MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ VÓN LƢU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CP MEDIAMART VN

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý vốn lưu động tại Công ty Cổ phần Mediamart Việt Nam (Trang 61)

- Đồ nội thất (chiếm 30% hàng tồn kho): Mediamart mới bắt đầu khai triển phương thức kinh doanh đồ nội thất nhưng vì doanh nghiệp chủ yếu là doanh nghiệp thương

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ VÓN LƢU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CP MEDIAMART VN

ĐỘNG TẠI CÔNG TY CP MEDIAMART VN

3.1. Môi trƣờng và định hƣớng phát triển công ty trong thời gian tới

3.1.1. Môi trường công ty

Vào năm 2012 – 2013 là năm nền kinh tế đang trên đà suy giảm, đặc biệt là với nền kinh tế Việt Nam, khiến các việc chi tiêu của chính phủ bị giảm nhanh chóng. Để hạn chế được vấn đề nguy cấp này, chính phủ đã cố gắng cải thiện bằng việc thắt chặt chi tiêu công, hạn chế xây dựng tràn lan các công trình bỏ dở, chỉ tập trung chủ yếu bởi các công trình trọng điểm của nước, hạn chế khả năng vay vốn nên việc nợ ngắn hạn của doanh nghiệp cũng bị hạn chế. Để tồn tại được vấn đề trên, doanh nghiệp ắt phải tập trung việc kinh doanh và thu hồi nợ với khoản thu khách hàng nhiều hơn nhằm phát triển được với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường hiện nay.

Điểm mạnh: Mediamart VN thuộc dạng doanh nghiệp buôn bán lẻ đồ điện tử - gia dụng, trong một môi trường mang bản chất quốc tế. Yếu tố công nghệ là một trong những yếu tố quan trọng trong bất kỳ ngành nghề lĩnh vực nào nhất là doanh nghiệp đang cạnh tranh trong thị trường bán lẻ như hiện nay. Nhận được điều đó, nhà quản lý đã chú trọng đầu tư nhiều vào cơ sở hạ tầng và công nghệ thông tin để nâng cao hiệu quả kinh doanh. Công nghệ cao đòi hỏi công ty cần có chính sách tăng chất lượng đáp ứng nhu cầu xã hội.

Thị trường và khách hàng không chỉ giới hạn trong nước mà còn trên toàn cầu nên có thể giúp cho doanh nghiệp gia tăng doanh thu, mở rộng thị phần và phát triển kinh doanh thích hợp với các dịch vụ tốt.

Điểm yếu: Mediamart kinh doanh thương mại nên việc hàng hóa lưu trữ nhiều hay các đối thủ cạnh tranh có nhiều chiến lược Marketing tốt mà có thể khiến cho doanh nghiệp bị đẩy lùi lại phía sau, ảnh hưởng tới khả năng tăng doanh thu của mình, đó là lý do khiến doanh nghiệp đã cố gắng mở ra nhiều cơ sở buôn bán tại các tình thành phố khác trong giai đoạn vốn hạn hẹp, dẫn đến lợi nhuận sau thuế bị giảm đi.

Việc hạn chế vay nợ ngắn hạn bởi nhà nước thắt chặt chi tiêu nên doanh nghiệp phải vận động bằng nguồn vốn chủ sở hữu, phát hành trái phiếu và các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, nhưng lại không đem được hiệu quả rõ rệt so với dự tính ban đầu của mình.

3.1.2. Định hướng phát triển của công ty

Với mục đích ban đầu đặt ra là “Không ngừng phát triển vì khách hàng”, Media Mart đã quy tụ được Ban Lãnh đạo có bề dày kinh nghiệm trong các lĩnh vực điện máy

không chỉ mạnh về kinh doanh mà còn mạnh về công nghệ có nhiều tiềm năng phát triển, kết hợp với đội ngũ nhân viên trẻ, năng động và chuyên nghiệp tạo lên thế mạnh nòng cốt của công ty để thực hiện tốt các mục tiêu đề ra.

Hơn nữa, trên cơ sở nguồn lực của công ty và nhu cầu của xã hội, Media Mart lựa chọn phát triển kinh doanh các sản phẩm Điện máy, IT, Các sản phẩm công nghệ, nội thất ...phục vụ nhu cầu thiết yếu của người dân với các sản phẩm đa dạng phong phú mang lại giá trị gia tăng cho người tiêu dùng thông qua các dịch vụ sau bán hàng. Ứng dụng công nghệ hiện đại, hiệu quả nhất với tiêu chuẩn chất lượng quốc tế vào sản xuất, đảm bảo và nâng cao chất lượng, đáp ứng mong đợi của khách hàng, nâng cao uy tín của công ty.

Qua quá trình phát triển, bên cạnh việc thiết lập được một hệ thống đối tác nước trong nước và ngoài đến từ các doanh nghiệp lớn của Korea, Singapore, Trung Quốc, Nhật Bản, có thế mạnh trong các lĩnh vực Điện máy, sản phẩm công nghệ như: SAMSUNG, SONY, Panasonic, Toshiba, Sharp,... Trong thời gian tới Công ty sẽ đầu tư vào các ngành nghề mới như bất động sản, khai thác khoáng, đầu tư tài chính..

3.2. Một số giải pháp nhằm đề xuất nâng cao hiệu quả quản lý vốn lƣu động của công ty công ty

Hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn là chỉ tiêu dùng để đánh giá năng lực quản lý khoản mục vốn lưu động của doanh nghiệp. Tiêu chí này sẽ cho thấy khả năng quản lý và sử dụng VLĐ của doanh nghiệp ở mức hợp lý hay chưa. Dưới đây là một số giải pháp được sử dụng trong công ty CP Mediamart VN

3.2.1. Xác định nhu cầu vốn lưu động công ty

Xác định nhu cầu vốn lưu động thường xuyên, cần thiết để đảm bảo hoạt động kinh doanh ổn định của công ty, luôn vận hành liên tục, tối đa lợi nhuận và có hiệu quả cao.

Xác định nhu cầu VLĐ của công ty theo phương pháp gián tiếp. Tính tỷ lệ phần trăm các khoản mục trên bảng tổng kết tài sản theo doanh thu ở năm hiện tại.

Vnc = VLĐo *M1/Mo *(1 ± t%)

Bước 1: xác định số dư bình quân các khoản mục hợp thành nhu cầu VLĐ năm báo cáo.

Bước 2: xác định tỷ lệ phần trăm của từng khoản mục trên so với doanh thu thuần năm báo cáo.

Dựa vào 3 bước làm như trên ta tiến hành xác định cụ thể nhu cầu VLĐ cho công ty CP Mediamart VN năm 2014 như sau:

Bảng 3.1. Số dư bình quân các khoản mục năm 2013

Tài sản Số dƣ bình quân Nguồn vốn Số dƣ bình quân A. Tài sản ngắn hạn 325,128,089,973 C.Nợ phải trả 191,677,719,348

1.Tiền 64,392,301,577 I. Nợ ngắn hạn 191,677,719,348 2.Các khoản phải thu 15,350,375,828 1.Vay và nợ ngắn hạn 27,111,084,591 3.Hàng tồn kho 190,658,540,783 2.Phải trả người bán 149,067,880,832 4.Tài sản ngắn hạn khác 54,726,871,786 3.Người mua trả trước 2,404,615,914 4.Thuế và khoản nộp nhà nước 1,000,295,500

5.Phải trả người lao động 7,335,571,720 6.Chi phí phải trả 3,095,000,768 7.Các khoản phải trả phải nộp ngắn hạn khác 1,663,270,023 II.Nợ dài hạn 0

B.Tài sản dài hạn 81,523,633,460 D.Vốn chủ sở hữu 267,098,193,497

Doanh thu thuần trong năm 2013 đạt 867,051,142,980 đồng. Qua đây ta có được bảng phần trăm các khoản mục có liên hệ chặt chẽ tới doanh thu thuần 2013 như sau:

Bảng 3.2. Tỷ lệ phần trăm các khoản mục có quan hệ chặt chẽ với DTT

Tài sản Tỷ lệ trên doanh thu (%)

Nguồn vốn Tỷ lệ trên doanh thu (%) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1.Tiền 7.43 1.Phải trả người bán 17.19

2.Các khoản phải thu 1.77 2.Thuế và các khoản nộp nhà nước

0.12

3.Hàng tồn kho 21.99 3.Phải trả người lao động 0.85 4.Tài sản ngắn hạn khác 6.31 Tổng cộng 37.50 Tổng cộng 18.16

Qua bảng số liệu đã tính toán phía trên, ta nhận thấy cần tăng được doanh thu thuần thì phải tăng khoảng 37,50% tương đương 0.3750 đồng vốn lưu động và cứ một đồng doanh thu tăng lên chiếm dụng được 18,16% tương đương 0.1816 đồng nguồn vốn phát sinh. Vậy doanh nghiệp chính xác cần tăng số tiền vốn từ năm 2013 trở tới những năm sau đó là: 0.3750 - 0.1816 = 0.1934 đồng, theo số doanh thu thuần năm 2013 thì nhu cầu VLĐ cần phải tăng dự kiến trong năm 2014 là:

867,051,142,980 * 0.1934 = 167,687,691,052 đồng

3.2.2. Quản lý tiền và các khoản tương đương tiền.

Do việc lượng tiền nhiều nhưng công ty lại chưa biết cách quản lý tốt nhất để có được những lợi nhuận cao trong khả năng sinh lời đồng vốn, dẫn đến việc sử dụng kém hiệu quả vốn lưu động trong doanh nghiệp. Vốn dĩ tiền mặt là khoản đóng vai trò quan trọng trong việc thanh toán doanh nghiệp. Để có được hiệu quả việc quản lý tiền, công ty cần có những giải pháp tích cực để bổ sung cho lượng tiền thiếu đồng thời giảm thiểu việc lãng phí tiền vào những khoản đầu tư tài chính không hiệu quả.

Việc đạt được hiệu quả vốn bằng tiền thì công ty cần nghiên cứu những biện pháp dưới đây:

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý vốn lưu động tại Công ty Cổ phần Mediamart Việt Nam (Trang 61)