HỏI: Em học khá môn văn, thế nhưng đã thi ba khóa liên tục mà không được trúng tuyển vào Đại học (khối C). Em đã tham khảo rất nhiều bài văn mẫu, dự học nhiều lớp luyện văn. Em cũng làm nhiều bài luận văn được thầy phê là “viết hay”, nhưng đụng đến bài thi là em rớt! Liệu em có nên nản lòng không? (Cụ Tú
Xương ngày xưa thi 9 lần mới đậu, chắc nhờ cụ không nản chí, phải không ạ?). Hay vì cái “gu” thông minh của em không tương hợp với đề thi của Bộ?
********************
Trả lời: Kết quả trắc nghiệm cho thấy bạn chưa nhuần nhuyễn về mặt ngôn ngữ, nhất là khi vận dụng từ ngữ và cú pháp để diễn đạt. Bạn đã tham khảo nhiều, nhưng có thể chưa tiên hóa kịp, nghĩa là chưa “chín”, chưa biến thành của riêng. Bạn sẽ làm chủ cả lời và ý khi diễn đạt, nếu kiến thức thu được đã biến thành “máu thịt” trong ngôn ngữ của mình.
Bởi vậy hãy tiếp tục kiên trì rèn văn theo hướng “tinh luyện”, đừng tùy tiện, cũng đừng sao chép. Phải biết “nung nấu” thật kỹ trước khi tuôn trào cảm xúc trí tuệ ngôn từ. Sau đó, còn phải biết “gọt đẽo” từng ý, từng lời biết chuyển ý, chuyển ngữ và sắp xếp bố cục. Luyện văn phải kiên nhẫn, tập viết đi viết lại nhiều lần. Viết xong, thỉnh thoảng nên xem lại sau khi đã tích lũy thêm nhiều tri thức, tư liệu và vốn sống. Lúc đó bạn sẽ cảm thấy muốn điều chỉnh hoặc bổ sung về những điều đã viết trước đây.
Bạn chưa nên so sánh mình với cụ Tú Xương, mà hãy nghĩ đến những yêu cầu cao về văn, kể cả lúc vượt qua vòng thi tuyển. Sau này, nếu bạn có tâm trí dùng văn để hành nghề thì yêu cầu đó càng cao gấp bội. Đi vào nền kinh tế tri thức, rất nhiều ngành nghề cần đến các nghiệp vụ về ngữ văn, tối thiểu là soạn thảo văn bản. Có thể bạn đã hiểu biết nhiều kiến thức văn học, nhưng bạn chưa mạnh về kỹ năng xây dựng văn bản.
Nếu luyện thi mà bạn chỉ chú tâm làm giàu kiến thức, lại coi nhẹ việc rèn luyện kỹ năng văn học thì sẽ bị hẫng hụt rất nhiều. Khi chấm các bài thi văn, giám khảo thường chú trọng xem thí sinh vững vàng hay không về hai loại kĩ năng cơ bản sau đây: 1. Kỹ năng xây dựng văn bản, 2. Kỹ năng vận dụng kiến thức văn học để phân tích, tổng hợp, lý giải, phê phán hay xây dựng một vấn đề nhoặc giải quyết một tình huống. Những kỹ năng đó có tác dụng làm cho kiến
Chừng nào rèn luyện theo hướng dẫn nói trên (trong khoảng 6-7 tháng liền) mà chưa thấy có chuyển biến tốt, bạn nên coi lại sức mình. Đừng nản lòng, nhưng lúc đó bạn hãy nghĩ đến việc chuyển qua thi khối khác (không có Văn). Có thể chỗ mạnh của bạn không phải ở môn Văn, mà ở môn khác, lĩnh vực khác, ngành nghề khác. Điều này, nếu bạn chưa thể tự biết thì qua trắc nghiẹm hướng nghiệp, chuyên viên tâm lý sẽ cho bạn biết.