Hoàn thiện pháp luật về cơ quan chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ thương mại trên cơ sở tách chức năng thực thi chính sách

Một phần của tài liệu Pháp luật về cơ quan quản lý cạnh tranh, chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ thương mại ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp (Trang 62 - 67)

3 Điều 107, 115 Luật Cạnh tranh (2004).

3.2.2.Hoàn thiện pháp luật về cơ quan chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ thương mại trên cơ sở tách chức năng thực thi chính sách

và tự vệ thương mại trên cơ sở tách chức năng thực thi chính sách chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ thương mại ra khỏi cơ quan cạnh tranh và thành lập một cơ quan chuyên trách về vấn đề này trực thuộc Bộ Công thương

Mặc dù pháp luật cạnh tranh và pháp luật chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ thương mại có nhiều mục đích chung như là đều để duy trì, tạo lập môi trường thương mại bình đẳng, công bằng và nhằm bảo vệ lợi ích hợp pháp của ngành công nghiệp, cộng đồng doanh nghiệp và bảo vệ người tiêu dùng. Tuy nhiên, về đối tượng điều chỉnh của các chính sách này là hoàn toàn khác nhau. Chính sách cạnh tranh điều chỉnh các doanh nghiệp, Hiệp hội đang hoạt động tại thị trường nội địa. Trong khi đó, chính sách chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ lại nhắm tới các hàng hoá do các doanh nghiệp nước ngoài nhập khẩu vào thị trường nội địa.

Thực tế cho thấy, không có bất kỳ quốc gia nào xây dựng mô hình giao cho một cơ quan thực hiện cùng lúc hai chính sách này. Cơ quan cạnh tranh

các nước có thể là cơ quan thuộc Quốc hội, Chính phủ hoặc thuộc Bộ, còn cơ quan quản lý về chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ lại thường trực thuộc các Bộ Thương mại, Kinh tế hoặc Công thương. Hơn nữa, chính sách cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng, chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ đều là các chính sách lớn nên ở các nước, thông thường mỗi chính sách này đều do giao cho một cơ quan khác nhau quản lý.

Xuất phát từ sự khác nhau về đối tượng điều chỉnh của chính sách, chính sách cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng với chính sách chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ cũng như kinh nghiệm quốc tế, pháp luật hiện hành về cơ quan cạnh tranh, chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ thương mại ở Việt Nam nên được hoàn thiện theo hướng tách chức năng thực thi chính sách chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ thương mại ra khỏi cơ quan cạnh tranh, theo đó cơ quan cạnh tranh chỉ thực thi chính sách cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng, còn việc thực thi chính sách chính sách chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ thương mại cần phải giao cho ít nhất một cơ quan độc lập thực hiện [11, tr 236].

Sau khi tách chức năng thực thi chính sách chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ thương mại ra khỏi cơ quan cạnh tranh thì nên hợp nhất cơ quan điều tra chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ với Hội đồng xử lý các vụ việc chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ thành một cơ quan. Bởi lẽ Hội đồng xử lý vụ việc chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ theo quy định hiện nay là Hội đồng có tính chất tư vấn giúp việc cho Bộ trưởng Bộ Công thương với nhiệm vụ chính là nghiên cứu, xem xét hồ sơ và các kết luận của cơ quan điều tra về các vụ việc chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ, qua đó kiến nghị Bộ trưởng Bộ Công thương ra quyết định áp thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ. Khác với mô hình cơ quan quản lý chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ của các nước trên thế giới, Hội đồng xử lý vụ việc chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ của Việt Nam hiện nay không có chức năng điều tra xác định biên độ phá giá, trợ cấp cũng như điều tra xác định mức độ gây thiệt hai hoặc đe doạ gây thiệt hại đối với ngành sản xuất trong nước mà hai chức năng này đang thuộc thẩm quyền của cơ quan điều tra. Như vậy, theo cơ chế hiện nay, kiến nghị của Hội đồng này chỉ mang tính chất tư vấn và tham khảo vì Bộ trưởng Bộ Công thương mới là người có

quyền quyết định cuối cùng là có áp dụng thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp và các biện pháp tự vệ đối với hàng hoá nhập khẩu hay không.

Do đó, để đảm bảo tính thống nhất và gọn nhẹ bộ máy, chúng ta lên gộp hai cơ quan điều tra chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ với Hội đồng xử lý các vụ việc chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ thành một cơ quan. Thay vì phải tham khảo ý kiến các thành viên Hội đồng xử lý các vụ việc chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ (là đại diện của các Bộ/ngành), sau khi có kết quả điều tra, cơ quan điều tra có thể gửi văn bản để xin ý kiến các bộ/ngành liên quan trước khi trình Bộ trưởng Bộ Công thương quyết định. Dựa trên những phân tích nêu trên, tác giả xin đề xuất thành lập Cục chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ trực thuộc Bộ Công thương thực hiện chức năng quản lý nhà nước về chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ. Như vậy, Cục chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ thương mại sẽ thực hiện một phần chức năng của Cục quản lý cạnh tranh hiện nay và toàn bộ chức năng của Hội đồng xử lý vụ việc chống bán phá, chống trợ cấp và tự vệ. Theo đó, Cục chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ sẽ có nhiệm và và quyền hạn chính sau đây:

- Tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về chống bán giá, chống trợ cấp và các biện pháp tự vệ đối với hàng hoá nước ngoài nhập khẩu vào Việt Nam để bảo vệ các ngành công nghiệp sản xuất trong nước đối phó với các hành vi thương mại không công bằng của nước ngoài trong thương mại quốc tế.

- Phối hợp với các doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng trong việc đối phó với các vụ kiện trong thương mại quốc tế liên quan đến bán phá giá, trợ cấp và áp dụng các biện pháp tự vệ.

Để thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao, Cục Chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ sẽ cơ cấu, tổ chức chuyên môn như sau:

- Ban điều tra và xử lý chống bán phá giá - Ban điều tra và xử lý chống trợ cấp. - Ban điều tra áp dụng các biện pháp tự vệ. - Ban nghiên cứu tổng hợp và thống kê. - Văn phòng;

- Trung tâm thông tin

- Văn phòng đại diện tại TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.

Tóm lại, việc hoàn thiện mô hình cơ quan chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ thương mại theo hướng này sẽ những ưu điểm sau đây:

- Thứ nhất, việc áp dụng mô hình một cơ quan thống nhất ra quyết định

về thiệt hại và tính toán phá giá, trợ cấp sẽ đem lại hiệu quả và tiết kiệm nguồn nhân lực cho Việt Nam, vì chỉ cần sử dụng một đội ngũ điều tra viên để điều tra, phân tích và tính toán về cả biên độ và thiệt hại. Hơn nữa, do công việc xử lý và giải quyết vụ việc chống bán phá giá, chống trợ cấp có sự trùng lắp đáng kể giữa các dữ liệu phục vụ cho việc xác định biên độ phá giá, trợ cấp và dữ liệu phục vụ cho việc xác định thiệt hại và mức độ gây thiệt hại cho ngành sản xuất trong nước cũng như phương thức điều tra, phân tích, đánh giá những nội dung này. Do đó, sẽ tiết kiệm thời gian cho cơ quan quản lý trong quá trình thu thập và phân tích thông tin [12, tr 142].

- Thứ hai, trình độ của đội ngũ cán bộ sẽ được nâng cao hơn khi họ

được tham gia toàn bộ tiến trình xử lý một vụ kiện, từ việc tiếp nhận hồ sơ, điều tra và đưa ra kết luận về vụ việc.

- Thứ ba, thông thường các cơ quan điều tra là nơi am hiểu rõ nhất về

bản chất vụ việc và cũng là nơi nắm rõ về các quy định pháp luật quốc tế liên quan đến các biện pháp khắc phục thương mại. Chính vì vậy, việc để cơ quan điều tra ra quyết định cuối cùng về vụ việc sẽ đảm bảo độ chính xác cao hơn.

KẾT LUẬN

Tầm quan trọng của việc ban hành và thực thi Luật Cạnh tranh, Pháp lệnh về chống bán phá giá, Pháp lệnh chống trợ cấp và tự vệ một cách hiệu quả tại Việt Nam đã được nhận thức rõ và nêu cao bởi không chỉ bởi các cơ quan nhà nước mà còn bởi đông đảo các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là cộng đồng doanh nghiệp, người tiêu dùng và giới nghiên cứu khoa học v.v... Tuy nhiên, để xây dựng một môi trường cạnh tranh lành mạnh công bằng, một vấn đề tối quan trọng là làm sao xây dựng được một mô hình cơ quan cạnh tranh, cơ quan quản lý chống bán phá giá, chống trợ cấp vừa phù hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam vừa đảm bảo yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.

Việc xây dựng và hoàn thiện một bộ máy tổ chức ở bất kỳ quốc gia nào đều phải trải qua một quá trình hình thành và phát triển tương đối lâu dài và phức tạp. Do nền kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn chuyển đổi, các hoạt động kinh doanh diễn ra ngày càng đa dạng và phong phú. Điều này đòi hỏi các cơ quan quản lý nhà nước phải không ngừng nâng cao và hoàn thiện bộ máy quản lý của mình.

Sau khi nghiên cứu những vấn đề lý luận của pháp luật cạnh tranh, chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ, cũng như nghiên cứu, phân tích mô hình cơ quan cạnh tranh, chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ của một số nước trên thế giớí và những vấn đề đặt ra đối với các cơ quan quản lý cạnh tranh, chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ của Việt Nam trong thời gian tới, tác giả đã mạnh dạn đưa một số đề xuất nhằm góp phần hoàn thiện mô hình cơ quan quản lý cạnh tranh, chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ của Việt Nam hiện nay. Do điều kiện nghiên cứu bị giới hạn, đĐề tài không tránh khỏi những sai sót và hạn chế nhất định, tác giả rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy cô và các nhà nghiên cứu để tiếp tục hoàn thiện.

Một phần của tài liệu Pháp luật về cơ quan quản lý cạnh tranh, chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ thương mại ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp (Trang 62 - 67)