Đầu tư phát triển vốn, đa dạng hoá nguồn vốn

Một phần của tài liệu Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính của tổng công ty khí Việt Nam - CTCP (Trang 77)

Trong nhiều năm qua các tổng công ty nhà nước đã thực hiện cơ chế giao vốn không hoàn lại. Nhà nước giao vốn cho tổng công ty, tổng công ty giao lại vốn cho các công ty thành viên. Nhưng trên thực tế, các công ty thành viên được thành lập

trước khi hình thành tổng công ty cho nên việc giao vốn chỉ mang tính hình thức. Tổng công ty giao lại chính số vốn mà các công ty thành viên đang quản lý và sử dụng. Vì vậy trên sổ sách vốn của Tổng công ty là rất lớn vì bằng tổng vốn của các công ty thành viên cộng lại nhưng thực tế vốn có ở văn phòng tổng công ty rất ít do đó rất khó khăn trong việc đầu tư. Theo cơ chế quản lý tài chính tổng công ty có quyền điều tiết, huy động vốn của các đơn vị thành viên nhưng thực tế việc này gặp rất nhiều khó khăn. Các đơn vị được cấp vốn chưa được tự chủ tài chính đầy đủ với số vốn được cấp. Các đơn vị thành viên được quyền quyết định sử dụng vốn ở mức độ nhất định, nếu vượt quá mức quy định phải trình lên tổng công ty. Như vậy quan hệ giữa tổng công ty và các đơn vị thành viên mang tính hành chính, khả năng huy động điều chuyển vốn của tổng công ty kém, quyền tự chủ khi sử dụng vốn của các đơn vị thành viên bị hạn chế không mang lại hiệu quả cao.

Để giải toả những vướng mắc về cơ chế đó, đẩy nhanh quá trình đổi mới, sắp xếp gắn liền với việc tăng cường năng lực tài chính cho các doanh nghiệp nhà nước, đổi mới căn bản chính sách, cơ chế quản lý tài chính doanh nghiệp nhà nước trên cơ sở tách bạch rõ chức năng quản lý nhà nước theo ngành, lĩnh vực sản xuất kinh doanh với chức năng đại diện chủ sở hữu vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp Nghị định số 199/2004/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ đã đổi mới cách phân định vốn và tài sản của tổng công ty nhà nước như sau:

Vốn của tổng công ty bao gồm vốn do Nhà nước đầu tư tại tổng công ty, vốn do tổng công ty tự huy động và các nguồn vốn khác theo quy định của pháp luật.

Trong đó, vốn nhà nước đầu tư tại tổng công ty nhà nước do Nhà nước quyết định đầu tư và thành lập là số vốn nhà nước do tổng công ty trực tiếp quản lý và vốn nhà nước tổng công ty đầu tư cho công ty thành viên hạch toán độc lập. Vốn nhà nước do tổng công ty nhà nước trực tiếp quản lý gồm:

- Vốn nhà nước do tổng công ty trực tiếp quản lý tại văn phòng tổng công ty, đơn vị hạch toán phụ thuộc của tổng công ty; vốn nhà nước ở các đơn vị sự nghiệp phụ thuộc tổng công ty;

- Vốn nhà nước do tổng công ty đầu tư vào công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên do tổng công ty là chủ sở hữu;

- Vốn nhà nước tổng công ty đầu tư vào các doanh nghiệp khác.

Vốn nhà nước đầu tư tại tổng công ty do các công ty tự đầu tư và thành lập là số vốn nhà nước đầu tư cho công ty nắm quyền chi phối doanh nghiệp khác gồm vốn nhà nước do công ty mẹ trực tiếp quản lý, sử dụng để sản xuất kinh doanh, vốn nhà nước công ty mẹ đầu tư vào các công ty con và các doanh nghiệp khác.

Vốn nhà nước đầu tư cho tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước gồm vốn nhà nước do tổng công ty trực tiếp quản lý, sử dụng và vốn nhà nước do tổng công ty đầu tư vào công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty liên kết, công ty liên doanh và các tổ chức kinh tế khác.

Nhà nước chỉ đầu tư vốn cho tổng công ty, công ty mẹ. Việc đầu tư vốn cho các công ty thành viên hạch toán độc lập, doanh nghiệp khác do tổng công ty, công ty mẹ quyết định. [3-35]

Với cách xác định vốn như trên, mối quan hệ giữa tổng công ty và các đơn vị thành viên đã có những thay đổi cơ bản, từ quan hệ hành chính cấp phát vốn chuyển sang quan hệ kinh tế đầu tư vốn. Sự thay đổi về bản chất của mối quan hệ tài chính này đã dẫn đến sự thay đổi về trình tự và cách thức phân phối lợi nhuận. Với vai trò là nhà đầu tư, tổng công ty chỉ được hưởng phần lợi nhuận tương ứng với phần vốn đã đầu tư cho các công ty thành viên.

Vốn của Tổng công ty bao gồm vốn Nhà nước do Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đầu tư tại Tổng công ty (vốn chủ sở hữu); vốn do Tổng công ty tự huy động và các nguồn vốn khác do Tổng công ty tự huy động.

Vốn Nhà nước do Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đầu tư tại Tổng công ty gồm vốn nhà nước do Tổng công ty trực tiếp quản lý sử dụng, vốn nhà nước do Tổng công ty đầu tư vào các công ty con và các doanh nghiệp khác trực thuộc Tổng công ty.

Tổng công ty được huy động vốn để kinh doanh dưới hình thức phát hành trái phiếu, tín phiếu, kỳ phiếu công ty; vay vốn của tổ chức ngân hàng, tín dụng và các tổ chức tài chính khác, của cá nhân, tổ chức ngoài công ty; vay vốn của người lao động và các hình thức huy động vốn khác theo quy định của pháp luật.

Trong trường hợp Tổng Công ty có yêu cầu, Tổng Công ty được Tập đoàn bảo lãnh vay vốn phù hợp với quy định của Điều lệ tổ chức hoạt động của Tập đoàn, của Tổng công ty và các quy định tại Quy chế này.

Việc huy động vốn để kinh doanh thực hiện theo nguyên tắc tự chịu trách nhiệm hoàn trả, đảm bảo hiệu quả sử dụng vốn huy động, không được làm thay đổi hình thức sở hữu của Tổng công ty.

Việc huy động vốn của các cá nhân, tổ chức nước ngoài thực hiện theo quy định của Chính phủ về quản lý vay nợ nước ngoài.

Thẩm quyền phê duyệt hợp đồng vay vốn được thực hiện như sau:

- Chủ sở hữu quyết định các hợp đồng vay vốn có giá trị bằng hoặc lớn hơn 30% tổng giá trị tài sản ghi trên báo cáo tài chính của Tổng công ty tại thời điểm gần nhất.

- Hội đồng quản trị Tổng công ty quyết định các hợp đồng vay vốn có giá trị đến dưới 30% tổng giá trị tài sản ghi trên báo cáo tài chính của Tổng công ty tại thời điểm gần nhất.

- Hội đồng quản trị Tổng công ty có quyền phân cấp/uỷ quyền cho Tổng giám đốc Tổng công ty quyết định các hợp đồng vay vốn trong phạm vi thẩm quyền của mình.

Hội đồng quản trị Tập đoàn trực tiếp thực hiện hoặc ủy quyền cho Hội đồng Quản trị Tổng công ty thực hiện một số quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu đối với PVGAS.

Hội đồng Quản trị Tổng công ty là đại diện trực tiếp của chủ sở hữu tại PVGAS, được chủ sở hữu giao thực hiện một số quyền và nghĩa vụ theo qui định

của pháp luật và là đại diện chủ sở hữu đối với các công ty do Tổng công ty đầu tư toàn bộ vốn điều lệ.

Hội đồng Quản trị thông qua để Tổng giám đốc Tổng công ty quyết định: a) Bảo lãnh cho mỗi khoản vay có giá trị trên mức vốn điều lệ của công ty xin bảo lãnh để thực hiện dự án đầu tư đã được duyệt hoặc thực hiện kế hoạch sản xuất, kinh doanh theo hợp đồng đã ký.

b) Các hợp đồng thuê, cho thuê; vay, cho vay có giá trị trên mức vốn điều lệ của các công ty con do PVGAS nắm giữ 100% vốn điều lệ theo phân cấp của Hội đồng Quản trị Tổng công ty.

Quyền và nghĩa vụ của Tổng công ty và các công ty thành viên đối với vốn:

Tổng công ty thực hiện đầu tư vốn cho công ty thành viên hạch toán độc lập, công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên do tổng công ty là chủ sở hữu. Tổng công ty chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty thành viên trong phạm vi số vốn tổng công ty đầu tư vào công ty thành viên. Như vậy trách nhiệm của tổng công ty đối với công ty thành viên hạch toán độc lập, công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên do tổng công ty là chủ sở hữu là trách nhiệm hữu hạn.

Tổng công ty không được trực tiếp rút vốn đã đầu tư vào công ty thành viên hạch toán độc lập, công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên do tổng công ty là đại diện chủ sở hữu và các doanh nghiệp khác. Việc rút vốn chỉ được thực hiện thông qua phương thức bán lại số vốn đã đầu tư cho các cá nhân, pháp nhân khác. Trường hợp muốn điều chỉnh lại vốn điều lệ của công ty thành viên hạch toán độc lập, công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên, tổng công ty được trực tiếp rút vốn đã đầu tư vào công ty này nhưng phải bảo đảm đủ vốn điều lệ và khả năng thanh toán các khoản nợ phải trả của các công ty đó.

Công ty thành viên được sử dụng linh hoạt số vốn do công ty quản lý và sử dụng bao gồm cả vốn tổng công ty đầu tư, chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên vốn và hiệu quả sử dụng vốn.

Cơ chế mới đã tạo quyền lực thực tế cho tổng công ty với vai trò là nhà đầu tư được sở hữu thật sự đối với số vốn đã đầu tư tại các đơn vị thành viên.Tổng công ty có thể huy động vốn theo cơ chế thị trường bằng cách chuyển nhượng lại phần vốn góp cho các pháp nhân khác.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính của tổng công ty khí Việt Nam - CTCP (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)