Hoàn thiện cơ chế lương, thưởng

Một phần của tài liệu Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính của tổng công ty khí Việt Nam - CTCP (Trang 92)

Cơ chế trả lương luôn là mối quan tâm hàng đầu của người lao động trong doanh nghiệp. Một cơ chế trả lương phù hợp có tác dụng nâng cao năng suất và chất

lượng lao động, giúp doanh nghiệp thu hút và duy trì được những cán bộ, nhân viên giỏi.

Việc trả lương, trả thưởng cho CBCNV phải đảm bảo nguyên tắc phân phối theo lao động, gắn liền với năng suất, chất lượng, hiệu quả công việc của từng người, phải được cụ thể hoá bằng các quy chế như Quy chế trả lương, trả thưởng, Quy chế thi đua khen thưởng, nguyên tắc chuyển xếp lương chức danh, điều chỉnh lương chức danh hàng năm,… các quy định này sẽ tạo ra hành lang phát lý cũng như động lực khuyến khích CBCNV hăng say lao động, sáng tạo góp phần nâng cao hiệu quả SXKD. Tổng công ty ban hành, áp dụng và liên tục đánh giá, sửa đổi, bổ sung quy chế.

Tổng công ty cần xây dựng hệ thống đánh giá hoàn thành công việc, khen thưởng xử phạt, lộ trình lương, lựa chọn bội số giãn cách tiền lương giữa chức danh, ngành nghề phù hợp với điều kiện, mức độ phức tạp, phạm vi ảnh hưởng, trách nhiệm của từng chức danh công việc, nhằm thu hút lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao, tay nghề giỏi.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Trong Chương 3 của Luận văn, tác giả đã tập trung nghiên cứu và trình bày những vấn đề sau:

Trình bày quá trình phát triển của Tổng Công ty Khí Việt Nam - CTCP, đồng thời nêu được mục tiêu phát triển của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt nam và của Tổng Công ty. Phân tích so sánh sự khác biệt giữa mô hình công ty mẹ - công ty con và mô hình tổng công ty 90, 91, từ đó, đề ra một số giải pháp hoàn thiện cơ chế tài chính của PVGAS.

Một số giải pháp chính nhằm hoàn thiện cơ chế tài chính của PVGAS đó là: 1) PVGAS cần xây dựng mô hình tài chính phù hợp, 2) PVGAS phải đầu tư phát triển nguồn vốn, đa dạng hóa nguồn vốn, 3) PVGAS cần tăng cường hơn nữa phân cấp tài chính cho các đơn vị, đồng thời 4) PVGAS cần quản lý hiệu quả dòng tiền để

điều tiết cho hoạt động SXKD của toàn Tổng Công ty, 5) PVGAS cần tăng cường hơn nữa hệ thống kiểm soát đối với các hoạt động của các đơn vị thành viên và của Tổng công ty, ngoài ra 6) PVGAS cần hoàn thiện cơ chế lương, thưởng của mình và 7) Có cơ chế phân phối lợi nhuận và sử dụng các quỹ hợp lý.

KIẾN NGHỊ

Để tạo điều kiện cho Tổng công ty khí thực hiện thành công các giải pháp nhằm hoàn thiện cơ chế tài chính đạt được mục tiêu trở thành đơn vị đầu ngành của ngành dầu khí Việt Nam trong hoạt động sản xuất chế biến và kinh doanh các sản phẩm khí trong nước và phát triển hoạt động ra nước ngoài, đạt lợi nhuận cao, hiệu quả kinh tế cao, đóng góp nhiều cho ngân sách nhà nước, tác giả có một số kiến nghị Tổng công ty như sau:

4.1 Kiến nghị với Tổng Công ty Khí Việt nam - CTCP

 Để cho hoạt động của toàn Tổng công ty đạt hiệu quả cao đáp ứng yêu cầu cạnh tranh và hội nhập quốc tế, Tổng công ty cần hoàn thiện mô hình tổ chức và hoạt động của Tổng công ty theo hướng công ty mẹ - công ty con. Với mô hình này công ty mẹ là văn phòng Tổng công ty đóng vai trò chủ đạo được tổ chức để quản lý vĩ mô, hoạch định chiến lược phát triển và đủ mạnh để điều tiết vốn trong toàn Tổng công ty; các đơn vị trực thuộc phải được tổ chức hạch toán kinh tế độc lập, được đầu tư vốn để hoạt động, có thể tự chủ tài chính và chịu trách nhiệm về các quyết định của mình. Có như vậy mới nâng cao hiệu quả và năng lực cạnh tranh của đơn vị.

 Tổng công ty cần phân cấp mạnh hơn nữa cho các đơn vị thành viên nhằm đảm bảo tính chủ động và tăng cường trách nhiệm trong việc quản lý vốn của các công ty con.

 Để đảm bảo quản lý vốn Tổng công ty đã đầu tư vào các công ty con được sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả, Tổng công ty cần phải tăng cường công tác kiểm tra giám sát hoạt động của các công ty con một cách có hệ thống.

Tổng công ty cần phải thành lập bộ phận kiểm toán nội bộ chuyên nghiệp có đủ năng lực để thực hiện công tác kiểm toán, kiểm tra thường xuyên hoạt động của công ty mẹ và các đơn vị thành viên.

4.2 Kiến nghị với Tập đoàn Dầu Khí Việt Nam

 Có chiến lược phát triển trung và dài hạn để các đơn vị có cơ sở triển khai thống nhất.

 Tập đoàn có kiến nghị với Nhà nước: đối với các qui chế qui định thuộc lĩnh vực quản lý đầu tư xây dựng, mua sắm, đấu thầu,... của Nhà nước ban hành cần xem xét ưu tiên đối với ngành Dầu khí hơn nữa, tạo hành lang thông thoáng cho phát triển ngành dầu khí.

Nhằm hỗ trợ cho sự phát triển của ngành Dầu khí nói chung và Tổng công ty Khí nói riêng, tác giả kiến nghị với Bộ Tài chính và các cơ quan Nhà nước khác có các chính sách và biện pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp như sau:

 Có chính sách khuyến khích phát triển thị trường tiêu thụ khí như ưu đãi thuế, trợ giá cho các dự án, sản phẩm mang tính xã hội như các dự án cấp khí cho sản xuất phân bón, LPG/CNG trong giao thông vận tải, LNG, CNG,...

 Có cơ chế chính sách phù hợp, đặc biệt là cơ chế tài chính lập và sử dụng quỹ bù giá để ngành Dầu khí được chủ động trong vấn đề trích lập và sử dụng nguồn lợi nhuận cho việc phát triển, mở rộng sản xuất kinh doanh.

 Chính phủ có quy định giá bán khí thiên nhiên thích hợp theo giá dầu FO, cho phép Tổng Công ty Khí được chủ động mua bán khí các mỏ nhỏ, mua bán khí thấp áp và giá khí thấp áp trên cơ sở giá mua khí đầu vào, chi phí vận chuyển, xử lý, phân phối mà hộ tiêu thụ chấp nhận.

 Nhà nước có chính sách hỗ trợ trong việc đầu tư hệ thống đường ống vận chuyển khí như những cơ sở hạ tầng thiết yếu khác của quốc gia, cho phép sử dụng nguồn vốn ODA hoặc nguồn vốn tín dụng ưu đãi để xây dựng hệ thống đường ống dẫn khí.

KẾT LUẬN

Sau hơn hai mươi năm hoạt động, Tổng Công ty Khí từ một công ty nhỏ đến nay đã phát triển thành một Tổng công ty hàng đầu của ngành công nghiệp khí Việt Nam, đạt được nhiều thành tựu to lớn, sử dụng có hiệu quả nguồn vốn Nhà nước với doanh thu hiện nay đạt gần 3 tỷ USD một năm, là một trong những doanh nghiệp đóng góp nhiều nhất cho Ngân sách Nhà nước, hàng năm PVGAS mang lại cho Ngân sách Nhà nước hàng ngàn tỷ đồng từ thuế và lợi nhuận. Có thể nói giai đoạn 2001-2008 nền kinh tế thế giới phục hồi và tăng trưởng mạnh mẽ, tác động rất lớn đến hoạt động kinh tế tài chính của Việt Nam. Sự điều chỉnh chính sách tài khoá và tiền tệ linh hoạt của các nền kinh tế lớn đã ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động kinh tế tài chính của Việt Nam. Trong bối cảnh chung của quá trình quốc tế hoá và toàn cầu hoá, cạnh tranh ngày càng quyết liệt và các nguồn lực ngày càng trở nên khan hiếm, xu hướng lớn trong doanh nghiệp các nước là hình thành các công ty đa quốc gia lớn hơn, mạnh hơn và bản thân các công ty này tự điều chỉnh thành các mạng lưới gồm nhiều công ty con đồng thời phát triển các liên kết của các doanh nghiệp vừa và nhỏ để tăng thêm hiệu quả và sức cạnh tranh. Ngành Dầu khí Việt Nam nói chung và Tổng Công ty Khí Việt Nam - CTCP nói riêng cũng đang nằm trong cơn lốc đổi mới đó. PVGAS đang phải đối mặt với những cơ hội và thách thức lớn trong giai đoạn hội nhập mạnh mẽ giữa các nền kinh tế thế giới. Chính sách toàn cầu hóa, khu vực hóa, cùng với việc khu vực kinh tế ASEAN ngày càng phát triển, ổn định và đóng vai trò quan trọng trên trường quốc tế tạo môi trường thuận lợi cho phép công ty được tiếp cận, sử dụng kỹ thuật và công nghệ tiên tiến, cũng nhự thu hút các nguồn vốn trong và ngoài nước, có cơ hội để phát triển, tham gia vào các hoạt động dầu khí quốc tế mở rộng. Thêm vào đó có sự quan tâm đầu tư của Đảng, Nhà nước, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, và sự hỗ trợ tích cực từ các cơ quan chức năng nhằm ưu tiên phát triển công nghiệp khí thành ngành kinh tế kỹ thuật quan trọng trong chiến lược công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Việc chuyển đổi mô hình hoạt động của Tổng công ty sang Tập đoàn Dầu khí và Công ty Chế biến và Kinh doanh Sản phẩm khí thành Công ty trách nhiệm hữu hạn nhà

nước một thành viên rồi trở thành Tổng công ty Khí cho phép doanh nghiệp được tăng quyền chủ động trong hoạt động sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển. Xu hướng toàn cầu hóa, khu vực hóa khiến cho việc cạnh tranh ngày càng gay gắt, phải đương đầu với nhiều đối thủ cạnh tranh có ưu thế về vốn đầu tư,công nghệ, kinh nghiệm quản lý cả trong nước và ngoài nước tronh nền kinh tế nói chung và trong công nghiệp khí nói riêng, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh doanh sản phẩm khí. Nguồn khí của Việt Nam chủ yếu nằm ngoài khơi, phân bổ không đều, giá thành khai thác và vận chuyển khí cao. Các nguồn có thể đưa vào khai thác hiện nay tập trung chủ yếu tại miền Đông và miền Tây Nam bộ, việc phát triển đến các khu vực khác gặp nhiều khó khăn. Chi phí đầu tư xây dựng Hệ thống đường ống dẫn khí rất lớn nhưng chỉ được phát huy khi có thị trường, do vậy đòi hỏi phải phát triển đồng bộ từ chủ mỏ tới thị trường tiêu thụ. Nguồn khí từ mỏ Bạch Hổ và Rạng Đông đang tiếp tục giảm, nên PVGAS đang mất dần lợi thế về nguồn sản phẩm lỏng.

Đứng trước những cơ hội và thách thức trên đòi hỏi PVGAS phải có sự thay đổi mạnh mẽ về định hướng chiến lược phát triển phù hợp với chiến lược phát triển của ngành và cao hơn nữa là tiến tới hòa nhập với xu hướng phát triển của khu vực và quốc tế. Xây dựng cơ chế tài chính phù hợp với mô hình tài chính của Tập đoàn dầu khí, đảm bảo huy động được mọi nguồn lực, phát huy tối đa thế mạnh của nguồn ngoại tệ thu được từ hoạt động dầu khí và được chủ động sử dụng và phát triển nguồn vốn của doanh nghiệp. Hoàn thiện và đổi mới cơ chế quản lý tài chính của PVGAS phải là một quá trình vừa thực nghiệm, vừa rút kinh nghiệm và thực hiện từng bước. Quá trình thực hiện thành công với hiệu quả cao cần có sự nỗ lực của PVGAS, sự hỗ trợ của Tập đoàn và các cơ quan quản lý Nhà nước.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Đại học quốc gia TP.Hồ Chí Minh. Trường Đại học Kinh tế - Khoa tài chính doanh nghiệp và kinh doanh tiền tệ. Tài chính doanh nghiệp. Nhà xuất bản Tài chính.

[2] Đỗ Đức Minh. Tài chính Việt Nam. Viện khoa học Tài chính.

[3] Nguyễn Ngọc Hùng. Lý thuyết Tài chính-Tiền tệ. Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. Nhà xuất bản Thống kê.

[4] Nguyễn Tấn Bình chủ biên. Phân tích quản trị tài chính - Biên soạn dựa theo Analyis for Financial Management Robert C.Higgins. Nhà xuất bản thống kê. [5] Đỗ Văn Phức (2005). Khoa học quản lý hoạt động kinh doanh. Nhà xuất bản

Khoa học Kỹ thuật.

[6] Trần Ngọc Thơ (2009). Tài chính doanh nghiệp hiện đại. Nhà xuất bản thống kê.

[7] Dương Thị Bình Minh - Sử Đình thành đồng chủ biên (2007). Lý thuyết Tài chính tiền tệ. Nhà xuất bản thống kê.

[8] Nguyễn Quốc Khánh. Tập bài giảng Quản Trị tài chính bậc cao học.

[9] Nguyễn Minh Kiều (2006). Tài chính doanh nghiệp căn bản. Nhà xuất bản Thống Kê.

[10] Nguyễn Minh Kiều chủ biên (2006). Tiền tệ Nhân hàng. Nhà xuất bản Thống Kê.

[11] Nguyễn Minh Kiều. Quản trị rủi ro tài chính. Trường Đại học mở bán công Thành phố Hồ Chí Minh.

[12] Bùi Hữu Phước (2008). Bài tập và bài giảng Quản Trị tài chính. Nhà xuất bản lao Động.

[13] Bùi Hữu Phước (2008). Quản Trị rủi ro tài chính. Nhà xuất bản lao Động. [14] Nguyễn Thị Ngọc Trang. Quản Trị rủi ro tài chính. Trường Đại học Kinh tế

Thành phố Hồ Chí Minh.

[15] Nguyễn Văn Thuận. Bài tập và bài giảng Quản Trị tài chính. Đại học Mở Thành phố HCM.

[16] Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright. Phân tích các báo cáo tài chính doanh nghiệp.

[17] Nguyễn Đăng Nam, Hoàng Xuân Vượng, Đỗ Nguyễn Khoát, Nguyễn Đức Tặng (2003). Chính sách và cơ chế tài chính Tổng công ty hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con. Nhà xuất bản Tài chính.

[18] Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam (2004). Tài liệu hội thảo bàn về tài chính công ty mẹ - công ty con tại Hà Nội ngày 20/08/2004.

[19] Quốc Hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, Luật Doanh nghiệp số 60/2005-QH11 ngày 29/11/2005.

[20] Quốc Hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, Luật Dầu Khí số 19/2000-QH10. Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia.

[21] Thủ tướng Chính phủ (2004). Nghị định số 199/2004/QĐ-TTg ngày 24/8/2004 về việc ban hành Quy chế quản lý tài chính của công ty nhà nước và quản lý vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp khác. (Hết hiệu lực)

[22] Thủ tướng Chính phủ (2009). Nghị định số 09/2009/NĐ-CP ngày 05/2/2009 về việc ban hành Quy chế quản lý tài chính của công ty nhà nước và quản lý vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp khác. (Thay thế Nghị định số 199/2004/QĐ-TTg)

[23] Thủ tướng Chính phủ (2010). Nghị định số 25/2010/NĐ-CP ngày 19/3/2010 về việc Chuyển đổi công ty nhà nước thành công ty trách nhiệm hữu hạn một

thành viên và tổ chức quản lý công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do nhà nước làm chủ sở hữu.

[24] Thủ tướng Chính phủ (2007). Nghị định số 111/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 về việc Tổ chức, quản lý tổng công ty nhà nước và chuyển đổi tổng công ty nhà nước, công ty nhà nước độc lập, công ty mẹ là công ty nhà nước theo hình thức công ty mẹ - công ty con hoạt động theo luật doanh nghiệp.

[25] Thủ tướng Chính phủ (2007). Nghị định số 142/2007/NĐ-CP ngày 05/9/2007 về việc Ban hành quy chế tài chính của Công ty mẹ - Tập đoàn dầu khí Việt Nam.

[26] Bộ Tài chính (Đợt 1 2001, đợt 2 2002, đợt 4 2005). Quyết định ban hành và công bố Chuẩn mực kế toán Việt Nam.

[27] Bộ Tài chính (2005). Thông tư số 33/2005/TT-BTC ngày 29/4/2005 Hướng dẫn một số điều tại Quy chế quản lý tài chính của công ty nhà nước và quản lý vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp khác. (Hết hiệu lực).

[28] Bộ Tài chính (2009). Thông tư số 242/2009/TT-BTC ngày 30/12/2009 Hướng dẫn thi hành một số điều của Quy chế quản lý tài chính của công ty nhà nước và quản lý vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp khác ban hành kèm theo nghị định số 09/2009/NĐ-CP ngày 05/2/2009 của Chính phủ. (Thay thế Thông tư số 33/2005/TT-BTC)

[29] Bộ Tài chính (2010). Thông tư số 117/2010/TT-BTC ngày 05/8/2010 Hướng dẫn chế độ phân phối lợi nhuận của công ty nhà nước theo quy định tại nghị định số 09/2009/NĐ-CP ngày 05/02/2009 của Chính phủ.

[30] Bộ Tài chính (2009). Thông tư số 115/2009/TT-BTC ngày 31/7/2009 Hướng dẫn cơ chế tài chính của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu.

[31] Thủ Tướng Chính Phủ, Quyết định số 198/2006/QĐ-TTg ngày 29/8/2006 về việc phê duyệt Đề án hình thành Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (2006).

[32] Thủ Tướng Chính Phủ, Quyết định số 199/2006/QĐ-TTg ngày 29/8/2006 về việc thành lập Công ty mẹ - Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (2006).

[33] Thủ Tướng Chính Phủ, Quyết định số 110/2007/QĐ-TTg ngày 18/7/2007 về

Một phần của tài liệu Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính của tổng công ty khí Việt Nam - CTCP (Trang 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)