Giới thiệu tổng quan về Tổng Công ty Khí Việt Nam CTCP

Một phần của tài liệu Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính của tổng công ty khí Việt Nam - CTCP (Trang 32)

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của PVGAS

- Tên gọi đầy đủ tiếng Việt: Tổng Công ty khí Việt Nam - Công ty cổ phần

thường viết là Tổng Công ty khí Việt Nam - CTCP. Gọi tắt là Tổng Công ty khí. - Tên viết tắt tiếng Việt: KVN

- Tên tiếng Anh: PETROVIETNAM GAS CORPORATION

- Tên viết tắt tiếng Anh: PVGAS

- Vốn điều lệ: 18.950.000.000.000 đồng; tương ứng 1.895.000.000 cổ phiếu. - Website: www.pvgas.com.vn

- Trụ sở chính: Tòa nhà PVGAS TOWER, 673 Nguyễn Hữu Thọ, Xã Phước Kiển, Huyện Nhà Bè, Thành phố Hồ Chí Minh.

Tổng Công ty Khí Việt Nam - CTCP được thành lập trên cơ sở tổ chức, sắp xếp lại Công ty Chế biến và Kinh doanh các sản phẩm Khí là đơn vị trực thuộc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam đang hoạt động vận chuyển, tàng trữ chế biến và kinh doanh khí và sản phẩm khí do Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam đầu tư 100% vốn điều lệ.

- Ngày 20/9/1990, Công ty Chế biến và Kinh doanh sản phẩm khí (Petro Vietnam Gas - viết tắt là PVGAS) được thành lập trên cơ sở Ban quản lý công trình Dầu khí Vũng Tàu với tên gọi ban đầu là Công ty Khí đốt với nhiệm vụ thu gom, vận chuyển, tàng trữ, kinh doanh khí và sản phẩm khí.

- Ngày 17/11/2006 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1523/QĐ-TTg về việc chuyển Công ty Chế biến và Kinh doanh sản phẩm khí thành Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Chế biến và Kinh doanh các sản phẩm khí với hơn 1.000 CBCNV.

- Ngày 18/7/2007 Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam ban hành Quyết định số 2232/QĐ-DKVN về việc thành lập Tổng Công ty Khí.

- Ngày 05/01/2009, Thủ tướng chính phủ tại công văn số 18/TTg-ĐMDN đồng ý cổ phần hóa Tổng công ty Khí Việt Nam. Sau đó ngày 20/4/2009, Hội đồng quản trị Tập đoàn Dầu khí Việt nam có quyết định cổ phần hóa Tổng công ty Khí Việt Nam.

- Ngày 18/8/2010, Hội đồng quản trị Tập đoàn Dầu khí Việt nam phê duyệt phương án cổ phần hóa Tổng công ty Khí Việt Nam.

- Ngày 16/5/2011, Tổng công ty Khí Việt Nam - CTCP chính thức trở thành công ty cổ phần theo Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp công ty cổ phần số 3500102710 đăng ký lần đầu ngày 13/7/2007, đăng ký thay đổi lần 7 ngày 16/5/2011 do Sở Kế hoạch và đầu tư Thành Phố Hồ Chí Minh cấp.

2.1.2 Chức năng nhiệm vụ của PVGAS

Tổng Công ty Khí Việt Nam - CTCP là một đơn vị duy nhất thuộc Tập đoàn Dầu khí Quốc Gia Việt Nam hoạt động trên các lĩnh vực thu gom, vận chuyển, chế biến, tàng trữ, phân phối và kinh doanh các sản phẩm khí trên phạm vi toàn quốc. Chức năng nhiệm vụ chính của Tổng Công ty Khí Việt Nam - CTCP:

- Thu gom, vận chuyển, tàng trữ, chế biến khí; Tổ chức phân phối, kinh doanh các sản phẩm khí khô, khí LNG, kinh doanh bán sỉ sản phẩm khí lỏng, kinh doanh vật tư, thiết bị, hóa chất trong lĩnh vực chế biến khí và sử dụng các sản phẩm khí, kinh doanh dịch vụ cảng, kho bãi;

- Tư vấn thiết kế, lập dự án đầu tư, đầu tư xây dựng, quản lý, vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa các công trình, dự án khí và liên quan đến khí; Nghiên cứu ứng dụng ngành khí, thiết kế, cải tạo công trình khí; Cung cấp các dịch vụ trong lĩnh vực khí, cải tạo, bảo dưỡng, sửa chữa động cơ, lắp đặt thiết bị chuyển đổi cho phương tiện giao thông vận tải và nông, lâm, ngư nghiệp sử dụng nhiên liệu khí;

- Xuất nhập khẩu các sản phẩm khí khô, khí LNG, khí lỏng; Nhập khẩu vật tư, thiết bị và phương tiện phục vụ ngành khí.

2.1.3 Cơ cấu tổ chức của PVGAS

Tổ chức bộ máy của PVGAS bao gồm:

- Hội đồng Quản trị công ty: gồm Chủ tịch Hội đồng Quản trị và 04 Thành viên.

- Ban Kiểm soát: gồm trưởng Ban kiểm soát và 03 thành viên.

- Ban Tổng giám đốc công ty: gồm Tổng giám đốc công ty và 8 Phó Tổng giám đốc điều hành, hỗ trợ Tổng giám đốc trong các hoạt động kinh doanh, đầu tư xây dựng, kỹ thuật sản xuất, đầu tư tài chính.

- Khối điều hành công ty: gồm 13 Ban và Văn phòng là công ty mẹ quản lý 07 công ty trực thuộc, 03 công ty con do PVGAS nắm giữ quyền kiểm soát hoặc chi phối và 11 công ty liên doanh liên kết đó là:

Các Công ty trực thuộc: 10 công ty.

Các công ty mà PVGAS nắm giữ quyền kiểm soát hoặc cổ phần chi phối (03 Công ty)

Các công ty liên doanh liên kết do Tổng Công ty Khí giữ nh hơn 51% vốn… (11 công ty).

Về cơ chế quản lý, thực hiện theo hướng chuyên môn hóa, phân giao nhiệm vụ tập trung về từng đầu mối để quản lý, giao cho các đơn vị trực thuộc quyền tự quyết và tự chịu trách nhiệm trong những lĩnh vực được phân công nhằm đảm bảo an toàn, nâng cao hiệu quả trong sản xuất kinh doanh.

Hình 2.1 Sơ đồ tổ chức Tổng Công ty Khí Việt Nam - CTCP

(Nguồn: Trang Web của PVGAS http://www.pvgas.com.vn)

Đơn vị thành viên CTCP KD LPG Miền Nam CTCP KD LPG Miền Bắc CTCP Đầu tư Xây lắp Khí CTCP Đầu tư PT Gas Đô thị CTCP P.Phối Khí Thấp Áp CTCP Văn hóa Thể thao DK CTCP Sản xuất

ống thép DKVN CTCP Bình Dầu Khí Việt Nam

Cơ quan điều hành TCT

Văn phòng TCT Ban Tài chính Ban Xây Dựng Ban PT NNL Ban Kế hoạch Ban KT-KT Ban QLý Hợp đồng Ban TM&QLĐT Ban KT&SX Ban PTN&TTK Ban ATSKMT Ban Điều độ khí Ban CNTT Ban N.khẩu LNG Ban NC và PT Khí Đơn vị trực thuộc CTy Chế biến

khí Vũng tàu Khí ĐNB CTy V/C Khí Cà Mau Công Ty Dịch vụ Khí Công ty CTy tư vấn QLDA Khí

CTy KD Sản phẩm khí CT Đường ống khí NCS CTĐH ĐỐ Khí Lô B ÔMôn BQLDA GPP Càmau BQLDA khí Đ.Nam Bộ Đại Hội đồng Cổ đông

Hội đồng quản trị Ban kiểm soát

Ban Tổng giám đốc

2.1.4 Nguồn nhân lực của PVGAS 2.1.4.1 Lao động 2.1.4.1 Lao động

Do đặc thù hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp khí, mức độ rủi ro lớn, môi trường lao động nguy hiểm, độc hại cao, công trình khí tập trung trên biển hoặc xa khu dân cư; các cơ sở vật chất, thiết bị là loại kỹ thuật cao, tự động hoá nên yêu cầu CBCNV phải có chuyên môn, tay nghề cao và phải thường xuyên được bồi dưỡng, trau dồi, nâng cao nghiệp vụ, do đó các khóa đào tạo trọng điểm của PVGAS cũng rất đặc thù và chuyên sâu như đào tạo về hệ thống đo đếm khí, đánh giá an toàn thiết bị dầu khí, kỹ năng vận hành, bảo dưỡng, xử lý sự cố, kỹ năng quản lý, quản lý an toàn. Đây chính là đặc điểm riêng biệt của PVGAS so với các đơn vị khác trong ngành Dầu khí.

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của hoạt động kinh doanh trong những năm qua, số lượng lao động của PVGAS cũng không ngừng tăng nhanh. Vào năm 2006, số lượng lao động là 1.539 người; đến năm 2011 số lượng lao động là 2.436 người. Việc gia tăng nhanh số lượng lao động các năm qua là do một số đơn vị trực thuộc của PVGAS được tách ra để thực hiện cổ phần hóa, do PVGAS tiếp nhận một số đơn vị, đưa vào vận hành thêm nhiều dự án và do PVGAS đẩy mạnh đầu tư góp vốn vào một số đơn vị khác nhằm mở rộng sản xuất kinh doanh, đa dạng hóa lĩnh vực hoạt động.

Ngành nghề đội ngũ lao động mà PVGAS đang sử dụng lên đến gần 20 nhóm ngành nghề khác nhau, tập trung nhiều trong các lĩnh vực kinh tế (12.81%), tài chính kế toán (10.01%), điện (8.49%), cơ khí (12.23%), lọc hóa dầu (7.10%). Điều này là do đặc thù hoạt động trong ngành công nghiệp khí.

Trình độ cán bộ được đào tạo của nguồn nhân lực PVGAS được phân theo các nhóm: Trên Đại học, Đại học, Cao Đẳng - Trung cấp, Công nhân kỹ thuật và lao động phổ thông.

Bảng 2.1 Thống kê lao động PVGAS

theo chuyên ngành và trình độ đào tạo tại thời điểm 30/09/2012

Đơn vị tính: Người T iế n s ĩ T hạc Đ ại h ọc C ao đẳn g T ru ng cấp C N K T L Đ P 1 Địa chất 11 11 0.45 2 Địa vật lý 3 3 0.12 3 Khoan dầu khí 5 6 11 0.45 4 Khai thác dầu khí 1 15 17 52 85 3.49 5 Công nghệ mỏ 1 14 1 16 0.66 6 Lọc hoá dầu 1 7 121 8 11 25 173 7.10 7

Xây dựng công nghiệp

và dân dụng 1 1 70 1 7 4 84 3.45 8 Thiết kế các công trình dầu khí biển 7 3 10 0.41 9 Cơ khí 2 176 16 32 72 298 12.23 10 Đường ống bể chứa 2 7 1 3 5 18 0.74 11 Tự động hoá 9 61 3 7 17 97 3.98 12 Điện 1 83 14 30 79 207 8.50 13 Hàng hải 9 1 10 0.41 14 Kinh tế 25 252 5 30 312 12.81 15 Tài chính kế toán 9 184 10 41 244 10.02 16 Ngoại ngữ 34 5 39 1.60 17 Các ngành khác 1 12 210 29 103 202 261 818 33.58 Tổng cộng 3 70 1,262 92 283 465 261 2,436 Tỷ lệ % 0.12 2.87 51.8 3.78 11.6 19.1 10.7 Stt Các lĩnh vực chuyên ngành/Nghiệp vụ chuyên sâu

Trình độ nguồn nhân lực (số lượng) tính đến thời điểm báo cáo

Cộng Tỷ lệ %

Nguồn: Ban Phát triển nguồn nhân lực – PVGAS

Với cơ cấu trình độ lao động như vậy, tỷ lệ lao động có trình độ cao chiếm tỷ lệ khá cao (Trình độ từ Cao đẳng trở lên chiếm tới 58.57%, trong đó trình độ Trên

đại học tới 2,99%) tập trung trong nhóm lao động quản lý cấp cao và cấp trung, nhóm chuyên môn nghiệp vụ. Đây là lợi thế rất lớn của PVGAS.

2.1.4.2 Môi trường làm việc

Trong quá trình sản xuất kinh doanh, do việc vận chuyển, xử lý và tàng trữ một khối lượng rất lớn hydrocarbon nhẹ (khí, LPG, Condensate) dưới áp suất cao trong hệ thống đường ống, bồn bể chứa nên có nguy cơ dò rỉ cháy nổ rất cao. Kinh nghiệm trên thế giới cho thấy khi có cháy tại những nơi này thì là một thảm họa đối với con người và môi trường. Hơn nữa sự thay đổi nhiệt độ môi trường, nhiệt độ lưu chất có thể dẫn tới sự co giãn kim loại không đều, rung động do máy bơm, máy nén, quạt sẽ gây lỏng bu-lông, nứt mối hàn dẫn đến rủi ro dò khí hydrocarbon, LPG luôn tiềm ẩn rất cao.

Do đặc thù điều kiện môi trường làm việc của ngành khí luôn tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ cao, nên công tác an toàn luôn được ban lãnh đạo công ty hết sức quan tâm và coi là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của công ty. Công ty đã xây dựng thành công Hệ thống quản lý an toàn theo Tiêu chuẩn quốc tế OHSAS 18001:1999 và Hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn ISO 9001:2000 từ tháng 1/2005, các quy trình quản lý an toàn chất lượng và các quy trình hướng dẫn thực hiện công việc đã được ban hành và phổ biến rộng rãi để thực hiện.

2.2 Cơ chế tài chính của PVGAS

2.2.1 Tình hình kinh doanh của PVGAS giai đoạn 2002 - 2012 2.2.1.1 Các sản phẩm chủ yếu của PVGAS 2.2.1.1 Các sản phẩm chủ yếu của PVGAS

Khí khô: là sản phẩm khí thu được từ khí thiên nhiên hay khí đồng hành sau khi được xử lý tách loại nước và các tạp chất cơ học, tách khí hóa lỏng và ngưng tụ tại nhà máy xử lý khí. Thành phần khí khô bao gồm chủ yếu là methane, ethan ngoài ra còn có propane, butane và một số khí tạp chất khác như nitơ, cacbondioxit, hydrosulphur với hàm lượng nhỏ.

Khí khô tự nhiên được sử dụng nhiều ở các quốc gia trên thế giới nhờ có những đặc tính ưu việt: là một loại nhiên liệu sạch, bảo vệ môi trường và tiện lợi. Ngày nay, khí là một loại nhiên liệu được lựa chọn để sản xuất điện và được sử dụng rộng rãi ở các ngành công nghiệp khác (thực phẩm, dệt may, cơ khí, máy móc, vật liệu xây dựng, hóa chất).

Ở Việt Nam, khí khô được sử dụng chủ yếu để sản xuất điện. Các yếu tố như công nghệ cao, bảo vệ môi trường, chi phí thấp đã giúp khí trở thành một loại nhiên liệu ngày càng quan trọng để sản xuất điện. Khí còn là một nhiên liệu đầu vào quan trọng trong ngành công nghiệp hóa chất.

Khí hóa l ng (LPG) hỗn hợp hydrocacbon nhẹ chủ yếu là propane, propene, butane và butene, có thể bảo quản và vận chuyển dưới dạng lỏng trong điều kiện áp suất trung bình ở nhiệt độ môi trường.

Condensate là sản phẩm thu được sau quá trình chưng cất phân đoạn trong nhà máy xử lý khí. Thành phần condensate bao gồm chủ yếu là Hydrocacbon C5+.

2.2.1.2 Chế biến, vận chuyển và phân phối sản phẩm khí

Khí khô sau khi tách ra khỏi nhà máy được vận chuyển tới Bà Rịa và Phú Mỹ bằng hệ thống đường ống Dinh Cố - Bà Rịa - Phú Mỹ: Đường ống dẫn khí Dinh Cố - Bà Rịa có đường kính 16 inch, chiều dài 7 km, 01 nhánh đi vào trạm phân phối khí Bà Rịa nhằm xử lý, đo đếm và cung cấp cho nhà máy điện Bà Rịa công suất 350MW. Đường ống dẫn khí Bà Rịa - Phú Mỹ có đường kính 17 inch, chiều dày ống là 16mm, chiều dài đường ống 23 km tới Phú Mỹ và trạm phân phối khí Phú Mỹ nhằm xử lý, đo đếm khí và cung cấp cho nhà máy điện Phú Mỹ 2.1, 2.1 MR (1.000 MW), và nhà máy đạm Phú Mỹ công suất 740.000 tấn/năm.

Khí khô sau nhà máy GPP được đo đếm thương mại và cung cấp cho các nhà máy điện Bà rịa và Phú mỹ, nhà máy đạm Phú mỹ. Các trạm phân phối khí Bà rịa và Phú mỹ đều có các thiết bị giảm áp, tách lỏng, gia nhiệt, lọc và đo đếm trước khi cung cấp cho các hộ tiêu thụ.

Các sản phẩm LPG và condensate được tách ra từ nguồn khí đồng hành tại nhà máy xử lý khí Dinh Cố có sản lượng khoảng 1020 tấn LPG/ngày và khoảng 400 tấn Condensate/ngày, được chuyển bằng 3 đường ống 6 inch, dài 25 km từ GPP tới kho cảng LPG Thị Vải để sử dụng cho nhu cầu trong nước.

Các sản phẩm lỏng (LPG, Condensate) từ nhà máy GPP Dinh cố được dẫn qua ba đường ống 6” tới kho cảng Thị vải. Cả ba đường ống này đều được đo đếm thương mại đầu vào và đầu ra và được trang bị thiết bị phóng nhận thoi thông minh. Kho cảng Thị vải có hai bể chứa condensate và 33 bồn chứa LPG dạng bullet xếp thành 6 cụm. Hai cầu cảng trong đó một cầu có thể nhận tàu có tải trọng đến 10,000 DWT để xuất LPG và condensate, một cầu có thể nhận tàu có tải trọng đến 2,000 DWT để xuất LPG. Hệ thống đo đếm thương mại được trang bị cho tất cả các sản phẩm lỏng.

Tình hình sản xuất kinh doanh của PVGAS giai đoạn 2002-2012:

Hình 2.2 Sản lượng khí khô tiêu thụ các năm 2001 - 2011

Từ khi đi vào hoạt động PVGAS đã cung cấp khí khô cho các nhà máy điện Bà Rịa, Phú Mỹ 1, Phú Mỹ 2.1, Phú Mỹ 2.2, Phú Mỹ 3, Phú Mỹ 4; cung cấp khí thấp áp cho công ty sản xuất phân bón, thép, vật liệu xây dựng, gốm sứ, gạch, thủy tinh như công ty phân đạm và hóa dầu Dầu Khí, công ty Vedan, công ty Taicera,... Nguồn khí và khách hàng ngày càng đa dạng. Năm 2001 chỉ có một nguồn khí duy nhất là khí Cửu Long, thì hiện nay là hai hệ thống cung cấp khí từ hai nguồn khí Cửu Long và Nam Côn Sơn vận hành song song và cung cấp 17 triệu m3 khí khô thương phẩm mỗi ngày, gần bằng bốn lần của năm 2001. Trong những năm sắp tới,

Một phần của tài liệu Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính của tổng công ty khí Việt Nam - CTCP (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)