Phân phối lợi nhuận

Một phần của tài liệu Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính của tổng công ty khí Việt Nam - CTCP (Trang 29)

1.2.7.1 Khái niệm

Lợi nhuận của doanh nghiệp là số chênh lệch giữa doanh thu thuần với giá vốn của hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý của doanh nghiệp. Lợi nhuận của doanh nghiệp phụ thuộc vào chất lượng hoạt động sản xuất kinh doanh và trình độ quản lý của doanh nghiệp. Do đó chỉ tiêu lợi nhuận có ý nghĩa rất quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, doanh nghiệp thường đầu tư vốn vào nhiều lĩnh vực khác nhau nên lợi nhuận cũng được tạo ra từ nhiều hoạt động khác nhau:

 Lợi nhuận hoạt động sản xuất kinh doanh là lợi nhuận có được từ hoạt động sản xuất kinh doanh theo đúng chức năng của doanh nghiệp.

 Lợi nhuận hoạt động tài chính là chênh lệch giữa doanh thu hoạt động tài chính với chi phí hoạt động tài chính phát sinh trong kỳ.

 Lợi nhuận khác là chênh lệch giữa thu nhập từ hoạt động khác gồm các nghiệp vụ riêng biệt với hoạt động thông thường của doanh nghiệp với chi phí hoạt động khác phát sinh trong kỳ. Những khoản này phát sinh không đều đặn như thu tiền phạt, tiền bồi thường do khách hàng vi phạm hợp đồng, thu được các khoản nợ khó đòi mà trước đây đã chuyển vào thiệt hại, …[2,26]

1.2.7.2 Tỷ suất lợi nhuận

Để đánh giá kết quả hoạt động của doanh nghiệp, người ta sử dụng các chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận:

Tỷ suất lợi nhuận - giá thành phản ảnh sự ảnh hưởng của chỉ tiêu giá thành đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp

% 100 ' x Ztt P z P

Tỷ suất lợi nhuận - vốn: phản ảnh hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

% 100 ' x Vsxkd P V P

Tỷ suất lợi nhuận - doanh thu bán hàng: phản ánh lợi nhuận đạt được trên cơ sở kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.

% 100 ' x DTBH P P

1.2.7.3 Phân phối lợi nhuận

Chính sách phân phối lợi nhuận có ý nghĩa rất lớn đối với doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp có chính sách riêng nhằm bảo đảm cho sự tồn tại và phát triển của mình. Sự thay đổi trong chính sách phân phối lợi nhuận sẽ ảnh hưởng đến sự biến động giá cả của cổ phiếu trên thị trường chứng khoán, ảnh hưởng đến thu nhập của các cổ đông,

Nghị định 09/2009/NĐ- CP ngày 05 tháng 02 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế quản lý tài chính của công ty nhà nước và quản lý vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp khác, đã quy định cách thức phân phối lợi nhuận như sau:

Lợi nhuận thực hiện của công ty sau khi bù đắp lỗ năm trước theo qui định của luật thuế thu nhập doanh nghiệp và nộp thuế thu nhập doanh nghiệp được ưu tiên chia lãi cho các thành viên góp vốn liên kết theo qui định của hợp đồng, trích quỹ dự phòng tài chính và các quỹ đặc biệt từ lợi nhuận sau thuế theo tỷ lệ quy định. Số còn lại được phân phối theo tỷ lệ giữa vốn nhà nước đầu tư tại công ty và vốn công ty tự huy động trong năm.

(1.2)

(1.3)

Phần lợi nhuận được chia theo vốn nhà nước đầu tư được dùng để tái đầu tư bổ sung vốn nhà nước tại công ty nhà nước. Trường hợp không cần thiết bổ sung vốn, đại diện chủ sở hữu quyết định điều động về quỹ tập trung để đầu tư vào các công ty khác.

Lợi nhuận được chia theo vốn tự huy động được để lại công ty và phân phối các quỹ; số lợi nhuận còn lại được phân phối vào quỹ khen thưởng phúc lợi của công ty.

Đại diện chủ sở hữu quyết định tỷ lệ trích cụ thể vào các quỹ đầu tư phát triển và quỹ khen thưởng Ban quản lý điều hành công ty trên cơ sở đề nghị của Hội đồng quản trị hoặc Giám đốc. [2,27]

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Trong Chương 1 của Luận văn, tác giả đã tập trung nghiên cứu và trình bày những vấn đề sau:

Trình bày các nội dung lên quan đến cơ sở lý luận tài chính doanh nghiệp. Trong đó, đề cập chủ yếu vào cơ chế quản lý tài chính doanh nghiệp, về việc quản lý và sử dụng vốn trong doanh nghiệp, về việc quản lý và sử dụng tài sản, về việc quản lý doanh thu, chi phí và giá thành sản phẩm và cuối cùng là phân phối lợi nhuận như thế nào.

Bên cạnh đó, tác giả đã phân tích kỹ các chỉ tiêu để đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp đặc biệt là các chỉ tiêu: ROA, ROE, EPS...

Các nội dung nói trên là cơ sở lý luận phục vụ cho việc đánh giá cơ chế quản lý tài chính của PVGAS trong Chương 2 dưới đây.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CỦA TỔNG CÔNG TY KHÍ VIỆT NAM - CTCP

Một phần của tài liệu Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính của tổng công ty khí Việt Nam - CTCP (Trang 29)