Huy động các nguồn đầu tư cho hoạt động đổi mới công nghệ

Một phần của tài liệu Sử dụng công cụ tài chính khuyến khích doanh nghiệp nhỏ và vừa đổi mới công nghệ ( nghiên cứu trường hợp tại tỉnh Thanh Hóa) (Trang 85)

9. Kết cấu của luận văn

3.2.1. Huy động các nguồn đầu tư cho hoạt động đổi mới công nghệ

Khuyến khích, ưu đãi doanh nghiệp nhỏ và vừa trong hợp tác, liên doanh bên ngoài trong việc đầu tư vào nghiên cứu và phát triển công nghệ. Nhằm giúp các doanh nghiệp nhỏ và vừa nâng cao khả năng đầu tư đổi mới công nghệ, Nhà nước cần tạo thuận lợi trong việc liên doanh, liên kết với các loại hình doanh nghiệp khác nhau.

Với các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước và các cá nhân theo kiểu cùng bỏ vốn đầu tư và cùng chia tỷ lệ theo đóng góp. Để thúc đẩy việc mở rộng hình thức liên doanh, liên kết đối với các doanh nghiệp cần nhanh chóng hoàn thiện môi trường pháp lý như: Quy định về hợp đồng liên doanh, sở hữu tài sản liên doanh, chế độ ưu đãi, các chính sách khuyến khích khác.

Cho phép các doanh nghiệp nhỏ và vừa được sử dụng quỹ đầu tư phát triển KH&CN của mình, các tổ chức nghiên cứu được sử dụng vốn tự có để góp vốn vào quỹ đầu tư mạo hiểm khi quỹ này được thành lập ở Việt Nam, được hưởng lợi nhuận theo tỷ lệ góp vốn vào quỹ này. Tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp nhỏ và vừa được quyền sử dụng đất để góp vốn trong các liên doanh hoặc công ty Công nghệ và Chuyển giao công nghệ được thế chấp vay ngân hàng để thực hiện những dự án đổi mới công nghệ.

Tích cực đẩy mạnh công tác vận động cũng như tận dụng một cách hiệu quả nguồn vốn ODA. Xây dựng danh mục các dự án ưu tiên kêu gọi hỗ trợ ODA, trong đó cần đưa vào các dự án liên quan tới chuyển giao công

nghệ, hỗ trợ nâng cao năng lực cho các tổ chức nghiên cứu và triển khai trong việc nghiên cứu các công nghệ, hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa đầu tư đổi mới công nghệ.

- Phát triển thị trường công nghệ theo hướng khuyến khích quá trình thương mại hóa sản phẩm công nghệ, chuyển giao công nghệ, nâng cao hiệu lực thực thi pháp luật về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, phát triển mạnh hệ thống các tổ chức dịch vụ công nghệ, thông tin môi giới giao dịch công nghệ, các trung tâm giao dịch và thực hiện các dịch vụ chuyển giao công nghệ… Tổ chức các hoạt động tiếp thị, môi giới, tư vấn cho các tổ chức trong và ngoài nước phát triển thị trường các sản phẩm, dịch vụ KH&CN.

- Phát hành trái phiếu địa phương, hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật của tỉnh giai đoạn 2010 -2020, nhất là các khu công nghiệp nhằm thu hút vốn đầu tư từ ngoài tỉnh và nước ngoài. Phát hành trái phiếu địa phương là giải pháp cần thiết trong giai đoạn tới, bởi lẽ sẽ huy động tối đa nguồn lực cho phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Trái phiếu địa phương là kênh huy động vốn lớn, huy động vốn cho phát triển các công trình quan trọng.

Khi cơ sở pháp lý cho việc phát hành trái phiếu địa phương đã có cùng với sự thành công của các địa phương khác như: Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh là kinh nghiệm tốt cho chính quyền tỉnh. Trái phiếu địa phương và trái phiếu doanh nghiệp xuất hiện sẽ tạo điều kiện phát triển thị trường vốn địa phương, đồng thời là cơ sở phát triển thị trường chứng khoán.

Một phần của tài liệu Sử dụng công cụ tài chính khuyến khích doanh nghiệp nhỏ và vừa đổi mới công nghệ ( nghiên cứu trường hợp tại tỉnh Thanh Hóa) (Trang 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)