Hoàn thiện pháp luật về cơ quan chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ thương mại phải bảo đảm xác định rõ vị trí pháp lý của cơ

Một phần của tài liệu Pháp luật về cơ quan quản lý cạnh tranh, chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ thương mại ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp (Trang 57 - 58)

3 Điều 107, 115 Luật Cạnh tranh (2004).

3.1.2.1. Hoàn thiện pháp luật về cơ quan chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ thương mại phải bảo đảm xác định rõ vị trí pháp lý của cơ

và tự vệ thương mại phải bảo đảm xác định rõ vị trí pháp lý của cơ quan này.

Qua nghiên cứu lịch sử hình thành và phát triển của các cơ quan xử lý chống bán phá giá, trợ cấp và tự vệ trên thế giới có thể nhận thấy một điểm chung là khoảng thời gian kể từ khi ban hành luật đến thời điểm thành lập các cơ quan nêu trên thường là 10 năm. Và đa số các cơ quan trên đều là cơ quan cấp Vụ trực thuộc Bộ Thương mại hoặc Bộ Thương mại và Công nghiệp. Một điểm chung nữa giữa các nước là ít cơ quan nào ổn định tên gọi và chức năng nhiệm vụ ngay từ đầu. Đa số các cơ quan (từ những nước phát triển đến các nước đang phát triển) đều đã trải qua thời kỳ hoạt động, sau đó đổi tên hoặc

đổi đơn vị chủ quản để điều chỉnh hoạt động của mình cho phù hợp với sự phát triển và vận động không ngừng của các hoạt động thương mại quốc tế và quá trình tự do hoá thương mại và toàn cầu hoá.

Đối với đa số các nước tách riêng cơ quan hoạt động trong vấn đề tự vệ, họ đều đưa cơ quan này trực thuộc các Bộ phụ trách về tài chính, thuế hoặc hải quan (trong khi cơ quan áp dụng biện pháp chống bán phá giá và chống trợ cấp thường thuộc các Bộ quản lý về thương mại, công nghiệp hoặc kinh tế…). Việc áp dụng các biện pháp tự vệ khác với hai biện pháp trên vì không cần điều tra về hành vi của các nhà xuất khẩu mà chỉ cần tính toán thiệt hại của ngành sản xuất trong nước. Tuy nhiên nước áp dụng các biện pháp tự vệ lại phải đưa ra biện pháp đền bù cho các nước bị thiệt hại. Vì vậy nếu cơ quan này trực thuộc Bộ quản lý về thuế và hải quan sẽ thuận tiện trong việc nghiên cứu chọn lựa biện pháp đền bù có lợi nhất.

Một phần của tài liệu Pháp luật về cơ quan quản lý cạnh tranh, chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ thương mại ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp (Trang 57 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(71 trang)
w