Khái niệm doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Sử dụng công cụ tài chính khuyến khích doanh nghiệp nhỏ và vừa đổi mới công nghệ ( nghiên cứu trường hợp tại tỉnh Thanh Hóa) (Trang 43)

9. Kết cấu của luận văn

1.3.1. Khái niệm doanh nghiệp

Theo Luật doanh nghiệp đã được Quốc hội Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29/11/2005, có hiệu lực ngày 01/7/2006 (do giới hạn khảo sát về thời gian, do đó Luận văn không nêu những vấn đề mới trong Luật Doanh nghiệp 2014), một số khái niệm cơ bản về doanh nghiệp được thống nhất như sau:

- Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh. Kinh doanh là việc thực hiện liên tục, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi. (Điều 4).

Doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế có quyền kinh doanh các ngành nghề mà pháp luật không cấm. Trên thực tế khái niệm doanh nghiệp được hiểu nôm na, dùng chung đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thuộc mọi

thành phần kinh tế, các loại hình tổ chức, các ngành nghề khác nhau, có tư cách pháp nhân.

- Doanh nghiệp Nhà nước là doanh nghiệp trong đó Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ. Hiện tại ở Việt Nam có loại hình doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, doanh nghiệp có trên 50% vốn nhà nước và Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên 100% vốn nhà nước.

- Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên là doanh nghiệp trong đó thành viên có thể là tổ chức, các nhân. Số lượng thành viên không vượt quá 50. Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn cam kết góp vào doanh nghiệp. Phần vốn góp của thành viên chỉ được chuyển nhượng theo quy định của Luật doanh nghiệp.

- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu. Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi vốn điều lệ của công ty. Công ty trách nhiệm hữu hạn không được quyền phát hành cổ phiếu.

- Công ty cổ phần là doanh nghiệp trong đó có vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần. Cổ đông có thể là tổ chức hoặc cá nhân có cổ phần.Số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa. Cổ đông chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp. Cổ đông có quyền chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác. Công ty cổ phần có quyền phát hành chứng khoán các loại để huy động vốn. Công ty cổ phần có qyền phát hành trái phiếu, trái phiếu chuyển đổi và các loại trái phiếu khác theo quy định của pháp luật và điều lệ công ty.

- Công ty hợp danh là doanh nghiệp trong đó phải có ít nhất hai thành viên là chủ sở hữu chung của Công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên

chung. Ngoài các thành viên hợp danh còn có các thành viên góp vốn. Thành viên hợp danh là cá nhân chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của Công ty. Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của Công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào Công ty. Công ty hợp danh không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.

- Doanh nghiệp tư nhân là một doanh nghiệp do cá nhân làm chủ và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kỳ một loại chứng khoán nào. Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân.

- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là doanh nghiệp do nhà đầu tư nước ngoài thành lập để thực hiện đầu tư tại Việt Nam hoặc doanh nghiệp Việt Nam do nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, sáp nhập, mua lại.

Một phần của tài liệu Sử dụng công cụ tài chính khuyến khích doanh nghiệp nhỏ và vừa đổi mới công nghệ ( nghiên cứu trường hợp tại tỉnh Thanh Hóa) (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)