3 Điều 107, 115 Luật Cạnh tranh (2004).
3.1.2.3. Hoàn thiện pháp luật về cơ quan chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ thương mại phải bảo đảm cho cơ quan này thực thi được
và tự vệ thương mại phải bảo đảm cho cơ quan này thực thi được các chức năng và nhiệm vụ một cách có hiệu quả và phù hợp với thông lệ quốc tế
Chức năng, nhiệm vụ của những cơ quan có thẩm quyền giải quyết các vụ việc chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ ở những nước phát triển thường khá rộng, ngoài việc giải quyết các vụ việc trên những cơ quan như ITC
của Hoa Kỳ và CITT của Canada còn có nhiệm vụ giải quyết tất cả những vấn đề này sinh trong hoạt động thương mại quốc tế, đặc biệt là vấn đề sở hữu trí tuệ liên quan đến hàng nhập khẩu, gian lận thương mại, xuất xứ và tham gia vào việc đàm phán, thương lượng về những vấn đề liên quan đến tự do hoá thương mại, mở của thị trường.
Nếu như ở một số quốc gia đang phát triển hoặc có nền kinh tế chuyển đổi, vấn đề liên quan đến tự vệ đối với hàng hoá nhập khẩu thường được giao cho cùng một cơ quan giải quyết chống bán phá giá, chống trợ cấp thì ở những nước có nền kinh tế phát triển, việc điều tra, phân tích và áp dụng biện pháp tự vệ được giao cho một cơ quan khác thực hiện do trên thực tế, việc điều tra và phân tích để quyết định có áp dụng biện pháp tự vệ đối với hàng nhập khẩu hay không thì nước nhập khẩu chỉ cần chứng minh về “thiệt hại nghiêm trọng” cho ngành sản xuất nội địa. Trong khi đối với các biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp, ngoài việc chứng minh về thiệt hại nghiệm trọng hoặc đe dọa gây thiệt hại nghiêm trọng đối với ngành sản xuất trong nước, cơ quan điều tra còn phải xác định biên độ phá giá và mức độ trợ cấp để làm cơ sở áp dụng các biện pháp phù hợp.