CƠ QUAN CẠNH TRANH, CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ, CHỐNG TRỢ
CƠ QUAN CẠNH TRANH, CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ, CHỐNG TRỢ CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ, CHỐNG TRỢ CẤP VÀ TỰ VỆ THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM
Trong nỗ lực chuẩn bị gia nhập WTO, Việt Nam đã xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật của mình để tương thích hơn với các hệ thống pháp luật trên thế giới nhằm tạo tiền đề cho việc hội nhập sâu rộng hơn vào kinh tế quốc tế. Trong đó phải kể đến các quy định của pháp luật về cơ quan quản lý cạnh tranh, chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ thương mại. Các văn bản đó cụ thể như sau:
2.1.1. Luật Cạnh tranh
Luật Cạnh tranh được Quốc hội thông qua tháng 12/2004 và có hiệu lực từ ngày 1/7/2005. Luật Cạnh tranh đã khẳng định quyền tự do cạnh tranh trong khuôn khổ pháp luật của doanh nghiệp và Nhà nước bảo hộ quyền cạnh tranh hợp pháp trong kinh doanh. Thông qua việc điều chỉnh các hành vi hạn chế cạnh tranh và cạnh tranh không lành mạnh, Luật Cạnh tranh góp phần xây dựng một môi trường cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp phát triển và bảo vệ lợi ích chính đáng cho người tiêu dùng.
Để thực thi Luật cạnh tranh, đặc biệt là hướng dẫn bộ máy thực thi Luật cạnh tranh, Chính phủ đã ban hành nhiều Nghị định hướng dẫn thi hành như:
- Nghị định số 116/2005/NĐ-CP ngày 15/9/2005 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật cạnh tranh.
- Nghị định số 120/2005/NĐ-CP ngày 30/9/2005 quy định về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh.
- Nghị định số 05/2006/NĐ-CP ngày 9/1/2006 về việc thành lập, quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Hội đồng cạnh tranh.