Khoản đầu tư tài chính ngắn hạn được coi là khoản mục có khả năng sinh lời cao nhưng công ty lại chưa biết cách sử dụng hiệu quả Chỉ tiêu cao thì khả năng mang lạ

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý vốn lưu động tại Công ty Cổ phần Mediamart Việt Nam (Trang 65)

nhưng công ty lại chưa biết cách sử dụng hiệu quả. Chỉ tiêu cao thì khả năng mang lại nguồn lợi tức sẽ tốt cho công ty. Những cũng có thể do thời điểm kinh tế suy thoái năm 2013 nên khiến công ty đầu tư bị lỗ, bởi vậy sang những năm sau, công ty trước hết nên tiến hành xem xét kĩ việc đầu tư vào đâu, và khoản chi phí bao nhiêu, thời gian sinh lời ra đồng vốn là khoảng chừng nào để có thể được khoản đầu tư có hiệu quả.

3.2.3. Quản lý các khoản phải thu

Theo những phân tích phía trên, khoản phải thu đã giảm dần qua từng năm của doanh nghiệp Mediamart VN. Các khoản phải thu phát sinh ít hay nhiều chủ yếu phụ thuộc nhiều vào tình hình kinh tế nói chung và chính sách bán hàng của công ty nói riêng. Doanh nghiệp có khoản phải thu chiếm tỷ trọng thấp trong tổng VLĐ, vì vậy việc doanh nghiệp áp dụng những chính sách thương mại cũng tốt, tuy nhiên phát sinh khoản nợ khó đòi vào giai đoạn năm 2013 khiến tình hình công ty trong giai đoạn ấy bị tụt xuống. Vì vậy mục tiêu chủ yếu trong quản lý các khoản phải thu là giảm thiểu phải thu, tăng trưởng tối đa lợi nhuận sau thuế, đặc biệt là giảm thiểu được những khoản nợ khó đòi dài hạn.

Để quản lý tốt mặt phải thu, doanh nghiệp có được những biện pháp hữu hiệu, hay thay đổi chính sách tín dụng dành cho khách hàng nhằm hạn chế tối đa tình trạng nợ quá hạn. Dưới đây là một số biện pháp như sau:

- Xây dựng chính sách tín dụng thương mại hiệu quả:

Hầu hết các doanh nghiệp đều có chính sách bán chịu cho khách hàng cũng như doanh nghiệp mua bán lẻ, buôn với các thời hạn bán chịu trong khoảng thời gian quy định như 30 ngày, 45 ngày,… Công ty áp dụng chính sách chiết khấu thương mại nhằm tạo động lực cho khách hàng chủ động chi trả nợ và giảm thiểu các khoản nợ

khó đòi của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp có thể tăng cường cạnh tranh cao của mình trong môi trường hiện nay. Doanh nghiệp có thể sử dụng tỷ lệ chiết khấu như sau:

Bảng 3.3. Tỷ lệ chiết khấu thanh toán

Nhóm Thời gian thanh toán (Ngày)

Tỷ lệ chiết khấu (%)

1 Trả ngay thời điểm mua hàng 2,9

2 1 – 30 2,2

3 30 – 60 1,7

4 60 – 90 0,8

5 90 – 100 0,5

Giả sử việc doanh nghiệp áp dụng phương pháp trên sẽ làm cho công tác quản lý khoản phải thu được tốt hơn, hạn chế được khoản nợ khó đòi dài hạn. Khách hàng cá nhân hay doanh nghiệp dù mua nhiều hay ít khi áp dụng khoản này sẽ khích lệ việc trả nhanh hơn và có được sự ủng hộ lâu dài của khách hàng đối với doanh nghiệp.

- Theo dõi khoản thu – chi doanh nghiệp với tín dụng khách hàng

Việc theo dõi thường xuyên này sẽ giúp doanh nghiệp nắm được thông tin chính sách giữa khách hàng nào đã chi trả tiền, khách hàng nào còn đang nợ và thời gian thu nợ là dài hay ngắn. Quản lý tốt mặt này sẽ khiến cho vốn dự trữ của doanh nghiệp không bị rơi vào khoản dự phòng khó đòi.

Ta có thể áp dụng mô hình Altman để kiểm tra giữa độ chi tiêu tài chính và chất lượng tín dụng với khách hàng. Mô hình này đo lường xác suất khách hàng không trả nợ với doanh nghiệp. Ta xét mô hình sau:

Trong đó:

X1= Tỷ số Vốn lưu động ròng/Tổng tài sản X2 = Tỷ số Lợi nhuận giữ lại/Tổng tài sản

X3 = Tỷ số Lợi nhuận trước thuế và tiền lãi/Tổng tài sản X4 = Tỷ số Thị giá cổ phiếu/Giá trị ghi sổ của nợ dài hạn X5 = Tỷ số Doanh thu/Tổng tài sản

Như vậy, với số Z càng cao thì người vay có xác suất vỡ nợ càng thấp và ngược lại. Điều này là một căn cứ khách quan để qua đó xếp hạng các khách hàng theo mức độ nguy cơ vỡ nợ. Điểm số Z là thước đo khá tổng hợp về xác xuất vỡ nợ của khách hàng. Theo tính toán và thực tế cho thấy:

+ Nếu Z> 2,99: Doanh nghiệp nằm trong vùng an toàn, chưa có nguy cơ phá sản. + Nếu 1,81< Z<2,99: DN nằm trong vùng cảnh báo, có thể có nguy cơ phá sản. + Nếu Z< 1,81: Doanh nghiệp nằm trong vùng nguy hiểm, nguy cơ phá sản cao.

Với mô hình này, ngân hàng và khách hàng có thể đo lường và so sánh cụ thể điểm Z cho từng khoản vay. Ngoài ra, sự biến động của điểm số Z đã dự báo khả năng chuyển đổi hạng tín nhiệm của khách hàng.

- Xây dựng bộ sưu tập về tín dụng của khách hàng

Doanh nghiệp sử dụng những thông tin tín dụng của khách hàng từ những số liệu lịch sử tại bộ phận kế toán và bộ phận kinh doanh. Những thông tin cần được thể hiện trong bộ sưu tập là: thời gian giao dịch với DN, các chỉ tiêu thể hiện năng lực tài chính của khách hàng như: khả năng thanh toán, tỷ lệ khoản phải trả trong trong tổng nợ ngắn hạn, doanh thu, lợi nhuận; thông tin về thời hạn trả nợ đúng hạn, quá hạn; doanh số nợ, thông tin về người giới thiệu (nếu có). DN cũng có thể đánh giá tín dụng khách hàng theo 5 tiêu chí áp dụng đối với khách hàng của các ngân hàng thương mại như: năng lực, vốn, thế chấp hay bảo lãnh, điều kiện kinh tế tổng thể và môi trường ảnh hưởng đến khả năng kinh doanh của khách hàng, uy tín của khách hàng.

- Nhiệm vụ của kế toán bán hàng

Đối với doanh nghiệp thương mại thì cần phải có số liệu thống kê về hoạt động bàn hàng là đầu ra của mình. Từ những thông tin này có thể biết mức độ tiêu thụ, phát hiện kịp thời những sai sót trong quá trình quản lý, luân chuyển hàng hoá để từ đó có những biện pháp cụ thể thúc đẩy hoạt động kinh doanh ngày càng phát triển. Do đó, kế toán nghiệp vụ bán hàng cung cấp các số liệu liên quan đến tình hình tiêu thụ hàng hoá có những đặc điểm cơ bản sau:

+ Ghi chép, phản ánh kịp thời chính xác đầy đủ tình hình bán hàng của doanh nghiệp trong kỳ. Ngoài kế toán tổng hợp trên từng tài khoản, kế toán bán hàng cần phải theo dõi, ghi chép về số lượng, kết cấu loại hàng bán, ghi chép doanh thu bán hàng, thuế GTGT đầu ra của từng nhóm, mặt hàng theo từng đơn vị trực thuộc.

+ Tính toán giá mua thực tế của từng mặt hàng đã tiêu thụ, nhằm xác định kết quả bán hàng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Kiểm tra tình hình thu tiền bán hàng và quản lý tiền bán hàng: đối với hàng hoá bán chịu cần phải mở sổ sách ghi chép theo từng khách hàng, lô hàng, số tiền khách hàng nợ, thời hạn và tình hình trả nợ.

+ Cung cấp đầy đủ, kịp thời, chính xác các thông tin cần thiết về tình hình bán hàng phục vụ cho việc chỉ đạo, điều hành hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

3.2.4. Quản lý hàng tồn kho

Qua việc phân tích phía trên nhận thấy giá trị hàng tồn kho là chiếm lượng lớn trong tổng VLĐ tới 60%. Bởi vậy việc quản lý tốt và sử dụng hàng tồn kho hiệu quả đó là một công tác vô cùng quan trọng trong việc quản lý vốn lưu động tại công ty.

Với hình thức kinh doanh thương mại, các mặt hàng hóa chủ yếu nhập tại các nhà cung cấp lớn, có uy tín. Công ty ký kết bằng việc bán hộ và mua đề bán nhằm thu được lợi nhuận nhiều hơn. Do hình thức thương mại lẫn việc bán nhiều loại hàng hóa cùng với nhiều cơ sở kinh doanh nên công ty nhập kho nhiều hàng chủ yếu dự trữ phòng trừ hàng khan hiếm còn nhu cầu thì tăng, do vậy mà hàng tồn kho chiếm tỷ trọng cao cũng là có hợp lý. Bởi vậy để quản lý được tốt hàng tồn kho, công ty sử dụng mô hình EOQ để quản lý, nhưng thực tế mô hình này nếu áp dụng vào công ty lại không đem lại hiệu quả do nhu cầu hàng hóa luôn thay đổi luân chuyển, không cố định và luôn có những thời điểm thời vụ trong năm.

Để giải quyết được vấn đề hàng tồn kho nhiều, công ty có thể dùng cách phân loại hàng hóa như sau:

- Hàng hóa loại 1: Là những mặt hàng có số tiền lớn, giá trị cao và hiện tại tồn kho nhiều nhất, khoảng 50% – 60% gồm đồ điện lạnh gia dụng và đồ nội thất. nhiều nhất, khoảng 50% – 60% gồm đồ điện lạnh gia dụng và đồ nội thất.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý vốn lưu động tại Công ty Cổ phần Mediamart Việt Nam (Trang 65)