3 Điều 107, 115 Luật Cạnh tranh (2004).
3.1.1.3. Hoàn thiện pháp luật về cơ quan cạnh tranh phải bảo đảm cho cơ quan này thực thi được các chức năng và nhiệm vụ một cách có
quan này thực thi được các chức năng và nhiệm vụ một cách có hiệu quả và phù hợp với thông lệ quốc tế
Nhiệm vụ chính của cơ quan quản lý cạnh tranh là bảo đảm thực thi Luật cạnh tranh. Có thể nói, Luật cạnh tranh được thực thi nghiêm chỉnh đến đâu là phụ thuộc vào hiệu quả hoạt động của chính cơ quan này. Qua nghiên cứu mô hình cơ quan cạnh tranh của một số nước, chúng ta có thể rút ra một số chức năng, nhiệm vụ chính của cơ quan cạnh tranh như sau:
- Điều tra, xử lý các hành vi cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường
- Chống độc quyền, lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường. - Kiểm soát quá trình sát nhập hợp nhất doanh nghiệp.
- Điều tra, xử lý các thoả thuận hạn chế cạnh tranh trên thị trường. - Thực hiện các hoạt động khác nhằm đảm bảo môi trường cạnh tranh lành mạnh.
Bên cạnh đó, do chính sách cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng có quan hệ mật thiết với nhau nên theo mô hình của nhiều nước trên thế giới như Úc, Colombia, Phần Lan, Pháp, Hungary, New Zealand, Na Uy, Peru, Ba Lan, Liên bang Nga, Vương quốc Anh, Hoa Kỳ và Italia…. Cơ quan cạnh tranh vừa có thẩm quyền thực thi chính sách cạnh tranh vừa có thẩm quyền thực thi chính sách bảo vệ người tiêu dùng.
Ngoài các nhiệm vụ, quyền hạn trên, hầu hết các cơ quan cạnh tranh đều có hai thẩm quyền cơ bản:
- Phát hiện và kiến nghị các cơ quan liên quan bãi bỏ các chính sách làm cản trở đến môi trường cạnh tranh.
- Yêu cầu các tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp thông tin, chứng cứ trong quá trình điều tra xử lý vụ việc cạnh tranh
Tuy nhiên, qua quá trình nghiên cứu mô hình cơ quan quản lý cạnh tranh của nhiều nước trên thế giới thì cho thấy hầu hết cơ quan cạnh tranh của các nước không thực hiện thêm chức năng thực thi lĩnh vực pháp luật về biện pháp bảo đảm công bằng trong thương mại quốc tế.