Mục tiêu phát triển của Tập đoàn và Tổng công ty

Một phần của tài liệu Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính của tổng công ty khí Việt Nam - CTCP (Trang 72)

Phát triển ngành Dầu khí trở thành ngành kinh tế - kỹ thuật quan trọng, đồng bộ, bao gồm: tìm kiếm thăm dò, khai thác, vận chuyển, chế biến, tàng trữ, phân phối, dịch vụ và xuất, nhập khẩu. Xây dựng Tập đoàn Dầu khí mạnh, kinh doanh đa ngành trong nước và quốc tế.

Phát triển PVGAS vững mạnh, an toàn, chất lượng, hiệu quả, hiện đại, với phạm vi hoạt động hoàn chỉnh trong tất cả các khâu thu gom, vận chuyển, chế biến, tàng trữ, kinh doanh, dịch vụ và xuất nhập khẩu; tập trung đẩy mạnh công tác đầu tư cơ sở hạ tầng công nghiệp khí trên phạm vị cả nước.

Tốc độ tăng trưởng doanh thu: từ 18-20%/năm; trong đó: doanh thu khí chiếm 61%, sản phẩm khí chiếm 17%, dịch vụ chiếm 22%.

3.2.1 Mục tiêu phát triển đến năm 2015 và định hướng đến năm 2025

Tìm kiếm thăm dò dầu khí: Đẩy mạnh việc tìm kiếm thăm dò, ưu tiên phát triển những vùng nước sâu, xa bờ, tích cực triển khai đầu tư tìm kiếm thăm dò dầu khí ra nước ngoài. phấn đấu gia tăng trữ lượng dầu khí đạt 35-40 triệu tấn dầu/năm.

Khai thác dầu khí: Khai thác và sử dụng hợp lý, hiệu quả, tiết kiệm nguồn tài nguyên dầu khí trong nước để sử dụng lâu dài, tích cực mở rộng hoạt động khai thác dầu khí ở nước ngoài để bổ sung phần thiếu hụt từ khai thác trong nước. Phấn đấu khai thác 25-38 triệu tấn dầu/năm, trong đó khai thác dầu thô giữ ổn định ở mức 18-20 triệu tấn dầu/năm và khai thác khí 6-17 tỷ m3/năm.

Phát triển công nghiệp khí: Tích cực phát triển thị trường tiêu thụ khí trong nước, sử dụng khí tiết kiệm, hiệu quả kinh tế cao thông qua sản xuất điện, phân bón, phục vụ các ngành công nghiệp khác và tiêu dùng gia đình. Xây dựng và vận hành an toàn, hiệu quả hệ thống đường ống dẫn khí quốc gia, sẵn sàng kết nối

với đường ống dẫn khí khu vực Đông Nam Á. Riêng Tập đoàn Dầu khí sản xuất 10- 15% tổng sản lượng điện của cả nước.

Công nghiệp chế biến dầu khí: Tích cực thu hút vốn đầu tư của mọi thành phần kinh tế, đặc biệt là đầu tư từ nước ngoài để phát triển nhanh công nghiệp chế biến dầu khí. Kết hợp có hiệu quả giữa các công trình lọc, hóa dầu, chế biến khí để tạo được các sản phẩm cần thiết phục vụ nhu cầu thị trường trong nước và làm nguyên liệu cho các ngành công nghiệp khác.

Phát triển dịch vụ dầu khí: Thu hút tối đa các thành phần kinh tế tham gia phát triển dịch vụ để tăng nhanh tỷ trong doanh thu dịch vụ trong tổng doanh thu của cả ngành. Phấn đấu đến năm 2015 doanh thu dịch vụ dầu khí đạt 20-25%, đến năm 2020 đạt 25-30% tổng doanh thu cả ngành và ổn định đến năm 2025.

Phát triển khoa học công nghệ: Tăng cường phát triển tiềm lực khoa học công nghệ, đầu tư trang thiết bị hiện đại để hiện đại hóa nhanh ngành dầu khí; xây dựng lực lượng cán bộ, công nhân dầu khí mạnh cả về chất và lượng để có thể điều hành được các hoạt động dầu khí cả ở trong nước và ở nước ngoài.

3.2.2 Mục tiêu phát triển của PVGAS

Phát triển công nghiệp khí thành một ngành kinh tế kỹ thuật quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam, phạm vi hoạt động hoàn chỉnh trong tất cả các khâu thu gom, vận chuyển, chế biến, tàng trữ, kinh doanh, dịch vụ và xuất nhập khẩu. Xây dựng PVGAS thành Tổng công ty khí vững mạnh, tiên tiến, hiện đại, hiệu quả, đóng vai trò chủ đạo trong công nghiệp khí trên phạm vi toàn quốc và từng bước tham gia thị trường khu vực và quốc tế.

3.2.3 Kế hoạch sản lượng khí giai đoạn 2011-2020:

Giai đoạn 2011 - 2015 (Đvt: Tỷ m3

khí/năm):

Hình 2.7 Kế hoạch sản lượng khí khô giai đoạn 2011-2015

Nguồn: Ban Nghiên cứu và phát triển khí - PVGAS

Giai đoạn 2016 - 2020 (Đvt: Tỷ m3 khí/năm):

Hình 2.8 Kế hoạch sản lượng khí khô giai đoạn 2016-2020

Nguồn: Ban Nghiên cứu và phát triển khí - PVGAS

0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 2011 2012 2013 2014 2015 Bể Sông Hồng Bể Maylay Thổ Chu Bể Nam Côn Sơn Bể Cửu Long 0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 2016 2017 2018 2019 2020 Bể Sông Hồng Bể Maylay Thổ Chu Bể Nam Côn Sơn Bể Cửu Long

Một phần của tài liệu Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính của tổng công ty khí Việt Nam - CTCP (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)