Căn cứ vào nội dung của các biện pháp bảo đảm công bằng thương mạ

Một phần của tài liệu Pháp luật về cơ quan quản lý cạnh tranh, chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ thương mại ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp (Trang 26)

hành vi gian lận trong thương mại. Ngoài ra, Tổng Vụ còn là đại diện của Chính phủ Pháp trước các tổ chức quốc tế về cạnh tranh như Uỷ Ban Châu Âu.

1.2.2. Mô hình cơ quan chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ thươngmại của một số nước trên thế giới mại của một số nước trên thế giới

Hiệp định GATT 1947 đã đưa ra các quy định về chống bán phá giá tại Điều VI dù các quy định này còn rất chung chung và mới chỉ mang tính nguyên tắc. Tuy nhiên, tầm quan trọng của những biện pháp này và những ảnh hưởng của nó đến thương mại đã khiến các bên phải cụ thể hóa Điều VI này thành Luật Chống bán phá giá (Anti-dumping Code) sau vòng đàm phán Kenedy và đến khi kết thúc vòng đàm phán Tokyo năm 1979, các Hiệp định về Chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ chính thức ra đời [30]. Kể từ đó, nhiều nước trên thế giới đã thành lập các cơ quan chuyên trách về các vấn đề chống bán phá giá, trợ cấp và tự vệ.

Tuy nhiên, mô hình hoạt động của các cơ quan xử lý các vụ kiện chống bán phá giá, trợ cấp và tự vệ trên thế giới rất đa dạng. Nhìn chung không có mô hình nước nào giống hoàn toàn nước khác mà mỗi nước đều xây dựng mô hình phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ và điều kiện của nước mình. Chính vì vậy, trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, tác giả đã sử dụng phương pháp phân tích, so sánh giữa các mô hình cơ quan các nước để qua đó tìm hiểu được những ưu, nhược điểm của từng mô hình.

1.2.2.1. Căn cứ vào nội dung của các biện pháp bảo đảm công bằng thươngmại mại

Các biện pháp bảo đảm công bằng thương mại (bao gồm chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ) tuy có ý nghĩa giống nhau nhưng bản chất và quy trình điều tra lại khác nhau nên có nhiều nước giao cho cùng một cơ quan thực thi cả ba biện pháp nói trên như Trung Quốc, Hoa Kỳ, Cananda, EU, Úc, New Zealand, Nhật Bản, Achentina, Mehico,.... trong khi một số nước lại tách thành 2 hoặc 3 cơ quan riêng biệt (Ấn Độ, Philippines,...) [12, tr 82].

Việc giao ba biện pháp trên cho một cơ quan thực thi sẽ có ưu điểm là tiết kiệm nhân lực, thuận tiện trong việc tiến hành nghiên cứu và dễ dàng cho các nhà sản xuất trong nước khi muốn được bảo vệ khỏi những tác động bất lợi từ các nước xuất khẩu vì họ chỉ phải liên lạc với một cơ quan duy nhất. Tuy vậy

một số nước lại tách riêng các biện pháp này cho từng cơ quan khác nhau thực thi (chủ yếu là tách cơ quan xử lý việc áp dụng các biện pháp tự vệ - vì biện pháp này liên quan đến việc đền bù cho các nước bị áp thuế).

- Mô hình một cơ quan quản lý chung về chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ thương mại của Trung Quốc

Theo pháp luật Trung Quốc, cơ quan chịu trách nhiệm xử lý các vụ việc chống bán phá giá, trợ cấp và tự vệ là Cục Thương mại lành mạnh Xuất nhập khẩu. Cục Thương mại lành mạnh Xuất nhập khẩu (Bureau of Fair Trade for Imports and Exports) được thành lập vào ngày 26/11/2001, trực thuộc Bộ Ngoại thương và Hợp tác kinh tế (nay là Bộ Thương mại - MOFCOM). Cục ra đời trong bối cảnh những tranh chấp thương mại giữa Trung Quốc với nước ngoài ngày càng gia tăng, Trung Quốc cần phải có một cơ quan thống nhất để xử lý những vụ việc liên quan đến các vụ kiện chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ của nước ngoài, đồng thời xử lý những vụ việc tương tự đối với hàng hoá nhập khẩu vào Trung Quốc.

Cục thương mại lành mạnh XNK hoạt động trên cơ sở các luật: Luật chống cạnh tranh không lành mạnh ban hành năm 1993, Luật Ngoại thương 1994 và Quy chế về Thuế Chống bán phá giá (13/3/2002) [3].

Cục Thương mại lành mạnh xuất nhập khẩu có chức năng, nhiệm vụ chủ yếu sau :

+ Phối hợp với Uỷ ban quốc gia về kinh tế và thương mại (State Economic and Trade Commission - SETC) tiến hành điều tra đối với hàng hoá nhập khẩu để xem xét và xử lý vụ việc chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ;

+ Hướng dẫn doanh nghiệp trong nước phối hợp đối phó với các vụ kiện chống bán phá giá và chống trợ cấp của nước ngoài;

+ Điều tra các chính sách phân biệt đối xử của nước ngoài đối với hàng hoá Trung Quốc nhằm đảm bảo cho hàng hoá Trung Quốc được tham gia bình đẳng vào thị trường thế giới thông qua đàm phán và thương lượng với các nước khác.

- Mô hình cơ quan quản lý về chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ riêng biệt của Ấn Độ

Ấn Độ là một trong những nước tuy thành lập cơ quan xử lý các vụ kiện thương mại khá muộn nhưng đã nhanh chóng trở thành người đi đầu trong việc sử dụng thứ vũ khí lợi hại này (với 339 vụ kiện chống bán phá giá chỉ trong vòng 10 năm, từ năm 1995 đến 2004) [28].

Việc giải quyết các vụ việc liên quan đến biện khác khắc phục thương mại của Ấn Độ được giao cho hai cơ quan:

+ Tổng Vụ Chống bán phá giá và Chống trợ cấp (DGAG - Directorate General of Anti-Dumping & Allied Duties) thuộc Bộ Thương mại và Công nghiệp: phụ trách xử lý các vụ kiện chống bán phá giá và chống trợ cấp. Đứng đầu cơ quan này là một lãnh đạo do Chính phủ bổ nhiệm.

+ Vụ tự vệ thuộc Tổng vụ Thu nhập của Bộ Tài Chính: phụ trách xử lý các vụ việc áp dụng biện pháp tự vệ.

Tổng Vụ Chống bán phá giá và Chống trợ cấp được chính thức thành lập vào tháng 4/1998 (trước đó cơ quan này trực thuộc một cơ quan cấp Vụ) thuộc Bộ Thương mại Ấn Độ. Theo Luật Ấn Độ, cơ quan này có trách nhiệm điều tra và đưa ra các khuyến nghị nhằm khắc phục thiệt hại cho các ngành sản xuất nội địa trong các vụ kiện chống bán phá giá và chống trợ cấp theo Luật Thuế quan 1975 (Customs Tariff Act) (Luật này đã được sửa đổi năm 2002).

Còn cơ quan xử lý các vụ tự vệ lại là Vụ Tự vệ thuộc Tổng vụ Thu nhập của Bộ Tài chính [29].

Hai cơ quan này thực thi chức năng xử lý các vụ kiện chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ dựa trên các cơ sở pháp lý sau:

+ Hiệp định thực thi Điều VI của GATT 1994; + Hiệp định Tự vệ của WTO;

+ Luật Thuế quan năm 1995 - Mục 9A, 9B (liên quan đến bán phá giá và trợ cấp), Mục 8B (liên quan đến tự vệ).

Tổng Vụ chống bán phá giá và chống trợ cấp phối hợp cùng với một cơ quan chuyên trách (cơ quan này do Bộ Thương mại và Cộng nghiệp lập ra) có nhiệm vụ điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp. Trên cơ sở điều tra, Vụ này đề xuất các biện pháp xử lý và ấn định thuế với Bộ Tài chính. Điều đáng lưu ý ở đây là chức năng điều tra xử lý các vụ việc chống bán phá giá và chống trợ cấp là thuộc Bộ thương mại và Công nghiệp Ấn Độ, nhưng chức

năng xử lý các vụ việc liên quan đến tự vệ sẽ thuộc thẩm quyền của Vụ Tự vệ - Bộ Tài chính Ấn Độ.

Một phần của tài liệu Pháp luật về cơ quan quản lý cạnh tranh, chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ thương mại ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp (Trang 26)