9. Kết cấu của luận văn
3.4.1. Tác động dương tính
Cơ sở lý thuyết để đánh giá tác động dương tính của chính sách sử dụng công cụ tài chính đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Thanh Hóa, Luận văn sử dụng quan điểm của Vũ Cao Đàm được nêu trong tác phẩm Khoa học chính sách và tác phẩm Kỹ năng phân tích chính sách,
trong đó đã nêu: “Tác động dương tính của một chính sách là những tác động dẫn đến những kết quả phù hợp với mục tiêu của chính sách”. [5; 114].
Cơ sở thực tiễn để đánh giá tác động dương tính của chính sách sử dụng công cụ tài chính đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Thanh Hóa, Luận văn đã khảo sát thực tiễn của việc áp dụng chính sách này và nhận thấy có các tác động dương tính như sau:
- Trong thời gian qua, các công cụ tài chính đã phần nào huy động được lượng vốn khá lớn góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và thích ứng với cơ chế thị trường nói chung và khuyến khích doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Thanh Hóa đổi mới công nghệ.
- Đã kết hợp khá đa dạng các hình thức huy động vốn truyền thống: Vốn ngân sách nhà nước, vốn vay tín dụng và ngân hàng Thương mại.
- Bước đầu tiếp cận được kênh huy động vốn tiên tiến của cơ chế thị trường như: Cho thuê tài chính và thị trường chứng khoán.
Tính đến 31/12/2013, quỹ đầu tư phát triển tỉnh Thanh Hóa đang quản lý 03 dự án sử dụng vốn ODA để đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ, mua sắm thiết bị, nâng cao năng lực sản xuất và xây dựng mới. Đến 30/10/2014, đã đưa số vốn hoạt động của quỹ đạt 40.463 triệu đồng.
Như vậy, đã có những tác động dương tính thông qua việc áp dụng chính sách sử dụng công cụ tài chính đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Thanh Hóa.