Trong nền kinh tế thị trường, nhiều doanh nghiệp với năng lực sản xuất, năng suất lao động khác nhau, dẫn tới qui mô và tốc độ phát triển khác nhau đã xuất hiện các hiện tượng chèn ép, thôn tính, hoặc tự nguyện tìm cách “chung sống hoà bình với nhau trên cơ sở những liên minh hay tổ hợp để “phân chia” thị trường và khai thác những tiềm năng riêng có của từng doanh nghiệp trong một “vỏ bọc” vững chắc hơn bởi một liên minh rộng hơn cùng thoả thuận tuân thủ một số nguyên tắc điều chỉnh chung như: phối hợp chiến lược, kiểm soát qua góp vốn, cung ứng sản phẩm; Phân chia chiếm lĩnh thị trường; Thống nhất phương thức, nguyên tắc kiểm soát nội bộ; Có một Công ty đóng vai trò “thương hiệu” trung tâm, có khả năng chi phối và bảo vệ các Công ty con hoặc Công ty thành viên khác trong liên minh có thể tránh khỏi nguy cơ bị chèn ép hoặc thôn tính... Xu hướng này tất yếu dẫn đến sự ra đời của Tổng công ty.
Tổng công ty được thành lập và hoạt động trên cơ sở liên kết của nhiều đơn vị thành viên có mối quan hệ gắn bó lâu dài với nhau về lợi ích kinh tế, công nghệ, thị trường, dịch vụ, thông tin, đào tạo, nghiên cứu,... hoạt động trong một hoặc một số chuyên ngành kinh tế kỹ thuật chính nhằm tăng cường khả năng và hiệu quả kinh doanh, thực hiện lợi ích của các đơn vị thành viên và của toàn tổng công ty. Việc hình thành tổng công ty làm tăng sức mạnh kinh tế của từng công ty thành viên và của tổng công ty, cho phép huy động được cao nhất các nguồn lực vào quá trình sản xuất kinh doanh, tạo ra sự hỗ trợ trong việc cải tổ cơ cấu sản xuất và hình thành những doanh nghiệp hiện đại, quy mô, có tiềm lực kinh tế lớn. Mặt khác nhờ mối liên kết chặt chẽ giữa các công ty sẽ tạo điều kiện thuận lợi để thống nhất phương hướng, chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện phát triển công nghệ, tăng cường tích tụ, tập trung vốn, phân công chuyên môn hóa, nâng cao khả năng cạnh tranh của các công ty thành viên và toàn tổng công ty.
Theo Quyết định số 155/2004/QĐ-TTg ngày 24 tháng 8 năm 200410 của Thủ tướng Chính phủ Tổng công ty do Nhà nước quyết định đầu tư và thành lập phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:
- Thuộc các ngành, lĩnh vực: khai thác, chế biến dầu khí và kinh doanh bán buôn xăng dầu; sản xuất và cung ứng điện; khai thác, chế biến, cung ứng thanh, các khoáng sản quan trọng; luyện kim; cơ khí chế tạo; sản xuất xi măng; bưu chính, viễn thông, điện tử; hàng không; hàng hải; đường sắt; hóa chất và phân hóa học; sản xuất một số hàng tiêu dùng và công nghiệp thực phẩm quan trọng (dệt, giấy, muối, cà phê, cao su, chế biến gỗ, rượu, bia, thuốc lá); thuốc chữa bệnh, hóa dược; xây dựng, kinh doanh bán buôn lương thực; ngân hàng; bảo hiểm.
- Có vốn Nhà nước từ 500 tỷ đồng trở lên, đối với ngành đặc thù theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ vốn Nhà nước có thể thấp hơn, nhưng không dưới 100 tỷ đồng.
- Có mức thu nộp ngân sách nhà nước bình quân 3 năm liền kề từ 50 tỷ đồng trở lên, đối với ngành đặc thù theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ vốn Nhà nước có thể thấp hơn, nhưng không dưới 20 tỷ đồng.
- Có trình độ công nghệ và quản lý tiên tiến, chất lượng sản phẩm tốt, hiệu quả cao trong sản xuất kinh doanh, có khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế.
Những tổng công ty nhà nước không đáp ứng đủ bốn điều kiện trên, sẽ được sắp xếp lại theo hướng: sáp nhập, hợp nhất hoặc giải thể sau khi sắp xếp lại các công ty thành viên.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa của các nền kinh tế, trong giai đoạn 2006-2010 nền kinh tế nước ta hội nhập ngày càng sâu rộng với nền kinh tế thế giới, việc hội nhập thành công và phát triển sẽ phụ thuộc vào sự nỗ lực vươn lên của từng doanh
10 Quyết định số 155/2004/QĐ-TTg ngày 24 tháng 8 năm 2004 hiện nay đã hết hiệu lực, được thay thế bằng Quyết định số 38/2007/QĐ-TTg ngày 20 tháng 3 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành tiêu chí, danh mục phân loại doanh nghiệp 100% vốn nhà nước.
nghiệp trong nền kinh tế. Nghị quyết Đại hội lần thứ IX của Đảng đề ra là: “Kiện toàn tổ chức, nâng cao hiệu quả các Tổng công ty nhà nước theo mô hình công ty mẹ - công ty con, kinh doanh đa ngành tổng hợp trên cơ sở ngành chuyên môn hóa, gọi vốn thuộc nhiều thành phần kinh tế cùng tham gia kinh doanh, làm nòng cốt để hình thành một số Tập đoàn kinh tế mạnh ở một số ngành và lĩnh vực trọng yếu của nền kinh tế quốc dân như viễn thông, hàng không, dầu khí để sớm hình thành một số Tập đoàn kinh tế mạnh, trước hết, các Tổng công ty nhà nướcphải thực sự hoạt động theo cơ chế thị trường, tư chủ, tư chịu trách nhiệm, cạnh tranh và hợp tác với các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác trên cơ sở pháp luật.”[12,18]
Quán triệt Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX, Tổng công ty Dầu khí Việt Nam đã xây dựng Chiến lược phát triển ngành Dầu khí Việt Nam đến năm 2015 và định hướng đến năm 2025 với quan điểm:
- Phát triển ngành Dầu khí đồng bộ, mang tính đa ngành và liên ngành, trở thành một ngành kinh tế- kỹ thuật quan trọng, dựa trên tiềm năng dầu khí trong nước và nước ngoài; sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên trong nước, đồng thời phải tích cực đầu tư tìm kiếm thăm dò ra nước ngoài, khai thác nhanh nguồn tài nguyên nước ngoài để bổ sung sự thiếu hụt từ khai thác trong nước, trên cơ sở đó phát triển ngành Dầu khí bền vững, có khả năng cạnh tranh và đảm bảo an ninh năng lượng cho sự phát triển của đất nước.
- Phát huy nội lực, kết hợp với mở rộng hợp tác quốc tế, thu hút đầu tư nước ngoài để thăm dò, khai thác trước những vùng nước sâu, xa bờ. Khuyến khích sự tham gia của các thành phần kinh tế trong các lĩnh vực dịch vụ, chế biến, phân phối sản phẩm.
- Phát triển ngành dầu khí đi đôi với bảo vệ môi trường sinh thái, bảo đảm an ninh, quốc phòng, tăng cường sức mạnh bảo vệ chủ quyền quốc gia trên biển.
Ngày 29/8/2006 Thủ Tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 199/2006/QĐ- TTg chính thức thành lập Công ty mẹ - Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam. Ngày 18/6/2010 Thủ Tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 924/2010/QĐ-TTg
chuyển Công ty mẹ - Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam thành Công ty TNHH một thành viên do nhà nước làm chủ sở hữu.
Là đơn vị thành viên của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Tổng Công ty Khí Việt Nam - CTCP cũng đang đứng trước những yêu cầu cấp bách về đổi mới cơ cấu tổ chức và cơ chế quản lý nhằm phù hợp với tình hình mới và bắt nhịp với sự phát triển mạnh mẽ của Tập đoàn, tham gia tích cực vào quá trình cạnh tranh, hợp tác khu vực và quốc tế.
Trước những cơ hội và thách thức trong tiến trình phát triển của PVGAS trong bối cảnh hội nhập kinh tế, quan điểm của PVGAS là phát triển theo hướng phát huy nội lực đồng thời tranh thủ các nguồn lực bên ngoài để phát triển thị trường trong nước cũng như nhanh chóng hội nhập thị trường khu vực và thế giới; Thực hiện tốt chức năng bảo toàn, phát triển vốn mang lại lợi nhuận cho đất nước; Xây dựng và phát triển thương hiệu PETROVIETNAM GAS thành thượng hiệu uy tín, chất lượng và phổ biến.
Cơ cấu tổ chức của Tổng công ty khí
Tổng công ty khí bao gồm:
Bộ máy điều hành Tổng công ty: Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát, Tổng giám đốc, các Phòng, Ban tham mưu, giúp việc cho Hội đồng Quản trị và Tổng giám đốc Tổng công ty.
Các Ban quản lý dự án. Các Chi nhánh, Văn phòng đại diện.
Các công ty thành viên 100% vốn của Tổng công ty.
Các công ty thành viên có vốn góp của Tổng công ty bằng hoặc lớn hơn 51%.
Các công ty thành viên có vốn góp của Tổng công ty nhỏ hơn 50%.
Mô hình tổ chức của Tổng công ty khí được xác định theo mô hình công mẹ - công ty con.
Công ty mẹ là Tổng công ty khí Việt Nam - CTCP, đơn vị thành viên của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam, do Tập đoàn Dầu khí Việt Nam sở hữu đến 97% vốn điều lệ, đầy đủ tư cách pháp nhân,
Công ty con của Tổng công ty Khí là các công ty do Tổng công ty khí đầu tư 100% vốn điều lệ hoặc giữ cổ phần, vốn góp chi phối, hoặc giữ các quyền chi phối khác, được tổ chức dưới hình thức: công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn có hai thành viên trở lên, công ty có vốn đầu tư nước ngoài, công ty ở nước ngoài và các loại hình doanh nghiệp khác theo quy định của pháp luật.
Mô hình công ty mẹ - công ty con là mô hình hoạt động phổ biến trên thế giới nhưng còn rất mới đối với Việt Nam do đó hành lang pháp lý cho mô hình này thực sự chưa đầy đủ. Thực hiện mô hình này chỉ thuận lợi khi các tổng công ty thực sự mạnh, có tiềm lực kinh tế, có chiến lược kinh doanh rõ ràng. Những tổng công ty có khó khăn về tài chính hoặc chiến lược kinh doanh không rõ ràng sẽ phải chịu áp lực cạnh tranh rất lớn.
PVGAS chuyển đổi sang mô hình mới này là chuyển đổi một cách căn bản phương thức tổ chức quản lý. Sự thay đổi căn bản phương thức tổ chức quản lý dẫn dến sự thay đổi về bản chất mối quan hệ giữa tổng công ty - công ty mẹ với các đơn vị thành viên - công ty con.
Hoạt động của công ty mẹ sẽ dựa trên cơ sở “Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty Khí”. Công ty mẹ thực hiện đồng thời 3 nhiệm vụ chính: sản xuất kinh doanh, đầu tư tài chính vào công ty con và hoạch định chiến lược kinh doanh. Hoạt động của công ty mẹ nhằm thực hiện các mục tiêu sau:
Tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất kinh doanh của tổng công ty. Huy động đầu tư vốn vào các lĩnh vực hiệu quả tại các doanh nghiệp khác, tạo động lực thúc đẩy sự phát triển của toàn tổng công ty.
Tập trung đổi mới công nghệ, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Công ty mẹ là đầu mối phát triển, áp dụng công nghệ mới và hướng tới quản lý công nghệ sản xuất và quản lý chất lượng toàn công ty.
Tập trung đầu tư, marketing, xác định thương hiệu, tăng cường khả năng cạnh tranh với thị trường trong và ngoài nước.
Mục tiêu hàng đầu của Tổng công ty Khí là kinh doanh có lãi, bảo toàn và phát triển vốn Chủ sở hữu đầu tư tại PVGAS và các đơn vị thành viên; hoàn thành các nhiệm vụ do Tập đoàn giao; tối đa hóa lợi nhuận, kết hợp hài hoà với hiệu quả hoạt động chung của toàn PVGAS; trở thành một doanh nghiệp hàng đầu cả về qui mô sản xuất, kinh doanh và sức cạnh tranh trong lĩnh vực khí; phát triển công nghiệp hóa dầu từ khí và sản phẩm khí hoạt động cả ở trong và ngoài nước.
Có thể nói việc PVGAS phát triển thành Tổng công ty khí hoạt động theo mô hình công ty mẹ- công ty con là một mốc chuyển đổi quan trọng trong sự phát triển đi lên của PVGAS hoà chung với sự phát triển đi lên của Tập đoàn trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước.
Vốn điều lệ
Vốn điều lệ của PVGAS tại thời điểm thành lập là 5.000 tỷ đồng, đến năm 2012 tăng lên như sau:
Bảng 3.1. Tình hình vốn điều lệ PVGAS từ năm 2009-2012
Năm 2009 2010 2011 2012
Vốn điều lệ (tỷ đồng) 5.000 5.000 10.000 18.950
Nguồn: Ban Tài chính - PVGAS
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam là chủ sở hữu 97% vốn điều lệ của PVGAS. Tập đoàn thực hiện quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu đối với PVGAS theo qui định của pháp luật.
Các Tổng công ty Nhà nước trước đây hoạt động theo hình thức là cấp hành chính trung gian, thực hiện công tác quản lý nhà nước do đó mô hình tổng công ty mang tính chất của một cơ quan nhà nước hơn là một doanh nghiệp kinh doanh. Về cấu trúc, Tổng công ty Nhà nước ở Việt Nam thường chỉ có đến cấp 2, mối quan hệ giữa Tổng công ty và các đơn vị thành viên mang tính chất hình thức tổ chức, hành chính cấp phát vốn.
Tổng công ty theo mô hình công ty mẹ- công ty con là hình thức liên kết và chi phối lẫn nhau bằng đầu tư, góp vốn, bí quyết công nghệ, thương hiệu hoặc thị trường giữa các doanh nghiệp có tư cách pháp nhân, trong đó có một công ty giữ quyền chi phối các doanh nghiệp thành viên khác (công ty mẹ) và các doanh nghiệp thành viên khác bị công ty mẹ chi phối (công ty con) hoặc có một phần vốn góp không chi phối của công ty mẹ (công ty liên kết).
Tổ hợp công ty mẹ và các công ty con không có tư cách pháp nhân. Công ty mẹ có tư cách pháp nhân, có tên gọi riêng,có con dấu, có bộ máy quản lý và điều hành, có trụ sở chính trong nước. Công ty mẹ có thể là doanh nghiệp nhà nước nếu thuộc lĩnh vực độc quyền có tầm quan trọng trong nền kinh tế quốc dân hay lĩnh vực nhạy cảm cần có sự chỉ đạo trực tiếp từ Nhà nước. Trong các lĩnh vực khác công ty mẹ là loại hình công ty cổ phần, trong đó Nhà nước chiếm giữ cổ phần chi phối. Quan hệ giữa công ty mẹ và các công ty thành viên là quan hệ đầu tư vốn, tùy vào mức độ góp vốn của công ty mẹ vào công ty con mà công ty mẹ thực hiện quyền chi phối đến các công ty con. Trong các tổng công ty hoạt động theo mô hình mới này, công ty mẹ có vị trí đặc biệt quan trọng đó là công ty mẹ có khả năng chi phối được hoạt động kinh doanh của các công ty con. Việc chi phối của công ty mẹ với các công ty con hoàn toàn không thông qua các quyết định hành chính mà bằng các quan hệ kinh tế thông qua tỷ lệ vốn góp, qua việc cho sử dụng thương hiệu hoặc qua việc hỗ trợ về kỹ thuật, thị trường. Như vậy giữa công ty mẹ và các công ty con ngoài mối quan hệ chi phối, phụ thuộc còn có mối quan hệ hỗ trợ cho nhau về các mặt chiến lược, công nghệ, uy tín và thị phần. Thông qua các mối quan hệ đó công ty mẹ đóng vai trò hạt nhân và các công ty con là các vệ tinh xoay quanh hạt nhân.
Công ty con là doanh nghiệp hạch toán độc lập, có tư cách pháp nhân riêng, trong đó có một phần đáng kể vốn cổ phần thuộc quyền sở hữu của Công ty mẹ. Các Công ty con có thể đảm nhiệm một số khâu của chu trình sản xuất dây chuyền của Công ty mẹ. Trong mô hình liên kết dọc, các Công ty con có thể hoạt động cùng ngành với Công ty mẹ, nhưng có sự góp vốn đáng kể của Công ty mẹ dưới hình thức góp vốn trực tiếp hay góp vốn cổ phần.
Công ty mẹ đồng thời với hoạt động sản xuất kinh doanh, có thể tham gia hoạt động tài chính bằng cách đầu tư vốn vào những công ty hoạt động có hiệu quả, biến