Đầu tư tài chính cho đổi mới công nghệ

Một phần của tài liệu Sử dụng công cụ tài chính khuyến khích doanh nghiệp nhỏ và vừa đổi mới công nghệ ( nghiên cứu trường hợp tại tỉnh Thanh Hóa) (Trang 65)

9. Kết cấu của luận văn

2.2.8. Đầu tư tài chính cho đổi mới công nghệ

Với quy mô khảo sát ở 60 doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể nhận thấy, đầu tư tài chính của các doanh nghiệp chủ yếu phân bổ vào việc mua sắm, cải tiến máy móc thiết bị phần cứng. Đầu tư cho phần mềm như đào tạo, nâng cao trình độ tay nghề, nghiên cứu và triển khai; sắp xếp, đổi mới tổ chức và cải tiến sản phẩm dường như chưa được chú ý đúng mức.

Đầu tƣ tài chính cho đổi mới công nghệ trong 5 năm

Kinh phí chi các hoạt động đổi mới Số lượng doanh nghiệp đã thực hiện

Cải tiến thiết bị máy móc, dây chuyền công nghệ

18

Đầu tư thiết bị máy móc 18

Nghiên cứu và triển khai 11

Đầu tư đào tạo nâng cao trình độ tay nghề 11 Sắp xếp, đổi mới tổ chức doanh nghiệp 9

Cải tiến sản phẩm 18

Phương thức đổi mới công nghệ

Qua trao đổi với các doanh nghiệp, ít doanh nghiệp nào chỉ sử dụng một phương thức đổi mới công nghệ mà thường kết hợp một vài phương thức để có được kết quả như mong muốn.Trong đó, hai phương thức được sử dụng nhiều nhất là mua công nghệ từ trong nước hoặc ngoài nước (chủ yếu là máy móc, thiết bị bổ sung cho hệ thống trang thiết bị hiện đại) và bắt chước, thiết kế lại mẫu.

Việc hợp tác với các tổ chức khoa học, tự tổ chức nghiên cứu rất hạn chế. Phương thức thuê tư vấn từ trong nước không doanh nghiệp nào áp dụng do các doanh nghiệp chưa có thói quen thuê tư vấn trong các khâu của quy trình chuyển giao công nghệ.

Mặt khác, do hoạt động của các tổ chức môi giới trong nước còn thiếu và yếu cả về năng lực tổ chức và pháp lý, do đó chưa tạo được lòng tin với các doanh nghiệp sử dụng để đổi mới công nghệ vẫn phần nhiều mang tính khép kín, sự liên doanh, liên kết với bên ngoài đã có nhưng còn khá khiêm tốn.

Phƣơng thức thực hiện đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp

Phương thức thực hiện đổi mới Số doanh nghiệp sử dụng Tự tổ chức nghiên cứu và triển khai trong nội bộ doanh nghiệp 11

Hợp tác với cơ quan khoa học trong nước 7

Bắt chước, thiết kế lại mẫu 24

Mua công nghệ từ trong nước 11

Mua công nghệ nước ngoài 12

Liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp trong và ngoài nước

8

Thuê tư vấn trong nước 0

Kết quả đổi mới công nghệ

Mức độ đổi mới được coi là động lực tiềm tàng tạo nên các động thái phát triển của doanh nghiệp. Có nhiều yếu tố liên quan đến khả năng đổi mới.

Một là: Về lý thuyết, những doanh nghiệp có kinh nghiệm thường có nhiều khả năng theo đuổi những đổi mới và dẫn dắt quá trình thay đổi công nghệ. Các doanh nghiệp lạc hậu về công nghệ phải rút lui khỏi thị trường vì những đối tượng đổi mới thành công tạo sức ép giảm giá.

Hai là: Quy mô doanh nghiệp tương ứng với khả năng có những lợi ích thu lại được từ đổi mới. Khi giá giảm xuống, khả năng tiếp tục ra nhập thị trường bị hạn chế, dẫn đến các doanh nghiệp từng trải hơn với khả năng đổi mới sẽ chiếm ưu thế hơn và do đó chiếm tỷ lệ lớn hơn trong đầu ra của ngành. Số liệu năm 2010 theo điều tra của DANIDA xét trên hai tiêu chí: có sản phẩm mới và có công nghệ mới, cho thấy, về tổng thể, có 51% có sản phẩm mới và 40% công nghệ mới.(Nguồn: Danida năm 2010).

Nhưng các, doanh nghiệp có quy mô lớn hơn đổi mới, cải thiện quy trình công nghệ thường xuyên hơn, trong so sánh giữa thành thị và nông thôn, các doanh nghiệp thành thị đổi mới nhiều hơn. Các lý do của đổi mới chủ yếu từ thị trường: Áp lực cạnh tranh và yêu cầu của khách hàng.

Tóm lại, các sản phẩm chủ yếu của doanh nghiệp nhỏ và vừa Thanh Hóa đã có khả năng cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước, nhưng sức cạnh tranh chưa cao, trình độ sản phẩm chỉ xếp loại trung bình khá. Trình độ năng lực công nghệ của các doanh nghiệp nhỏ và vừa Thanh Hóa đạt mức trung bình của cả nước. Tỷ trọng thiết bị hiện đại chiếm 20%, trên 60% lao động làm việc với thiết bị cơ khí và tự động hóa.

Lao động kỹ thuật ngành công nghiệp đã làm chủ được công nghệ sản xuất, ít phụ thuộc vào chuyên gia nước ngoài. Phần lớn các doanh nghiệp có đủ năng lực thực hiện việc lắp ráp hoặc có những cải tiến nhỏ về quy trình công nghệ. Hầu như chưa có doanh nghiệp nào tiến hành R&D để có quy

trình công nghệ mới. Cơ sở hạ tầng công nghệ của các doanh nghiệp doanh nghiệp nhỏ và vừa chỉ ở mức đạt yêu cầu cả về tổ chức, quản lý (O), nhân lực (H), thông tin (I) và kỹ thuật. Ứng dụng công nghệ thông tin vào sản xuất kinh doanh còn ít. Hoạt động đổi mới công nghệ và đổi mới sản phẩm của các doanh nghiệp còn nhiều hạn chế, yếu kém chưa có tầm nhìn chiến lược và lộ trình hội nhập toàn cầu.

Một phần của tài liệu Sử dụng công cụ tài chính khuyến khích doanh nghiệp nhỏ và vừa đổi mới công nghệ ( nghiên cứu trường hợp tại tỉnh Thanh Hóa) (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)