3.3.3.1 Nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới
PVGas cần tăng cường hoạt động nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới nhằm tăng doanh thu, hoạt động này bao gồm:
- Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động, phát triển sản phẩm mới nhằm phục vụ tốt hơn cho nhu cầu của thị trường
- Áp dụng công nghệ tiên tiến nhất
- Hỗ trợ các công ty con, công ty thành viên trong việc áp dụng các chuẩn mực quốc tế vào hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Phát triển chiến lược kinh doanh khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) nhằm bổ sung nguồn khí cung cấp cho nhu cầu tiêu thụ trong nước đang ngày càng tăng lên cùng với sự phát triển của nền kinh tế. Sớm xây dựng và hoàn thành dự án kho cảng LNG nhằm phục vụ tốt hơn việc nhập khẩu, phân phối sản phẩm LNG này. PVGas cần năng động hơn trong nghiên cứu và tham khảo các giải pháp tiếp nhận, hóa khí LNG tiên tiến trên Thế giới nhằm lựa chọn giải pháp tối ưu, đảm bảo ổn định, an toàn, tiết kiệm chi phí nhằm mang lại hiệu quả cao nhất.
3.3.3.2 Tăng cường hoạt động marketing và phát triển thương hiệu
Xây dựng PetroVietnam Gas trở thành thương hiệu uy tín, chất lượng tại Việt Nam và quốc tế, hướng tới lợi ích người tiêu dùng và cộng đồng xã hội. Xây dựng và phát triển hệ thống nhận diện thương hiệu, nhãn hiệu Tổng công ty Khí Việt Nam – Công ty cổ phần, PetroVietnam Gas.
3.3.3.3 Tăng cường phát triển các công ty con hoạt động có hiệu quả
Chỉ đạo, tăng cường phát triển các công ty con hoạt động có hiệu quả nhằm gia tăng doanh thu hợp nhất cho toàn công ty.
Các công ty con cần hoạt động tập trung chuyên môn hóa sản phẩm, không kinh doanh dàn trải, cụ thể:
- Sản xuất, mua bán khí và các sản phẩm khí: gồm khí khô, LPG, Condensate.
- Dịch vụ: vận chuyển khí và các dịch vụ liên quan khác.
3.3.3.4 Tăng cường nhập khẩu
Tăng cường nhập khẩu để bổ sung cung cấp khí cho nhu cầu sử dụng cả nước ngày càng cao, củng cố vị thế nhà cung cấp LPG số 1 tại thị trường Việt Nam.
Bổ sung nguồn cung cấp khí để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ ngày càng tăng của thị trường nội địa, hướng đến nhiều hơn các khách hàng công nghiệp – đối tượng khách hàng mang lại lợi nhuận cao, bên cạnh các khách hàng truyền thống là nhà máy điện, đạm; góp phần gia tăng lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh khí.
Việc bổ sung nguồn cung cấp khí được thực hiện bằng 2 hình thức:
- Mở rộng thu gom các mỏ khí ngoài khơi Việt Nam: dự án Đường ống Nam Côn Sơn 2, lô B – Ô Môn.
- Nhập khẩu khí từ nước ngoài về: dự án Nhập khẩu LNG.
3.3.3.5 Tăng giá bán sản phẩm theo đúng lộ trình chính phủ phê duyệt
Ngoài việc gia tăng sản lượng, việc điều chỉnh tăng giá khí theo lộ trình đã được Chính phủ phê duyệt cũng góp phần làm tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh của PV Gas, tạo nguồn lợi nhuận để đầu tư các dự án mới để mở rộng sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó, dự báo giá dầu các năm tới xu hướng tăng là chủ đạo do nguồn cung dần hạn chế, theo đó giá các sản phẩm như LPG, condensate cũng tăng theo, góp phần gia tăng doanh thu của PV Gas.
3.3.4 Chú trọng quản lý chi phí và giá thành
3.3.4.1 Xây dựng kế hoạch tài chính hợp lý, chính xác
Công ty thành viên có trách nhiệm xây dựng, trình, đăng ký kế hoạch tài chính, các báo cáo tài chính và Bảng cân đối kế toán để báo cáo Tổng công ty phê duyệt.
Công ty thành viên chịu sự thanh tra, kiểm tra, kiểm soát, kiểm toán của các cơ quan tài chính có thẩm quyền và Tổng công ty đối với hoạt động tài chính của mình.
a. Đối với các công ty thành viên có vốn góp của Tổng công ty nh hơn 50%.
Công ty thành viên có vốn góp của Tổng công ty nhỏ hơn 50% là đơn vị hạch toán kinh tế độc lập, có tư cách pháp nhân, có bảng cân đối kế toán.
Trong hoạt động tài chính, công ty thành viên tuân theo các quy định quản lý tài chính hiện hành của nhà nước, của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, của Tổng công ty, Điều lệ tổ chức hoạt động và Quy chế tài chính của công ty thành viên.
b. Đối với các đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc và các ban quản lý dự án
Toàn bộ hoạt động tài chính và hạch toán kế toán được tập trung thống nhất tại Tổng công ty, các đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc, hạch toán báo sổ có nhiệm vụ quyền hạn sau đây:
- Hoạt động theo chức năng nhiệm vụ được giao, được mở tài khoản tiền gửi tại ngân hàng trong nước, có bộ máy kế toán, hạch toán báo sổ, hạch toán phụ thuộc.
- Được Tổng công ty phân cấp và giao quản lý tài sản, vốn để thực hiện các nhiệm vụ được giao và có trách nhiệm quản lý sử dụng đúng mục đích, hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn và tài sản được giao.
- Được HĐQT và Tổng giám đốc Tổng công ty uỷ quyền ký kết một số hợp đồng kinh tế thuộc kế hoạch sản xuất, kinh doanh được duyệt hàng năm.
3.3.4.2 Quản lý hiệu quả dòng tiền
Hiện nay trong hoạt động tài chính, các công ty thành viên trực thuộc Tổng công ty tuân thủ các quy định sau:
- Các khoản thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh phải được thu tập trung về tài khoản tiền gửi hoặc quỹ tiền mặt của Tổng công ty.
- Chịu sự điều động của HĐQT và Tổng Giám đốc Tổng công ty về tài sản, vốn và nhân sự.
Tuy nhiên khi hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con, các công ty con sẽ được công ty mẹ đầu tư vốn kinh doanh, được chủ động điều hành và quyết định các khoản chi phí sản xuất kinh doanh theo phân cấp của Tổng công ty, phù hợp với chế độ quản lý tài chính của Nhà nước, Quy chế tài chính của Tổng công ty và của đơn vị, đồng thời chịu trách nhiệm về các khoản chi đó. Nguồn tiền vào của các công ty thành viên bao gồm tiền thu từ hoạt động bán hàng, hoạt động cung cấp dịch vụ được thu qua ngân hàng và được quản lý bằng hạn mức thông qua tài khoản trung tâm của Tổng công ty. Bằng tài khoản này Tổng công ty sẽ điều tiết được nguồn tiền trong toàn Tổng công ty một cách có hiệu quả.
Đối với các chi nhánh và văn phòng đại diện Tổng công ty: Tổng công ty duyệt dự toán chi tiêu của đơn vị trên cơ sở đề nghị của phụ trách đơn vị và thực hiện quyết toán chi phí thực tế hàng tháng, Chứng từ chi tiêu phải thực hiện theo đúng chế độ tài chính hiện hành.
Quan hệ tài chính với chủ sở hữu và các đơn vị thuộc tập đoàn dầu khí việt nam, Tổng công ty duy trì mối quan hệ tài chính với các đơn vị thành viên thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam trên cơ sở bình đẳng về quyền và nghĩa vụ, tuân thủ các nguyên tắc phối hợp tài chính giữa các đơn vị thành viên do Tập đoàn Dầu khí Việt Nam xác lập.
3.3.4.3 Tăng cường hệ thống kiểm soát thực sự có hiệu quả
Sự phân cấp mạnh mẽ trong hoạt động sản xuất kinh doanh đặc biệt là phân cấp tài chính cho các đơn vị trong Tổng công ty sẽ làm thay đổi quan hệ quản lý hành chính xin cho giữa Tổng công ty và các đơn vị thành viên, các đơn vị con phải tự quyết định và chịu trách nhiệm trong việc sử dụng các tài sản và vốn được giao để hoạt động sản xuất kinh doanh một cách có hiệu quả. Tuy nhiên để đảm bảo kiểm soát được tình hình sử dụng vốn cũng như hoạt động của các đơn vị thành viên, Tổng công ty cần tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, kiểm toán đối với các hoạt động kinh doanh, xây dựng cơ bản và hoạt động tài chính của các đơn vị trong Tổng công ty.
Chuyển sang hoạt động theo mô hình công ty mẹ- công ty con, PVGAS phải củng cố thêm nữa hệ thống kiểm soát quản trị, hệ thống này cần được đánh giá thông qua một hệ thống chỉ tiêu có tính bao quát và tổng hợp cao, làm thước đo đáng giá hiệu quả hoạt động của các đơn vị thành viên. Đồng thời PVGAS phải nâng cao chất lượng công tác kiểm toán nội bộ, tăng cường sự phối hợp giữa các bộ phận giúp việc Tổng giám đốc.
Hiện nay hàng năm hoặc định kỳ 6 tháng, Ban Kế toán - Kiểm toán văn phòng PVGAS có tổ chức các đợt kiểm toán các đơn vị trực thuộc, phạm vi kiểm toán bao gồm kiểm tra việc tuân thủ các chế độ chính sách của nhà nước, việc thực hiện các định mức kinh tế kỹ thuật và Quy chế hoạt động của đơn vị được Tổng công ty ban hành. Do các đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc phần lớn hoạt động tài chính tập trung tại văn phòng Tổng công ty, hoạt động tại các đơn vị chỉ đơn thuần là thu hộ chi hộ nên công tác kiểm tra chỉ dừng ở mức độ đôn đốc việc tuân thủ các chế độ chính sách.
Với cơ chế tài chính mới, các đơn vị được giao vốn để tự chủ trong các hoạt động của doanh nghiệp đòi hỏi công tác kiểm tra kiểm soát của Tổng công ty phải được tăng cường hơn nữa để đảm bảo guồng máy hoạt động của toàn Tổng công ty được thông suốt, an toàn và đạt hiệu quả cao. Cần có một bộ phận chức năng thực
hiện công tác kiểm tra, kiểm toán định kỳ và đột xuất các hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh của Tổng công ty và các đơn vị, các dự án và công ty có vốn góp của Tổng công ty theo quy định pháp luật hiện hành về kiểm toán nội bộ của Nhà nước và Quy chế kiểm toán nội bộ của Tổng công ty.
3.3.5 Hoàn thiện cơ chế phân phối lợi nhuận
3.3.5.1 Hoàn thiện cơ chế phân phối lợi nhuận và sử dụng các quỹ
Lợi nhuận là đòn bẩy kinh tế quan trọng cho nên phân phối lợi nhuận hợp lý sẽ có tác dụng khuyến khích doanh nghiệp ngày càng phát huy tinh thần trách nhiệm và ý thức làm chủ doanh nghiệp, góp phần động viên mọi người lao động trong doanh nghiệp vì lợi ích của bản thân mình, của doanh nghiệp và của xã hội mà phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, nâng cao năng suất lao động để không ngừng phát triển sản xuất kinh doanh. [16,6]
Đối với Tổng công ty khí là doanh nghiệp có vốn Nhà nước, cách thức phân phối lợi nhuận tuân thủ Nghị định 199/2004/NĐ- CP ngày 03 tháng 12 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế quản lý tài chính của công ty nhà nước và quản lý vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp khác. Phần lợi nhuận để lại doanh nghiệp theo tỷ lệ vốn tự huy động được trích các quỹ theo tỷ lệ Hội đồng Quản trị quyết định.
Đối với các công ty cổ phần hoặc liên doanh có vốn góp của Tổng công ty, chính sách cổ tức quyết định mức phân phối cổ tức cho các cổ đông và phần lợi nhuận dự trữ. Lợi nhuận dự trữ là nguồn vốn đáng kể để tài trợ cho nhu cầu tăng vốn. Nếu lợi nhuận dự trữ thấp thì tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp thấp làm cho giá cổ phiếu và lợi nhuận đạt được trong tương lai thấp. Vì vậy việc xác lập tỷ lệ phân phối lợi nhuận hợp lý sẽ nâng cao giá trị doanh nghiệp.
3.3.5.2 Hoàn thiện cơ chế lương, thưởng
Cơ chế trả lương luôn là mối quan tâm hàng đầu của người lao động trong doanh nghiệp. Một cơ chế trả lương phù hợp có tác dụng nâng cao năng suất và chất
lượng lao động, giúp doanh nghiệp thu hút và duy trì được những cán bộ, nhân viên giỏi.
Việc trả lương, trả thưởng cho CBCNV phải đảm bảo nguyên tắc phân phối theo lao động, gắn liền với năng suất, chất lượng, hiệu quả công việc của từng người, phải được cụ thể hoá bằng các quy chế như Quy chế trả lương, trả thưởng, Quy chế thi đua khen thưởng, nguyên tắc chuyển xếp lương chức danh, điều chỉnh lương chức danh hàng năm,… các quy định này sẽ tạo ra hành lang phát lý cũng như động lực khuyến khích CBCNV hăng say lao động, sáng tạo góp phần nâng cao hiệu quả SXKD. Tổng công ty ban hành, áp dụng và liên tục đánh giá, sửa đổi, bổ sung quy chế.
Tổng công ty cần xây dựng hệ thống đánh giá hoàn thành công việc, khen thưởng xử phạt, lộ trình lương, lựa chọn bội số giãn cách tiền lương giữa chức danh, ngành nghề phù hợp với điều kiện, mức độ phức tạp, phạm vi ảnh hưởng, trách nhiệm của từng chức danh công việc, nhằm thu hút lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao, tay nghề giỏi.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Trong Chương 3 của Luận văn, tác giả đã tập trung nghiên cứu và trình bày những vấn đề sau:
Trình bày quá trình phát triển của Tổng Công ty Khí Việt Nam - CTCP, đồng thời nêu được mục tiêu phát triển của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt nam và của Tổng Công ty. Phân tích so sánh sự khác biệt giữa mô hình công ty mẹ - công ty con và mô hình tổng công ty 90, 91, từ đó, đề ra một số giải pháp hoàn thiện cơ chế tài chính của PVGAS.
Một số giải pháp chính nhằm hoàn thiện cơ chế tài chính của PVGAS đó là: 1) PVGAS cần xây dựng mô hình tài chính phù hợp, 2) PVGAS phải đầu tư phát triển nguồn vốn, đa dạng hóa nguồn vốn, 3) PVGAS cần tăng cường hơn nữa phân cấp tài chính cho các đơn vị, đồng thời 4) PVGAS cần quản lý hiệu quả dòng tiền để
điều tiết cho hoạt động SXKD của toàn Tổng Công ty, 5) PVGAS cần tăng cường hơn nữa hệ thống kiểm soát đối với các hoạt động của các đơn vị thành viên và của Tổng công ty, ngoài ra 6) PVGAS cần hoàn thiện cơ chế lương, thưởng của mình và 7) Có cơ chế phân phối lợi nhuận và sử dụng các quỹ hợp lý.
KIẾN NGHỊ
Để tạo điều kiện cho Tổng công ty khí thực hiện thành công các giải pháp nhằm hoàn thiện cơ chế tài chính đạt được mục tiêu trở thành đơn vị đầu ngành của ngành dầu khí Việt Nam trong hoạt động sản xuất chế biến và kinh doanh các sản phẩm khí trong nước và phát triển hoạt động ra nước ngoài, đạt lợi nhuận cao, hiệu quả kinh tế cao, đóng góp nhiều cho ngân sách nhà nước, tác giả có một số kiến nghị Tổng công ty như sau:
4.1 Kiến nghị với Tổng Công ty Khí Việt nam - CTCP
Để cho hoạt động của toàn Tổng công ty đạt hiệu quả cao đáp ứng yêu cầu cạnh tranh và hội nhập quốc tế, Tổng công ty cần hoàn thiện mô hình tổ chức và hoạt động của Tổng công ty theo hướng công ty mẹ - công ty con. Với mô hình này công ty mẹ là văn phòng Tổng công ty đóng vai trò chủ đạo được tổ chức để quản lý vĩ mô, hoạch định chiến lược phát triển và đủ mạnh để điều tiết vốn trong toàn Tổng công ty; các đơn vị trực thuộc phải được tổ chức hạch toán kinh tế độc lập, được đầu tư vốn để hoạt động, có thể tự chủ tài chính và chịu trách nhiệm về các quyết định của mình. Có như vậy mới nâng cao hiệu quả và năng lực cạnh tranh của đơn vị.
Tổng công ty cần phân cấp mạnh hơn nữa cho các đơn vị thành viên nhằm đảm bảo tính chủ động và tăng cường trách nhiệm trong việc quản lý vốn của các công ty con.
Để đảm bảo quản lý vốn Tổng công ty đã đầu tư vào các công ty con