo, tuổi 15 trở lên là tuổi chuẩn bị vào đời. Ở tuổi đó, nên được hướng nghiệp hợp lý và bản thân cũng cần đi dần vào ý thức hướng nghiệp đúng đắn, chủ động. Với yêu cầu “vẫn trẻ trung nhưng chín chắn dần” trước khi vào đời, học sinh nên vừa tiếp tục nâng cao trình độ học vấn, vừa tự điều chỉnh mình theo một định hướng nghề nghiệp phù hợp. Đó là cách nghĩ chín chắn và làm chín chắn, cũng là cách chủ động đầu tư có lợi cho tương lai. Một tương lai như thế sẽ được ổn định, vững vàng, mang ý nghĩa lập thân, có nghề nghiệp chắc chắn.

Tuổi mới lớn là tuổi mong làm người lớn. và như vậy, việc tự lập, tự cường với ý thức lập nghiệp là điều cần nghĩ tới, để thoát dần sự lệ thuộc vào kinh tế gia đình. Ở các nước phát triển quanh ta như Sinhgapore, Hàn Quốc, dù gia đình khá giả tới đâu, họ cũng tập cho con biết lập thân bằng cách lập nghiệp. Có lẽ nhờ vậy mà họ… là nước phát triển.

Một phần của tài liệu CẨM NANG HƯỚNG NGHIỆP (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(127 trang)
w