Hoàn thiện pháp luật về cơ quan chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ thương mại phải bảo đảm cơ cấu, tổ chức của cơ quan này

Một phần của tài liệu Pháp luật về cơ quan quản lý cạnh tranh, chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ thương mại ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp (Trang 58 - 59)

3 Điều 107, 115 Luật Cạnh tranh (2004).

3.1.2.2. Hoàn thiện pháp luật về cơ quan chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ thương mại phải bảo đảm cơ cấu, tổ chức của cơ quan này

và tự vệ thương mại phải bảo đảm cơ cấu, tổ chức của cơ quan này độc lập, khách quan khi giải quyết vụ việc.

Mô hình cơ cấu, tổ chức các cơ quan có thẩm quyền xem xét, giải quyết các vụ việc liên quan đến chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ thường được phân chia thành hai cơ quan hoạt động độc lập với nhau hoặc hai bộ phận trong cùng một Bộ hoặc Uỷ ban. Điều quan trọng cơ bản trong cơ cấu tổ chức của những cơ quan này là tạo ra được tính độc lập, minh bạch và sự phân quyền rất rõ nét khi xử lý các vụ việc chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ.

Chính trong các Hiệp định về chống bán phá giá, chống trợ cấp của WTO cũng không đưa ra yêu cầu hoặc các quy định về việc cần phải thành lập hai cơ quan khác nhau khi xem xét và giải quyết những khiếu nại liên quan đến những vụ việc nêu trên. Những Hiệp định này của WTO chỉ đưa ra nguyên tắc và yêu cầu về tính khách quan, công bằng và minh bạch mà thôi. Mục đích của việc phần quyền và trách nhiệm này cũng chính là nhằm đảm bảo được mục tiêu quan trọng của WTO là “tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại” và hạn chế việc một hoặc những cơ quan có thẩm quyền của các nước thành viên lạm dụng công cụ pháp lý này để ngăn cản hoặc hạn chế

dòng chảy mậu dịch trong thương mại quốc tế nhằm bảo hộ ngành công nghiệp nội địa. Việc xem xét, điều tra về bán phá giá, trợ cấp luôn được độc lập với nhiệm vụ xem xét, phân tích về thiệt hại cho ngành công nghiệp nội địa.

Một trong những nội dung đã và đang gây tranh cãi nhiều trong vòng đàm phán DOHA liên quan đến Hiệp định chống bán phá của WTO liên quan đến quy định khá chung chung và mơ hồ về “thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt hại cho ngành công nghiệp nội địa”. Nội hàm của quy định này chỉ mới đưa ra được “định tính” chứ chưa đưa ra “định lượng” của vấn đề. Hơn nữa, Hiệp định chống bán phá giá, trợ cấp và tự vệ của WTO cũng đã không đưa ra những tiêu chí, nhân tố cơ bản để đánh giá về “định tính” nêu trên. Điều này đã trao quyền khá lớn cho các nước thành viên được tự do áp đặt quy định và ý chí của mình khi xem xét và quyết định về “thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt hại”.

Chính vì tính chất quan trọng của vấn đề và liên quan đến toàn bộ ngành sản xuất nội địa của một quốc gia, do vậy khi phân tích và ra quyết định về vấn đề này, phần lớn các nước thành viên đều áp dụng phương thức bỏ phiếu theo đa số cho dù cơ quan có thẩm quyền xem xét và giải quyết vụ việc của quốc gia đó được chia tách ra làm hai (như Hoa Kỳ, Canada..) hay chỉ thành lập một cơ quan (EU, Brazil, Ấn Độ, Việt Nam…). Điều quan trọng ở đây không phải là hai cơ quan đó phải độc lập với nhau thì mới có thể độc lập và khách quan khi giải quyết vụ việc mà chính là các quy định pháp luật của nước đó cần tạo ra được hành lang pháp lý tương thích và trao đầy đủ các quyền cần thiết cho cơ quan thẩm quyền để đảm bảo sự độc lập tối cao khi đưa ra các quyết định của mình.

Một phần của tài liệu Pháp luật về cơ quan quản lý cạnh tranh, chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ thương mại ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp (Trang 58 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(71 trang)
w