Cục Quản lý cạnh tranh

Một phần của tài liệu Pháp luật về cơ quan quản lý cạnh tranh, chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ thương mại ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp (Trang 45 - 53)

3 Điều 107, 115 Luật Cạnh tranh (2004).

2.3.1. Cục Quản lý cạnh tranh

Năm 2003, Bộ trưởng Bộ Thương mại đã cho thành lập Ban quản lý cạnh tranh, Ban quản lý cạnh tranh trực thuộc Bộ Thương mại với nhiệm vụ chủ yếu là:

- Tham gia soạn thảo Luật cạnh tranh và các văn bản hướng dẫn.

- Hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam đối phó với các vụ kiện chống bán phá giá của nước ngoài kiện các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam.

Ngày 26/2/2004, để triển khai Nghị định số 29/2004/NĐ-CP của Chính phủ quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Thương mại, Bộ trưởng Bộ Thương mại đã ban hành Quyết định số 0235/2004/QĐ-BTM thành lập Cục quản lý cạnh tranh trên cơ sở Ban quản lý cạnh tranh.

Theo Quyết định số 1808/2004/QĐ-BTM ngày 06/12/2004 của Bộ trưởng Bộ Thương mại thì Cục quản lý cạnh tranh là cơ quan thuộc Bộ Thương mại có chức năng giúp Bộ trưởng thực hiện quản lý nhà nước về cạnh tranh, chống bán phá giá, chống trợ cấp, tự vệ và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Ngày 03/12/2004, tại kỳ họp thứ 6 khoá XI, Luật cạnh trạnh đã được Quốc hội thông qua và đã chính thức có hiệu lực vào ngày 01/07/2005. Theo

quy định tại Điều 49 và Điều 53 của Luật cạnh tranh, Cơ quan quản lý cạnh tranh sẽ do Chính phủ quyết định thành lập và quy định tổ chức, bộ máy. Vì lý do đó, ngày 09/1/2006, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 06/2006/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục quản lý cạnh tranh.

Cơ cấu tổ chức của Cục quản lý cạnh tranh gồm: - Ban điều tra vụ việc hạn chế cạnh tranh.

- Ban giám sát và quản lý cạnh tranh.

- Ban điều tra và xử lý các hành vi cạnh tranh không lành mạnh. - Ban bảo vệ người tiêu dùng.

- Ban xử lý chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ. - Ban hợp tác quốc tế.

- Văn phòng.

- Trung tâm thông tin.

- Trung tâm đào tạo điều tra viên.

- Văn phòng đại diện của Cục quản lý cạnh tranh tại Đà Nẵng.

- Văn phòng đại diện của Cục quản lý cạnh tranh tại thành phố Hồ Chí Minh. Từ khi chính thức được thành lập, Cục quản lý cạnh tranh tập trung vào một số hoạt động:

- Xây dựng các văn bản hướng dẫn thi hành Luật cạnh tranh và 03 Pháp lệnh về chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ;

- Thụ lý điều tra và xử lý các vụ việc hạn chế cạnh tranh, cạnh tranh không lành mạnh và kiểm soát hoạt động tập trung kinh tế. Từ năm 2007, Cục quản lý cạnh tranh đã thụ lý, điều tra 04 vụ việc liên quan đến hành vi hạn chế cạnh tranh, trong đó có 2 vụ việc do Cục khởi xướng điều tra và 2 vụ việc do doanh nghiệp nộp hồ sơ khiếu nại. Năm 2009, Cục Quản lý cạnh tranh đã hoàn thành điều tra vụ việc liên quan đến hành vi lạm dụng vị trí độc quyền trên thị trường cung cấp nhiên liệu hàng không của Công ty Xăng dầu hàng không (VINAPCO), chuyển kết luận điều tra, Báo cáo điều tra và hồ sơ vụ việc lên Hội đồng cạnh tranh. Trong năm 2009 và 2010, Cục đã tiến hành điều tra 42 vụ việc liên quan đến hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Trong

đó, Cục đã tiến hành khởi xướng điều tra 36 vụ việc và 06 vụ dựa trên căn cứ tiếp nhận hồ sơ khiếu nại của doanh nghiệp. Về tập trung kinh tế, Cục quản lý cạnh tranh đã tiếp nhận thông tin của 8 trường hợp về tập trung kinh tế, cụ thể [1]:

STT Năm Ngành Các công ty tham gia tập trung kinh tế

1 2008 Sản xuất giấy CTCP Giấy Tân Mai CTCP Giấy Đồng Nai 2 2008 Công nghệ thông tin CTCP Sáng tạo

Công ty TNHH Giải pháp NEC Việt Nam 3 2008 Thiết bị viễn thông

Công ty TNHH Lucent Technologies Việt Nam

Công ty TNHH Alcatel – Lucent Việt Nam

4 2009 Dịch vụ khoan dầu khí

Tổng CTCP Khoan và Dịch vụ khoan dầu khí (PV Drilling)

CTCP Đầu tư Khoan dầu khí Việt Nam (PVDI)

5 2009 Sản xuất chăn gối đệm

CTCP Mirea CTCP Mirea Fiber 6 2010 Sản xuất hàng tiêu

dùng

CTCP Unilever Việt Nam

CTCP Unilever Quốc tế Việt nam 7 2010 Bảo hiểm nhân thọ Công ty BHNT Prudential

Công ty BHNT AIA 8 2010 Kinh doanh thực phẩm CTCP Kinh Đô CTCP Miền Bắc CTCP Kem Kidos

- Phối hợp với hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp xuất khẩu và các cơ quan có liên quan xử lý các vụ kiện chống bán phá giá và tự vệ của nước ngoài đối với các sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam. Tính từ năm 2000 đến

2010, tổng số vụ việc chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ Việt Nam tham gia là 39 vụ. Trong đó năm 2009 - 2010, Việt Nam tham gia 5 vụ chống bán phá giá, 1 vụ kháng kiện chống trợ cấp. Một số vụ đã có những kết quả khả quan, góp phần giúp đỡ các doanh nghiệp trong nước đảm bảo các lợi ích hợp pháp của mình và cạnh tranh bình đẳng trên thị trường quốc tế. Ví dụ: Vụ kiện chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với mặt hàng túi đựng hàng hóa bán lẻ bằng sợi polyethylene (PRCBs) của Hoa Kỳ; vụ kiện Ủy ban Châu Âu tiến hành gia hạn thời gian áp thuế chống bán phá giá đối với mặt hàng giàu mũ da của Việt Nam xuất khẩu vào thị trường châu Âu.... [1]

- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật và các văn bản hướng dẫn đến cộng đồng doanh nghiệp: trong thời gian vừa qua, được sự hỗ trợ và giúp đỡ của các tổ chức trong và ngoài nước, Cục quản lý cạnh tranh đã tổ chức nhiều hội thảo, toạ đàm mà đối tương tham dự chính là cộng đồng các doanh nghiệp cũng như các cơ quan có liên quan để tuyên truyền phổ biến luật cạnh tranh, các Pháp lệnh về các biện pháp đảm bảo công bằng trong thương mại quốc tế.

- Xây dựng nguồn nhân lực: để xây dựng nguồn nhân lực và đào tạo điều tra viên cạnh tranh, chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ, Cục quản lý cạnh tranh đã tổ chức các khoá đào tạo trung và ngắn hạn về các kỹ năng điều tra và phát hiện các hành vi vi phạm pháp luật về cạnh tranh, chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ.

Không chỉ đào tạo các cán bộ nhân viên của mình, Cục còn chú trọng kết hợp đào tạo nguồn nhân lực cho các Sở Công thương một số tỉnh/thành phố trọng điểm và cán bộ các cơ quan như: Toà án Nhân dân Tối cao, Viện Kiểm soát Nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Bộ Kế hoạch đầu tư, Bộ Nông nghiệp và Pháp triển nông thôn….

- Tham gia các diễn đàn trực tuyến trên mạng internet: để giải quyết những vấn đề vướng mắc phát sinh trên thị trường, Cục quản lý cạnh tranh đã tích cực chủ động tham gia trả lời các phương tiện thông tin đại chúng như: tổ chức viết bài cho các báo, tham gia các diễn đàn trực tuyến trên mạng

- Xuất bản các ấn phẩm về các vấn đề liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của Cục. Tính đến nay, Cục quản lý cạnh tranh đã tiến hành biên soạn và xuất bản được gần 10 đầu sách bao gồm: Luật cạnh tranh (tiếng Anh -Việt - Pháp); Các văn bản pháp luật về bảo đảm công bằng trong thương mại quốc tế (Anh- Việt); Hỏi đáp về Pháp lệnh chống bán phá giá; Hỏi đáp về bán hàng đa cấp; Hỏi đáp về Luật cạnh tranh; Sổ tay về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; Tổng quan về Luật cạnh tranh (Anh -Việt)….

- Tham gia các hội thảo, hội nghị và diễn đàn quốc tế để học hỏi kinh nghiệm của các nước. Cục quản lý cạnh tranh đã tích cực cử cán bộ tham gia các Hội thảo, hội nghị quốc tế. Đồng thời, Cục quản lý cạnh tranh cũng tổ chức các đoàn khảo sát sang nước ngoài để học tập kinh nghiệm [12, tr 112 – 113].

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, các hoạt động của Cục quản lý cạnh tranh còn một số điểm tồn tại và bất cập sau đây:

- Thứ nhất, chưa đào tạo được nhiều nguồn nhân lực dài hạn cho Cục.

Hiện này số lượng chuyên gia cạnh tranh còn ít, việc đào tạo, bồi dưỡng điều tra viên, chuyên gia,... chỉ mới đáp ứng được nhu cầu trước mắt và có một thực tế là số lượng và chất lượng vẫn còn rất hạn chế.

- Thứ hai, số lượng các điều tra viên của Cục chưa đủ để đáp ứng nhu

cầu ngày càng tăng của cộng đồng doanh nghiệp, Hiệp hội và người tiêu dùng.

- Thứ ba, qua hơn tám năm hoạt động, Cục quản lý cạnh tranh vẫn chưa

có nhiều động thái nhằm thể hiện vai trò của mình trong đời sống xã hội và chức năng chuyên biệt trong hệ thống cơ quan nhà nước. Trong khi nhóm các hành vi cạnh tranh không lành mạnh cũng đã được Cục xử lý tương đối mạnh, tuy nhiên đối với các hành vi hạn chế cạnh tranh thì chưa có nhiều sự kiểm soát hay xử lý mạnh mẽ, Trong khi đó các hành vi hạn chế cạnh tranh đã và đang xuất hiện ngày càng nhiều hơn trong nền kinh tế Việt Nam, gây nhiều bức xúc cho cộng đồng doanh nghiệp, người tiêu dùng vì các hành vi này gây nên một cơ cấu thị trường thiếu ổn định, tạo ra sự bất cân bằng về điều kiện kinh doanh cho các chủ thể khác trên cùng thị trường.

- Thứ tư, hiện Cục quản lý cạnh tranh được quy định ôm đồm quá

nhiều chức năng, từ điều tra xử lý các hành vi cạnh tranh không lành mạnh, điều tra các hành vi hạn chế cạnh tranh, bảo vệ người tiêu dùng đến quản lý

nhà nước về chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ trong thương mại quốc tế. Có một thực tế là không có một cơ quan cạnh tranh nào trên thế giới được quy định nhiều chức năng mà đặc biệt là bao gồm cả các chức năng thực thi pháp luật về các biện pháp đảm bảo công bằng trong thương mại quốc tế như Việt Nam. Điều này đã dẫn đến tình trạng quá tải cho hoạt động của Cục quản lý cạnh tranh trong khi cơ quan có liên quan mật thiết về bản chất kinh tế là Bộ Công thương lại không được giao chức năng này.

Những tồn tài, bất cập nói trên xuất phát từ những nguyên nhân sau đây: - Thứ nhất, chế tài xử phạt đối với các hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh chưa đủ mạnh.

Một phần việc quan trọng trong quá trình điều tra là thu thập thông tin, chứng cứ. Thực tế điều tra một số vụ việc hạn chế cạnh tranh và cả các vụ việc cạnh tranh không lành mạnh cho thấy vẫn còn tồn tại một số doanh nghiệp chưa hợp tác tích cực với Cục trong việc cung cấp thông tin phục vụ điều tra. Tình trạng này xảy ra một phần do ý thức chấp hành Luật của doanh nghiệp còn chưa cao, phần nữa là do chế tài xử phạt áp dụng cho các doanh nghiệp không hợp tác chưa đủ mạnh khiến các doanh nghiệp chưa tự giác và chủ động cung cấp thông tin, chứng cứ chính xác, đúng hạn.

- Thứ hai, nguồn nhân lực của Cục quản lý cạnh tranh bị hạn chế. Khối lượng các công việc phải thực hiện trong quá trình điều tra và xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh đòi hỏi sự đầu tư lớn về nguồn lực. Tuy nhiên, hiện nay nguồn nhân lực điều tra viên và chuyên viên chuyên trách trong lĩnh vực điều tra vụ việc hạn chế cạnh tranh còn quá mỏng.

Đội ngũ luật sư, chuyên gia pháp lý về lĩnh vực phòng vệ thương mại của Việt Nam vẫn chưa nhiều, và nếu có, lại thường tập trung nhiều vào phần mảng công tác kháng kiện các vụ kiện tự vệ, chống bán phá giá, chống trợ cấp đối với hàng hóa của Việt Nam xuất khẩu tại thị trường nước ngoài hơn là công tác khởi kiện đối với những hàng hóa nước ngoài nhập khẩu vào thị trường Việt Nam. Ngoài ra, một trong những khó khăn và thách thức lớn chính là nguồn nhân lực của cơ quan có chức năng tiến hành và điều tra các vụ việc chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ của Việt Nam. Khối lượng các công việc cần thực hiện trong quá trình điều tra là rất nhiều và rất đa

dạng. Các yêu cầu về thông báo, minh bạch, khách quan, đầy đủ, và chuẩn xác liên quan đến thông tin, cơ hội tham gia, đánh giá, phân tích, kết luận vụ việc từ các văn bản pháp luật hiện hành của Việt Nam cũng như các cam kết quốc tế mà ta ký là rất cao. Điều này đặt ra một yêu cầu đầu tư lớn nhằm tuyển dụng và đào tạo nguồn nhân lực cho cơ quan điều tra vụ việc phòng vệ thương mại [1].

- Thứ ba, sự chống chéo giữa các văn bản pháp luật

Hệ thống pháp luật Việt Nam có nhiều văn bản khác nhau điều chỉnh các hành vi liên quan đến cạnh tranh không lành mạnh, trong đó quy định thẩm quyền của nhiều cơ quan khác nhau thuộc nhiều ngành quản lý khác nhau. Tình trạng chồng chéo thẩm quyền của các cơ quan thực thi trong khi nội dung luật có nhiều điểm có thể gây phát sinh những cách hiểu khác nhau đã gây ra những khó khăn nhất định cho hoạt động thực thi triển khai pháp luật. Chẳng hạn như các quy định chống thông tin, quảng cáo so sánh nói xấu các doanh nghiệp khác, hoặc quảng cáo gian dối, gây nhầm lẫn tại Pháp lệnh quảng cáo và nhiều văn bản khác được ban hành trước Luật Cạnh tranh một thời gian dài, tuy nhiên theo thông tin từ cơ quan Thanh tra văn hóa, số lượng vụ việc được các cơ quan này thụ lý, xử lý đến nay vẫn không đáng kể

- Thứ tư, các hoạt động hợp tác với các cơ quan điều tiết ngành chưa hiệu

quả

Thực tế trong thời gian qua, việc triển khai hoạt động hợp tác với các cơ quan điều tiết ngành mới chỉ dừng lại ở việc phát triển theo chiều rộng, chưa phát triển đến chiều sâu dẫn đến kết quả mang lại vẫn chưa được như mong đợi. Ví dụ xuất phát từ việc chồng chéo trong các văn bản pháp luật của Việt Nam điều chỉnh hành vi cạnh tranh không lành mạnh, có những hành vi có thể được xử lý tại các cơ quan nhà nước khác nhau hoặc có sự đan xen giữa các cơ quan này. Điều này dẫn đến sự cần thiết phải hợp tác giữa các cơ quan để việc thực thi pháp luật mang lại được hiệu quả hơn. Các quy định trong cơ chế hợp tác quản lý cũng cần phải rõ ràng, minh bạch và mang lại hiệu quả [1].

2.3.2. Hội đồng cạnh tranh

Sau một thời gian thành lập, Hội đồng cạnh tranh đã nhanh chóng tiến hành xây dựng cơ chế hoạt động và hoàn thiện cơ cấu tổ chức của Hội đồng,

đồng thời tăng cường trao đổi và học hỏi kinh nghiệm của các nước trên thế giới (Hoa Kỳ, Hà Lan, Pháp, EU) trong việc xử lý các vụ việc cạnh tranh.

Năm 2009, Hội đồng cạnh tranh đã phát huy được vai trò của mình trong vụ việc liên quan đến hành vi lạm dụng vị trí độc quyền trên thị trường cung cấp nhiên liệu hàng không của Công ty Xăng dầu hàng không (VINAPCO). Dựa trên kết luận điều tra, báo cáo điều tra và hồ sơ vụ việc của Cục quản lý cạnh tranh liên quan đến hành vi lạm dụng vị trí độc quyền của VINAPCO, ngày 02 tháng 03 năm 2009 Chủ tịch Hội đồng cạnh tranh đã ban hành Quyết định số 07/QĐ-HĐCT và ngày 14 tháng 04 năm 2009, Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh đã mở Phiên điều trần kín xử lý vụ việc. Căn cứ kết quả điều trần Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh phân tích và xác định

Một phần của tài liệu Pháp luật về cơ quan quản lý cạnh tranh, chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ thương mại ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp (Trang 45 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(71 trang)
w