Chính sách quản lý VLĐ

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý vốn lưu động tại Công ty Cổ phần Mediamart Việt Nam (Trang 48)

- Đồ nội thất (chiếm 30% hàng tồn kho): Mediamart mới bắt đầu khai triển phương thức kinh doanh đồ nội thất nhưng vì doanh nghiệp chủ yếu là doanh nghiệp thương

2.3.5.Chính sách quản lý VLĐ

Như đã nói ở trên, công ty có thể theo đuổi chính sách quản lý bằng hai phương pháp: quản lý theo chính sách cấp tiến và quản lý theo chính sách thận trọng.

Sau đây là mô hình phản ánh chính sách quản lý VLĐ của công ty qua giai đoạn 2011 – 2013.

Hình 2.1. Mô hình quản lý TSLĐ của công ty giai đoạn 2011 – 2013

Chính sách quản lý VLĐ mà công ty áp dụng trong năm trước 2011 – 2013, khi nền kinh tế gặp rất nhiều khó khăn để duy trì sự ổn định công ty đã áp dụng chính sách thận trọng trong quản lý VLĐ. Với đặc điểm là một phần NVDH tài trợ cho TSLĐ, chính sách này mang lại nhiều lợi ích cho công ty; NVDH có tính ổn định cao, hạn chế rủi ro thanh khoản. Năm 2012, NVDH của công ty đã tăng 2% so với năm 2011 và TSDH cũng tăng 7,7% còn năm 2013 thì NVDH của công ty đã được giảm xuống còn 54,4% nhưng công ty vẫn duy trì được chính sách này. Chính sách này sẽ giúp công ty giảm bớt được các rủi ro như biến động tăng giá thành do dự trữ hàng tồn kho ở mức

lý, chi phí lưu kho, chi phí lãi vay…làm cho EBT giảm. Điều này cho thấy sự ổn định của nguồn vốn do nguồn vốn huy động chủ yếu từ nguồn dài hạn (thời gian sử dụng trên 1 năm). Khả năng thanh toán ngắn hạn của công ty được đảm bảo: quản lý TSLĐ theo trường phái thận trọng thường duy trì mức cao nhất của toàn bộ TSLĐ, công ty giữ một lượng tiền tối đa (70.020 triệu trong năm 2013), dựa vào chính sách quản lý có hiệu quả và vay ngắn hạn để đáp ứng mọi nhu cầu không dự báo trước. Có thể thấy rằng với loại hình công ty kinh doanh là siêu thị điện máy thì việc tài sản ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng vô cùng lớn trong tất cả các năm từ 2011 – 2013 là điều dễ hình dung vì hàng tồn kho của siêu thi luôn phải được đảm bảo kèm theo việc trả trước cho người bán tăng mạnh vào năm 2013 khi công ty đầu tư thêm vào đồ lạnh để kinh doanh. Tiếp theo do việc sử dụng nguồn vốn ngắn hạn để đầu tư vào điện máy trong và mới nhất năm 2013 là đầu tư vào nội thất là điều vô cùng rủi ro khi tính thanh khoản của các mặt hàng này là khá thấp. Ví dụ như khi sử dụng tivi, tủ lạnh,… thì độ bền các mặt hàng này thường rất lâu tầm 4 đến 5 năm mới cần thay mới. Từ đó việc sử dụng nguồn vốn dài hạn để đầu tư sẽ được ưu tiên hơn so với nguồn vốn ngắn hạn. Việc dùng nguồn vốn ngắn hạn đầu tư cho tài sản ngắn hạn trừ khi công ty kinh doanh sản phẩm với tính thanh khoản cao trên thị trường mới có thể xoay vòng vốn tốt hơn so với mặt hàng công ty đang kinh doanh hiện nay.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý vốn lưu động tại Công ty Cổ phần Mediamart Việt Nam (Trang 48)