Tình hình kinh doanh của PVGAS giai đoạn 2002-2012

Một phần của tài liệu Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính của tổng công ty khí Việt Nam - CTCP (Trang 38)

2.2.1.1 Các sản phẩm chủ yếu của PVGAS

Khí khô: là sản phẩm khí thu được từ khí thiên nhiên hay khí đồng hành sau khi được xử lý tách loại nước và các tạp chất cơ học, tách khí hóa lỏng và ngưng tụ tại nhà máy xử lý khí. Thành phần khí khô bao gồm chủ yếu là methane, ethan ngoài ra còn có propane, butane và một số khí tạp chất khác như nitơ, cacbondioxit, hydrosulphur với hàm lượng nhỏ.

Khí khô tự nhiên được sử dụng nhiều ở các quốc gia trên thế giới nhờ có những đặc tính ưu việt: là một loại nhiên liệu sạch, bảo vệ môi trường và tiện lợi. Ngày nay, khí là một loại nhiên liệu được lựa chọn để sản xuất điện và được sử dụng rộng rãi ở các ngành công nghiệp khác (thực phẩm, dệt may, cơ khí, máy móc, vật liệu xây dựng, hóa chất).

Ở Việt Nam, khí khô được sử dụng chủ yếu để sản xuất điện. Các yếu tố như công nghệ cao, bảo vệ môi trường, chi phí thấp đã giúp khí trở thành một loại nhiên liệu ngày càng quan trọng để sản xuất điện. Khí còn là một nhiên liệu đầu vào quan trọng trong ngành công nghiệp hóa chất.

Khí hóa l ng (LPG) hỗn hợp hydrocacbon nhẹ chủ yếu là propane, propene, butane và butene, có thể bảo quản và vận chuyển dưới dạng lỏng trong điều kiện áp suất trung bình ở nhiệt độ môi trường.

Condensate là sản phẩm thu được sau quá trình chưng cất phân đoạn trong nhà máy xử lý khí. Thành phần condensate bao gồm chủ yếu là Hydrocacbon C5+.

2.2.1.2 Chế biến, vận chuyển và phân phối sản phẩm khí

Khí khô sau khi tách ra khỏi nhà máy được vận chuyển tới Bà Rịa và Phú Mỹ bằng hệ thống đường ống Dinh Cố - Bà Rịa - Phú Mỹ: Đường ống dẫn khí Dinh Cố - Bà Rịa có đường kính 16 inch, chiều dài 7 km, 01 nhánh đi vào trạm phân phối khí Bà Rịa nhằm xử lý, đo đếm và cung cấp cho nhà máy điện Bà Rịa công suất 350MW. Đường ống dẫn khí Bà Rịa - Phú Mỹ có đường kính 17 inch, chiều dày ống là 16mm, chiều dài đường ống 23 km tới Phú Mỹ và trạm phân phối khí Phú Mỹ nhằm xử lý, đo đếm khí và cung cấp cho nhà máy điện Phú Mỹ 2.1, 2.1 MR (1.000 MW), và nhà máy đạm Phú Mỹ công suất 740.000 tấn/năm.

Khí khô sau nhà máy GPP được đo đếm thương mại và cung cấp cho các nhà máy điện Bà rịa và Phú mỹ, nhà máy đạm Phú mỹ. Các trạm phân phối khí Bà rịa và Phú mỹ đều có các thiết bị giảm áp, tách lỏng, gia nhiệt, lọc và đo đếm trước khi cung cấp cho các hộ tiêu thụ.

Các sản phẩm LPG và condensate được tách ra từ nguồn khí đồng hành tại nhà máy xử lý khí Dinh Cố có sản lượng khoảng 1020 tấn LPG/ngày và khoảng 400 tấn Condensate/ngày, được chuyển bằng 3 đường ống 6 inch, dài 25 km từ GPP tới kho cảng LPG Thị Vải để sử dụng cho nhu cầu trong nước.

Các sản phẩm lỏng (LPG, Condensate) từ nhà máy GPP Dinh cố được dẫn qua ba đường ống 6” tới kho cảng Thị vải. Cả ba đường ống này đều được đo đếm thương mại đầu vào và đầu ra và được trang bị thiết bị phóng nhận thoi thông minh. Kho cảng Thị vải có hai bể chứa condensate và 33 bồn chứa LPG dạng bullet xếp thành 6 cụm. Hai cầu cảng trong đó một cầu có thể nhận tàu có tải trọng đến 10,000 DWT để xuất LPG và condensate, một cầu có thể nhận tàu có tải trọng đến 2,000 DWT để xuất LPG. Hệ thống đo đếm thương mại được trang bị cho tất cả các sản phẩm lỏng.

Tình hình sản xuất kinh doanh của PVGAS giai đoạn 2002-2012:

Hình 2.2 Sản lượng khí khô tiêu thụ các năm 2001 - 2011

Từ khi đi vào hoạt động PVGAS đã cung cấp khí khô cho các nhà máy điện Bà Rịa, Phú Mỹ 1, Phú Mỹ 2.1, Phú Mỹ 2.2, Phú Mỹ 3, Phú Mỹ 4; cung cấp khí thấp áp cho công ty sản xuất phân bón, thép, vật liệu xây dựng, gốm sứ, gạch, thủy tinh như công ty phân đạm và hóa dầu Dầu Khí, công ty Vedan, công ty Taicera,... Nguồn khí và khách hàng ngày càng đa dạng. Năm 2001 chỉ có một nguồn khí duy nhất là khí Cửu Long, thì hiện nay là hai hệ thống cung cấp khí từ hai nguồn khí Cửu Long và Nam Côn Sơn vận hành song song và cung cấp 17 triệu m3 khí khô thương phẩm mỗi ngày, gần bằng bốn lần của năm 2001. Trong những năm sắp tới, số lượng các khách hàng tiêu thụ khí sẽ không ngừng gia tăng và ngày càng đa dạng.

Tình hình kinh doanh LPG:

Hiện nay LPG do Nhà máy xử lý khí Dinh Cố sản xuất đáp ứng khoảng 30- 35% nhu cầu thị trường LPG Việt Nam. LPG được xuất đi với số lượng lớn từ kho cảng Thị Vải và phân phối đến các khách hàng bằng tàu.

Đơn vị tính: 1.000 tấn

Hình 2.3 Sản lượng kinh doanh LPG từ 2007-2011

2.2.1.3 Cung cấp dịch vụ

Các dịch vụ cung cấp cho khách hàng bao gồm: Dịch vụ vận chuyển khí Nam Côn Sơn, vận chuyển condensate Nam Côn Sơn, dịch vụ cảng.

Các dịch vụ trên được đưa vào hoạt động từ năm 2003, đã không ngừng tăng trưởng, luôn hoàn thành vượt mức kế hoạch và đáp ứng yêu cầu khách hàng. Năm 2006, vận chuyển được 202.000 Tấn condensate, 4 tỷ m3 khí, đạt doanh thu trên 1.230 tỷ đồng, các dịch vụ khác doanh thu trên 9 tỷ đồng/năm. Năm 2011 doanh thu cung cấp dịch vụ của PVGAS đạt 2.256 tỷ đồng.

2.2.1.4 Hoạt động liên doanh, liên kết

Hoạt động liên doanh, liên kết của PVGAS có những bước phát triển đáng kể. Hiện PVGAS đang quản lý hai Liên doanh và bốn hợp đồng hợp tác kinh doanh với các đối tác lớn có uy tín trong và ngoài nước như: PTT Thái Lan, Petronas, BP, Conoco Philips, PTSC, PDC, PVFC, Petrosetco.

Các liên doanh đều đã đi vào hoạt động với các chỉ tiêu SXKD năm sau cao hơn năm trước. Hiện liên doanh Thăng Long Gas và liên doanh VT-Gas chiếm 12- 13% thị phần bán lẻ LPG toàn quốc.

PVGAS hợp tác kinh doanh với Công ty Dịch vụ kỹ thuật Dầu khí theo tỷ lệ 50:50 để mua hai tàu chở dầu ViệtGas và Cửu Long, kinh doanh trong thời hạn 15 năm. Sản lượng vận chuyển của liên danh tàu hàng năm là 150.000 Tấn LPG/năm.

Sản lượng vận chuyển của HĐ hợp tác kinh doanh đường ống Nam Côn Sơn là 202.000 Tấn condensate và 4 tỷ m3 khí/năm.Ngoài ra PVGAS còn nắm giữ cổ phần của một số công ty như PVConstruction, DMC,...

Tổng Công ty Khí khi mới thành lập là đơn vị hoạt động chủ yếu bằng vốn Ngân sách. Sau 20 năm kể từ khi thành lập, trên 15 năm vận hành và cung cấp khí, Tổng Công ty Khí đã đóng một vai trò quan trọng trong quá trình xây dựng và phát triển ngành Dầu khí, cũng như công cuộc phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Từ

khi đưa khí vào bờ năm 1995 đến nay PVGAS đã đạt được một số thành tích như sau:

- Vận hành an toàn và cấp khí liên tục cho các hộ tiêu thụ, chưa để xảy ra sự cố lớn nào ảnh hưởng đến con người, tài sản. Chất lượng sản phẩm được kiểm soát chặt chẽ, đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Có sự phối hợp chặt chẽ và đồng bộ trong dây chuyền sản xuất, vận chuyển, chế biến và tiêu thụ khí.

- Các chỉ tiêu về sản lượng luôn hoàn thành vượt mức kế hoạch, năm sau cao hơn năm trước. Chế độ vận hành hợp lý, tối ưu nên hiệu suất thu hồi đạt chỉ số cao, thu hồi tối đa các sản phẩm lỏng.

Bảng 2.2 Sản lượng và doanh thu qua các năm từ 2007-2011

Thực hiện 2011 2010 2009 2008 2007 I Sản lượng Tr.m3 1 Khí ẩm vào bờ Tr.m3 9,513 8,090 7,212 6,315 5,943 1 Khí khô Tr.m3 9,332 7,909 6,995 6,086 5,677 2 LPG tấn 1,063,000 692,000 473,985 310,000 338,600 3 Condensate tấn 59,000 66,056 69,543 80,000 107,700 II Doanh thu Tỷ đồng 64,225 47,994 24,314 23,552 14,981 1 Khí khô Tỷ đồng 44,998 38,685 15,590 18,150 9,933 2 LPG (bán buôn + bán lẻ) Tỷ đồng 16,755 7,483 6,351 3,444 3,178 3 Condensate Tỷ đồng 216 249 221 237 293 4 Khác Tỷ đồng 2,256 1,577 2,152 1,721 1,577 III Nộp Ngân sách Tỷ đồng 291 2,385 2,211 2,164 2,102 IV LN trước thuế Tỷ đồng 7,682 5,632 3,801 5,273 506 V LN sau thuế Tỷ đồng 5,909 4,654 3,177 5,273 3,903 VI Tổng nguồn vốn Tỷ đồng 23,482 22,051 7,624 5,587 5,325 1 Vốn chủ sở hữu Tỷ đồng 23,480 22,046 7,215 5,555 5,286 VII Tỷ suất LN/vốn % 21% 22% 24% 28% 41%

VII Đào tạo L.người 4,322 3,977 2,768 1,586 1,395

VIII Lao động tiền lương

1 Lao động Người 2,436 2,283 2,159 1,726 1,539 2 Tiền lương bình quân Tr.đ/ng/th 19.5 16.75 14.5 10,3 9.2

STT Các chỉ tiêu Đvt

Nguồn: Ban Kế toán - Kiểm toán - PVGAS

- Chế biến 54,5 tỷ m3 khí ẩm; cung cấp 50 tỷ m3 khí khô; 4,4 triệu tấn khí hóa lỏng và hơn 1,2 triệu tấn condensate; Hiện nay PVGas là đơn vị duy nhất chiếm

lĩnh 100% thị phần cung cấp khí khô; trên 70% thị phần bán buôn LPG, 20% thị phần bán lẻ LPG toàn quốc.

- Tổng doanh thu đạt trên 174.000 tỷ đồng, nộp Ngân sách trên 27.000 tỷ đồng, Lợi nhuận sau thuế gần 32.000 tỷ đồng. Doanh thu năm 2010 đạt 46.000 tỷ đồng, đóng góp gần 10 % tổng doanh thu của Tập đoàn Dầu khí, 2% GDP toàn quốc.

- Ngoài ra còn mang lại hiệu quả cho những ngành, những lĩnh vực khác về mặt kinh tế, xã hội như: tiết kiệm cho ngành điện hơn 60 tỷ Đô la Mỹ kể từ năm 1995 đến nay bằng việc sử dụng khí thay cho dầu DO để sản xuất điện; góp phần giảm bớt một khoản ngoại tệ đáng kể dùng vào việc nhập khẩu dầu DO, phân bón, xăng và khí hóa lỏng hàng năm; góp phần quan trọng trong việc hạn chế nạn phá rừng và ô nhiễm môi trường. Tạo nguồn cung cấp nguyên, nhiên liệu ổn định, lâu dài thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển kinh tế xã hội đất nước.

Hoạt động tài chính của PVGAS đang được thực hiện theo quy định của Luật doanh nghiệp, Điều lệ của Tổng công ty Khí Việt Nam do Đại hội đồng cổ đông thông qua, Quy chế tài chính4 và các quy định khác của Nhà nước. Với các quy định này, tình hình hoạt động tài chính của PVGAS đã có nhiều đổi mới theo hướng tự chủ về tài chính. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều vấn đề chưa thật hoàn thiện, chưa đáp ứng yêu cầu quản lý và điều hành hoạt động tài chính của công ty trong cơ chế thị trường.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính của tổng công ty khí Việt Nam - CTCP (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)