Hoàn thiện pháp luật về cơ quan cạnh tranh trên cơ sở hợp nhất Cục quản lý cạnh tranh và Hội đồng cạnh tranh thành cơ quan

Một phần của tài liệu Pháp luật về cơ quan quản lý cạnh tranh, chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ thương mại ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp (Trang 60 - 62)

3 Điều 107, 115 Luật Cạnh tranh (2004).

3.2.1. Hoàn thiện pháp luật về cơ quan cạnh tranh trên cơ sở hợp nhất Cục quản lý cạnh tranh và Hội đồng cạnh tranh thành cơ quan

Cục quản lý cạnh tranh và Hội đồng cạnh tranh thành cơ quan cạnh tranh thống nhất trực thuộc Chính phủ.

Căn cứ theo các quy định về chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Cục Quản lý cạnh tranh và Hội đồng cạnh tranh cũng như tham khảo kinh nghiệm quốc tế, cơ quan cạnh tranh theo quy định của Luật cạnh tranh cần được hoàn thiện theo hướng thành lập một cơ quan cạnh tranh thống nhất trực thuộc Chính phủ trên cơ sở hợp nhất Cục Quản lý cạnh tranh và Hội đồng cạnh tranh vì các lý do sau đây:

- Thứ nhất, hoạt động của cơ quan quản lý cạnh tranh chủ yếu được thể hiện trong hoạt động điều tra và xử lý vụ việc cạnh tranh. Đặc biệt, trong điều kiện nước ta hiện nay, các doanh nghiệp nhà nước đang giữ hầu hết các lĩnh

vực then chốt của nền kinh tế, do đó đối tượng điều tra của cơ quan cạnh tranh có thể sẽ là các Tập đoàn kinh tế nhà nước, Tổng công ty nhà nước và thậm chí cả các cơ quan quản lý nhà nước. Do đó, các cơ quan quản lý cạnh tranh cần phải có một vị thế đủ mạnh để thực hiện tốt các nhiệm vụ của mình.

- Thứ hai, việc thành lập một cơ quan cạnh tranh độc lập thuộc Chính

phủ cũng sẽ tạo điều kiện cho việc huy động nguồn thu ngân sách thông qua hoạt động một cách độc lập, tăng thêm tính tự chủ cho cơ quan cạnh tranh. Hơn nữa, một vị trí độc lập cũng đảm bảo và đẩy việc tập trung chuyên môn, tính công chính, minh bạch và khả năng chịu trách nhiệm của cơ quan này. Tự chủ về quá trình tuyển chọn, bổ nhiệm cũng như đào tạo nguồn nhân lực, cũng như tự chủ về mặt ngân sách hoạt động đảm bảo cho cơ quan cạnh tranh có thực quyền cao hơn.

- Thứ ba, một trong những chức năng quan trọng khác của hầu hết các

cơ quan cạnh tranh trên thế giới là chức năng tham vấn. Tại Khoản 3 Điều 2 Nghị định 06/2006/NĐ-CP ngày 9/1/2006 cũng quy định Cục Quản lý cạnh tranh có quyền “phát hiện và kiến nghị cơ quan có liên quan giải quyết theo

thẩm quyền về những vãn bản đã ban hành có nội dung không phù hợp với quy định của pháp luật cạnh tranh”. Đây đã là một điểm khá tiến bộ theo

hướng cho phép cơ quan cạnh tranh được quyền loại bỏ tất cả các quy định đi ngược lại với các nguyên tắc cạnh tranh. Tuy nhiên, để làm được điều này đòi hỏi cơ quan cạnh tranh phải có vị trí đủ mạnh.

Một ví dụ nổi bật trong trường hợp này là kinh nghiệm của Hàn Quốc. Điều 63 Luật về Thương mại Công bằng và Quản lý Độc quyền (MRFTA) nước này có quy định về cơ chế tham khảo ý kiến trước (prior consultation) với Uỷ ban Thương mại Công bằng của Hàn Quốc (KFTC) khi các cơ quan Chính phủ có kế hoạch ban hành hoặc sửa đổi các luật và quy định có ảnh hưởng đến cạnh tranh, kể cả khi các cơ quan này muốn áp dụng các biện pháp hành chính có bản chất tương tự. Hệ thống này được thiết lập khi MRFTA được ban hành vào năm 1981 và đã đạt được thành tựu đáng kể trong việc ngăn chặn việc ban hành mới các chính sách, luật lệ, quy định có ảnh hưởng tiêu cực đến cạnh tranh. Trong quá trình tham khảo ý kiến, KFTC chủ yếu xem xét các khía cạnh liên quan tới các hạn chế gia nhập thị trường, duy trì

giá bán, hạn chế phạm vi kinh doanh, các hoạt động của cartel, việc cấp độc quyền nhập khẩu và các hành vi bị cấm đối với các hiệp hội kinh doanh, cơ chế gọi thầu trong mua sắm của chính phủ,...; cũng như đề xuất ý kiến giải quyết, khắc phục các hạn chế này trong các dự luật và chính sách. Trong giai đoạn 10 năm, từ năm 1991 đến năm 2001 đã có tổng cộng 3654 quá trình tham khảo ý kiến như vậy được tiến hành. KFTC đã kiến nghị xóa bỏ hoặc sửa đổi đối với 654 trường hợp, tức là vào khoảng 12.4% tổng số, trong số đó có 581 trường hợp (72% tổng số kiến nghị) ý kiến của Hội đồng được hoan nghênh và chấp thuận. Tuy nhiên, cơ chế này chỉ có được khi cơ quan cạnh tranh có vị trí độc lập và quyền tự chủ cao, nơi KFCT là cơ quan ngang Bộ trực thuộc Chính phủ [12, tr 138 – 139].

- Thứ tư, để đáp ứng đòi hỏi ngày càng tăng của hội nhập kinh tế quốc

tế, số vụ kiện về các hành vi vi phạm pháp luật canh tranh chắc chắn sẽ tăng lên một cách đáng kể. Điều này đòi hỏi quy mô của cơ quan cạnh tranh phải được mở rộng nhằm đảm bảo nguồn tài chính, nhân lực để thực thi hiệu quả các công việc được giao.

Một phần của tài liệu Pháp luật về cơ quan quản lý cạnh tranh, chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ thương mại ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp (Trang 60 - 62)