Đầu tư từ nguồn vốn từ Ngân sách Nhà nước

Một phần của tài liệu Sử dụng công cụ tài chính khuyến khích doanh nghiệp nhỏ và vừa đổi mới công nghệ ( nghiên cứu trường hợp tại tỉnh Thanh Hóa) (Trang 100)

9. Kết cấu của luận văn

3.3.1. Đầu tư từ nguồn vốn từ Ngân sách Nhà nước

Thực hiện công cuộc đổi mới đất nước theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Nhà nước đã coi trọng việc đầu tư cho KH&CN, coi KH&CN là quốc sách hàng đầu, là động lực và nền tảng để phát triển kinh tế - xã hội. Trong thời gian tới để thúc đẩy đổi mới công nghệ, tỉnh Thanh Hóa cần tăng cường hơn nữa đầu tư hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước (cả ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương) cho hoạt động KH&CN nói chung, đổi mới công nghệ nói riêng trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

- Đầu tư ngân sách Nhà nước của tỉnh phải có trọng tâm, trọng điểm để tạo bước bứt phá về một số công nghệ cao tác động tích cực đến việc nâng cao sức cạnh tranh và hiệu quả của nền kinh tế. Việc đầu tư cho các đề tài nghiên cứu cần ưu tiên và chú trọng đầu tư cho giai đoạn sản xuất thử và thử nghiệm đủ điều kiện để đánh giá được chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của công nghệ; mở rộng khả năng tiếp cận của nhiều đối tượng đối với nguồn vốn hỗ trợ của

Nhà nước cho đổi mới công nghệ trên cơ sở cạnh tranh, tuyển chọn công khai; bảo đảm các dự án đầu tư đổi mới công nghệ do ngân sách Nhà nước hỗ trợ phải gắn với nhu cầu của xã hội, có đánh giá định kỳ về hiệu quả sử dụng nguồn vốn đầu tư của Nhà nước từ quỹ đổi mới công nghệ quốc gia và quỹ phát triển KH&CN.

- Hàng năm, ngân sách tỉnh bố chí đủ mức chi ngân sách cho hoạt KH&CN đạt tỷ lệ tối thiểu 2% tổng chi ngân sách theo luật định. Từng bước bổ sung nâng mức vốn điều lệ của quỹ phát triển KH&CN của tỉnh để tăng khả năng hỗ trợ cho hoạt động đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

- Tăng mức hỗ trợ của ngân sách 70% kinh phí (hiện nay là 40%) cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa để xác lập và bảo hộ các đối tượng sở hữu công nghiệp: nhãn hiệu hàng hóa, tên thương mại, kiểu dáng công nghiệp, chỉ dẫn địa lý, nhất là đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

- Nâng mức hỗ trợ của ngân sách cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa để xây dụng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế: ISO 9001, quản lý môi trường ISO 14000… giúp doanh nghiệp phát triển bền vững, nâng cao sức cạnh tranh, đáp ứng yêu cầu hội nhập WTO.

- Ưu đãi khuyến khích thu hút đầu tư các dự án chuyển giao công nghệ từ nước ngoài có trình độ công nghệ cao, công nghệ sạch thân thiện với môi trường và ưu tiên dành kinh phí KH&CN cho các hoạt động nghiên cứu và triển khai, nhất là các đề tài, dự án thuộc chương trình trọng điểm của tỉnh, dự án đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nhằm thức đẩy nhanh quá trình đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp, rút ngắn chu kỳ đổi mới công nghệ từ 10 - 11 năm hiện nay xuống 4 - 6 năm, tiếp cận trình độ trung bình, tiên tiến thế giới.

Một phần của tài liệu Sử dụng công cụ tài chính khuyến khích doanh nghiệp nhỏ và vừa đổi mới công nghệ ( nghiên cứu trường hợp tại tỉnh Thanh Hóa) (Trang 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)