Hội đồng cạnh tranh

Một phần của tài liệu Pháp luật về cơ quan quản lý cạnh tranh, chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ thương mại ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp (Trang 38)

Theo quy định của Luật Cạnh tranh, đối với các hành vi hạn chế cạnh tranh, Cục Quản lý cạnh tranh chỉ đảm nhận vai trò điều tra, thu thập, tìm kiếm các chứng cứ có liên quan đến một vụ việc, còn việc xét xử, xử lý, đưa ra các quyết định, giải quyết khiếu nại có liên quan đến vụ việc cạnh tranh thì do Hội đồng cạnh tranh (Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh) đảm nhận. Hội đồng cạnh tranh là cơ quan do Chính phủ thành lập gồm từ 11 đến 15 thành viên do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công thương. Ngày 09/01/2006, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 05/2006/NĐ-CP về việc thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Hội đồng cạnh tranh. Ngày 12/06/2006, theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Thương mại, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 843/QĐ-TTg bổ nhiệm 11 thành viên Hội đồng cạnh tranh. Thành viên Hội đồng cạnh tranh là đại diện của các Bộ: Bộ Công thương, Bộ Tư Pháp, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch đầu tư, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Xây dựng,… Tháng

01/2009, Thủ tướng Chính phủ đã bổ nhiệm thêm 5 thành viên nâng tổng số thành viên Hội đồng cạnh tranh lên 16 người.

Hội đồng cạnh tranh gồm 01 Chủ tịch, giúp việc cho Chủ tịch Hội đồng cạnh tranh có 02 Phó Chủ tịch Hội đồng cạnh tranh. Để giúp việc cho Hội đồng, ngày 28/08/2006, Bộ trưởng Bộ Thương mại đã có Quyết định số 1378/QĐ-BTM thành lập Ban Thư ký Hội đồng cạnh tranh. Ban Thư ký Hội đồng cạnh tranh gồm từ 7-9 người làm việc chuyên trách.

Điều 2 Nghị định 05/2006/NĐ-CP quy định Hội đồng cạnh tranh là cơ quan thực thi quyền lực nhà nước độc lập, có chức năng xử lý các hành vi hạn chế cạnh tranh. Quy định này đã khẳng định được vị trí pháp lý của Hội đồng cạnh tranh như sau:

- Hội đồng cạnh tranh là cơ quan thực thi quyền lực nhà nước chứ không phải là Hội đồng tư vấn. Đây là cơ sở quan trọng để phân biệt Hội đồng cạnh tranh với Hội đồng xử lý vụ việc chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ trong giao thương quốc tế (gọi tắt là Hội đồng xử lý). Theo Nghị định 04/2006/NĐ-CP ngày 09/01/2006, Hội đồng xử lý chỉ có chức năng tư vấn cho Bộ trưởng Bộ Công thương trong việc xử lý các vụ việc về chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ. Trong khi đó, Hội đồng cạnh tranh là cơ quan xử lý kết quả điều tra của cơ quan quản lý cạnh tranh về các vụ việc hạn chế cạnh tranh. Quyết định của Hội đồng cạnh tranh có giá trị bắt buộc thi hành và được đảm bảo thực hiện bởi quyền lực nhà nước;

- Hội đồng cạnh tranh là cơ quan thuộc hệ thống hành pháp có chức năng xử lý vụ việc về cạnh tranh. Luật Cạnh tranh và Nghị định 05/2006/NĐ- CP không khẳng định rõ ràng về bản chất lưỡng tính của Hội đồng cạnh tranh, song nếu dựa vào quy trình tố tụng cạnh tranh mà cơ quan này thực hiện trong việc xử lý vụ việc cạnh tranh, có thể thấy rõ tính chất tài phán của nó. Có thể chứng minh kết luận trên bằng những cơ sở sau: một là, thủ tục tố tụng mang tính tranh tụng thông qua phiên điều trần để các bên liên quan có cơ hội được trình bày quan điểm và trao đổi trực tiếp với các bên tham gia tố tụng khác và cơ quan tiến hành tố tụng1; hai là, việc tiến hành xử lý vụ việc được thực hiện theo một trình tự tố tụng chặt chẽ, rõ ràng và mang tính tài phán chứ không 1 Xem mục 5 Chương V Luật Cạnh tranh; mục 8 Chương III Nghị định 116/2005/NĐ-CP ngày 15/09/2005.

chỉ là xử lý hành chính thông thường theo pháp luật xử lý vi phạm hành chính; ba là, khi quyết định xử lý hành vi hạn chế cạnh tranh trong các vụ việc về cạnh tranh, Hội đồng cạnh tranh làm việc theo chế độ tập thể; bốn là, quyết định của Hội đồng cạnh tranh không thể bị khiếu nại trong hệ thống cơ quan hành chính mà phải khởi kiện ra tòa án,...

Theo Nghị định số 05/2006/NĐ-CP về việc thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Hội đồng cạnh tranh, Hội đồng cạnh tranh có nhiệm vụ tổ chức xử lý, giải quyết khiếu nại đối với các vụ việc cạnh tranh liên quan đến hành vi hạn chế cạnh tranh theo quy định của Luật cạnh tranh. Như vậy, pháp luật cạnh tranh Việt Nam đã lựa chọn mô hình hệ thống gồm hai cơ quan có thẩm quyền thực thi luật cạnh tranh và việc phân chia thẩm quyền là tư tưởng căn bản trong việc thực thi luật cạnh tranh. Điều đó dẫn tới giới hạn thẩm quyền của các cơ quan trong hệ thống thi hành pháp luật theo chiều hướng phân công và chuyên môn hóa khi xử lý vụ việc cạnh tranh. Theo Luật Cạnh tranh, thẩm quyền của Hội đồng cạnh tranh được giới hạn bởi những nội dung sau:

- Tổ chức xử lý và giải quyết khiếu nại đối với các vụ việc cạnh tranh

liên quan đến hành vi hạn chế cạnh tranh theo quy định của pháp luật;

- Việc tổ chức xử lý vụ việc về hành vi hạn chế cạnh tranh được thực

hiện dựa trên kết quả điều tra của cơ quan quản lý cạnh tranh. Nói cách khác, Hội đồng cạnh tranh không có chức năng điều tra vụ việc cạnh tranh;

- Hội đồng cạnh tranh không giải quyết triệt để mọi vấn đề đặt ra từ vụ

việc cạnh tranh. Theo Luật Cạnh tranh, thủ tục tố tụng cạnh tranh được tiến hành để Hội đồng cạnh tranh xử lý hành vi hạn chế cạnh tranh chứ không giải quyết yêu cầu về bồi thường thiệt hại;

- Về mặt tổ chức, Hội đồng cạnh tranh không trực tiếp xử lý một vụ

việc cạnh tranh cụ thể mà thành lập Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh để giải quyết [16];

- Tòa án có thể can thiệp vào quá trình xử lý vụ việc cạnh tranh. Sau

khi Hội đồng cạnh tranh giải quyết khiếu nại mà các bên vẫn không đồng ý thì phát sinh quyền khởi kiện ra tòa án.

Việc phân định thẩm quyền của Hội đồng cạnh tranh như trên xuất phát từ quan điểm sau:

- Thứ nhất, những nhà hoạch định chính sách cạnh tranh của các quốc

gia có nhiều kinh nghiệm thi hành luật cạnh tranh luôn đề ra yêu cầu là bộ

phận xử lý vụ việc phải khác và tách ra khỏi bộ phận điều tra. Ngay cả khi thành lập một cơ quan duy nhất thực thi pháp luật thì hai chức năng trên cần trao cho hai bộ phận chuyên biệt2. Có như vậy mới đảm bảo hiệu quả của việc thực thi bằng sự phân công chuyên môn trong hoạt động giữa các cơ quan hoặc các bộ phận. Mặt khác, với cơ chế giám sát lẫn nhau, sử dụng kết quả làm việc của nhau để giải quyết vụ việc sẽ nâng cao tính đúng đắn trong việc xử lý vụ việc.

- Thứ hai, sự phân chia và giới hạn thẩm quyền nói trên giữa hai cơ

quan thi hành Luật cạnh tranh cho thấy vụ việc về hành vi hạn chế cạnh tranh được xử lý với thủ tục chặt chẽ, phức tạp hơn so với vụ việc cạnh tranh không lành mạnh. Tính phức tạp thể hiện ở vài trò của Hội đồng cạnh tranh trong giai đoạn xử lý vụ việc, theo đó: (i) một khi vụ việc về hành vi hạn chế cạnh tranh đã chuyển qua giai đoạn điều tra chính thức thì chỉ có thể bị đình chỉ hoặc được giải quyết bằng một quyết định xử lý của Hội đồng cạnh tranh, cơ quan quản lý cạnh tranh sẽ phải thực hiện cho trọn chức trách điều tra và chuyển kết quả cho Hội đồng cạnh tranh xử lý; (ii) vụ việc sẽ được giải quyết bằng một hội đồng xử lý cụ thể làm việc theo chế độ tập thể thay vì chế độ thủ trưởng của cơ quan quản lý cạnh tranh như trong vụ việc về cạnh tranh không lành mạnh. Điều này còn cho thấy thái độ của pháp luật và Nhà nước đối với hành vi hạn chế cạnh tranh. Dường như Nhà nước đã mạnh tay bằng các biện pháp mang tính quyền lực công như biện pháp buộc cơ cấu lại doanh nghiệp; tuyên bố vô hiệu hợp đồng... để đối trọng và kiểm soát quyền lực thị trường.

Tuy nhiên, những phân chia và giới hạn thẩm quyền nói trên cũng có những hạn chế sau đây:

- Một là, mặc dù Luật Cạnh tranh đã chỉ rõ sự phân quyền trong quá

trình xử lý vụ việc về hành vi hạn chế cạnh tranh, trong đó, Hội đồng cạnh 2 Theo Điều 99 và Điều 100 của Luật Cạnh tranh, quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung chỉ có thể thực hiện sau khi nhận được hồ sơ về kết quả điều tra và trước khi ra quyết định mở phiên điều trần.

tranh là cơ quan có quyền lực cao nhất trong việc xử lý vụ việc. Song xét về thực chất, cái bóng của cơ quan quản lý cạnh tranh là quá lớn và có khả năng chi phối nội dung quyết định xử lý vụ việc. Theo các Điều 100, 101, 102 Luật Cạnh tranh và các quy định trong Nghị định 116/2005/NĐ-CP ngày 15/09/2005, Hội đồng cạnh tranh có các quyền xử lý kết quả điều tra của cơ quan quản lý cạnh tranh như sau: (i) đình chỉ vụ việc theo đề nghị của thủ

trưởng cơ quan quản lý cạnh tranh hoặc dựa trên ý chí của người khiếu nại nếu người bị điều tra đã tự nguyện chấm dứt hành vi và khắc phục hậu quả; (ii) trả lại hồ sơ để điều tra bổ sung nếu chứng cứ trong kết quả điều tra chưa đủ để kết luận về hành vi vi phạm; (iii) mở phiên điều trần để giải quyết vụ việc. Do đó, trong trường hợp có sự xung đột về kết quả điều tra của cơ quan

điều tra với kết quả thẩm tra của Hội đồng cạnh tranh trong phiên điều trần sẽ phát sinh nhiều vấn đề pháp lý phức tạp. Khoản 2 Điều 101 Nghị định 116/2005/NĐ-CP quy định “Quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh chỉ được căn

cứ vào kết quả của việc hỏi tại phiên điều trần, tranh luận và các chứng cứ đã được xem xét, kiểm tra tại phiên điều trần”. Nếu như khi thẩm tra, kết quả

cho thấy các chứng cứ do cơ quan điều tra thu thập và sử dụng là không khách quan hoặc có sai lầm khi nhận định, đánh giá, song chứng cứ thu thập lại được tại phiên điều trần chưa đủ để kết luận về hành vi vi phạm thì Hội đồng cạnh tranh sẽ rất khó xử lý bởi lúc này không thể trả hồ sơ để điều tra bổ sung3.

- Hai là, do tính chất phức tạp và nhạy cảm của các vụ việc cạnh tranh

nên yêu cầu về tính chính xác, khách quan của việc xử lý luôn được đặt lên hàng đầu đối với các cơ quan thực thi pháp luật cạnh tranh. Các vụ việc cạnh tranh luôn gắn liền với các vấn đề về tự do và bình đẳng trong kinh doanh, đòi hỏi những người có thẩm quyền giải quyết vụ việc phải có những hiểu biết nhất định về các lĩnh vực kinh tế, thương mại, pháp luật... Vì lẽ ấy, Điều 55 Luật Cạnh tranh quy định thành viên Hội đồng cạnh tranh phải có đủ các tiêu chuẩn sau: (i) có phẩm chất đạo đức tốt, trung thực, khách quan, có tinh thần

bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa; (ii) có trình độ cử nhân luật hoặc cử nhân kinh tế, tài chính; (iii) có thời gian công tác thực tế ít nhất là 9 năm thuộc một trong các lĩnh vực nói trên; (iv) có khả năng hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Một phần của tài liệu Pháp luật về cơ quan quản lý cạnh tranh, chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ thương mại ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(71 trang)
w