Hội đồng xử lý vụ việc chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ

Một phần của tài liệu Pháp luật về cơ quan quản lý cạnh tranh, chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ thương mại ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp (Trang 53 - 55)

3 Điều 107, 115 Luật Cạnh tranh (2004).

2.3.3. Hội đồng xử lý vụ việc chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ

Theo quy định của Pháp lệnh chống bán phá giá và Pháp lệnh chống trợ cấp, Cục quản lý cạnh tranh sẽ chịu trách nhiệm điều tra, phân tích về thiệt hại và tính toán biên độ phá giá, mức độ trợ cấp của hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam, kiến nghị Bộ trưởng Bộ Công thương xem xét và quyết định áp dụng thuế chống bán phá giá, thuế đối kháng tạm thời trong trường hợp cần thiết trong giai đoạn điều tra sơ bộ. Sau khi xem xét kiến nghị của Cục quản lý cạnh tranh, Bộ trưởng Bộ Công thương sẽ quyết định việc áp dụng hay không áp dụng các biện pháp nêu trên, vụ việc sẽ chuyển sang giai đoạn điều tra chính thức.

Tại giai đoạn điều tra chính thức này, kết luận của cơ quan điều tra sẽ được chuyển lên cho Hội đồng xử lý vụ việc chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ.

Hội đồng xử lý vụ việc chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ được thành lập thuộc Bộ Công thương, gồm một số thành viên thường trực và một số thành viên khác làm việc theo từng vụ việc để xem xét các kết luận của cơ quan điều tra; thảo luận và quyết định theo đa số về việc có hay không có bán phá giá, trợ cấp hàng hoá vào Việt Nam gây hoặc đe doạ gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước; kiến nghị Bộ trưởng Bộ Công thương ra quyết định áp dụng thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp5. Theo như quy định này, tại giai đoạn điều tra chính thức cơ quan điều tra sẽ gửi kết luận điều tra cuối cùng của mình lên trên Hội đồng chứ không có chức năng kiến nghị Bộ trưởng Bộ Công thương áp dụng thuế chống bán phá giá, thuế đối 4 Điều 49, 53, 54 Luật Cạnh tranh và Điều 3 Nghị định 05/2006/NĐ-CP.

5 Xem khoản 2 Điều 7 của Pháp lệnh số 20/2004/PL-UBTVQH11 ngày 29/4/2004 về Chống bán phá giáhàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam và của Pháp lệnh số 22/2004/PL-UBTVQH11 ngày 29/4/2004 về Chống hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam và của Pháp lệnh số 22/2004/PL-UBTVQH11 ngày 29/4/2004 về Chống trợ cấp hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam.

kháng đối với hàng hoá nhập khẩu như giai đoạn điều tra sơ bộ nữa, công việc này thuộc về nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng.

Những quy định về trình tự thủ tục giải quyết vụ việc chống bán phá giá, chống trợ cấp của Việt Nam cũng có những điểm tương tự với trình tự thủ tục giải quyết của EU. Tổng vụ thương mại của Uỷ ban Châu Âu (EU) cũng có chức năng điều tra, phân tích về thiệt hại cũng như tính toán biên độ phá giá, mức độ trợ cấp, đưa ra kết luận và kiến nghị Chủ tịch Uỷ ban Châu Âu áp dụng biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp tạm thời ở giai đoạn điều tra sơ bộ. Trong giai đoạn điều tra cuối cùng, Uỷ Ban Châu Âu (EC) cũng có vai trò, nhiệm vụ xem xét kết luận của Tổng vụ thương mại, bỏ phiếu theo đa số và sau đó sẽ kiến nghị Chủ tịch Uỷ ban Châu Âu áp dụng hay không áp dụng các biện pháp chống bán phá, chống trợ cấp đối với hàng hoá nhập khẩu.

Tuy nhiên, kể từ khi thành lập đến nay, Hội đồng chưa có bất kỳ hoạt động gì, nguyên nhân là do tính đến nay Cục quản lý cạnh tranh chưa khởi xướng bất cứ vụ điều tra chống bán phá giá hay chống trợ cấp nào đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam. Chỉ có một vụ việc duy nhất liên quan đến vụ kiện của hai doanh nghiệp Việt Nam là Công ty kính nổi Viglacera và Công ty Kính nổi Việt Nam đã nộp đơn yêu cầu áp dụng biện pháp tự vệ đối với mặt hàng kính nổi nhập khẩu vào Việt Nam và vụ việc này đã được Bộ trưởng Bộ Công thương ký quyết định điều tra. Tuy nhiên, các biện pháp tự vệ thương mại đối với mặt hàng kính nổi nhập khẩu theo đơn yêu cầu của hai doanh nghiệp này không được Bộ công thương chấp nhận do kết quả điều tra cuối cùng của Cục quản lý cạnh tranh cho thấy không đủ điều kiện áp dụng các biện pháp tự vệ thương mại. Do đó, vụ việc đã được giải quyết mà không cần tới thẩm quyền xử lý của Hội đồng xử lý vụ việc.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu Pháp luật về cơ quan quản lý cạnh tranh, chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ thương mại ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(71 trang)
w