Vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa

Một phần của tài liệu Sử dụng công cụ tài chính khuyến khích doanh nghiệp nhỏ và vừa đổi mới công nghệ ( nghiên cứu trường hợp tại tỉnh Thanh Hóa) (Trang 50)

9. Kết cấu của luận văn

1.3.4. Vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa

Ở mỗi nền kinh tế quốc gia hay lãnh thổ, các doanh nghiệp nói chung, doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể giữ những vai trò với mức độ khác nhau. Song nhìn chung có một số vai trò tương đồng như sau: “Trong tổng số gần 350.000 doanh nghiệp nhỏ và vừa ở nước ta hiện nay, số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp chiếm 22,5%”.

- Giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế: “Doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam luôn chiếm tỉ lệ lớn nhất( 98%). Hiện nay, cả nước có gần 350.000 doanh nghiệp nhỏ và vừa, tổng số vốn đăng ký của các doanh nghiệp nhỏ và vừa là gần 1.400 nghìn tỷ VNĐ, tức bình quân 4 tỷ VNĐ/DN” Vì thế, đóng góp của doanh nghiệp nhỏ và vừa vào tổng sản lượng và tạo việc làm là rất đáng kể.

- Giữ vai trò ổn định nền kinh tế: Ở phần lớn các nền kinh tế, các doanh nghiệp nhỏ và vừa là những nhà thầu phụ cho các doanh nghiệp lớn. Sự điều chỉnh hợp đồng thầu phụ tại các thời điểm cho phép nền kinh tế có được sự ổn định. Vì thế, doanh nghiệp nhỏ và vừa được ví là thanh giảm sốc cho nền kinh tế.

- Làm cho nền kinh tế năng động: Vì doanh nghiệp nhỏ và vừa có quy mô nhỏ, nên dễ điều chỉnh (xét về mặt lý thuyết) hoạt động.

- Tạo nên ngành công nghiệp và dịch vụ phụ trợ quan trọng: Doanh nghiệp nhỏ và vừa thường chuyên môn hóa vào sản xuất một vài chi tiết được dùng để lắp ráp thành một sản phẩm hoàn chỉnh.

- Là trụ cột của kinh tế địa phương: Nếu như doanh nghiệp lớn thường đặt cơ sở ở trung tâm kinh tế của đất nước, thì doanh nghiệp nhỏ và vừa lại có mặt ở khắp địa phương và là thành phần kinh tế đóng góp quan trọng vào thu ngân sách, vào sản lượng và giải quyết việc làm cho người lao động ở địa phương.

Trong thành tựu chung của doanh nghiệp nhỏ và vừa đóng góp cho nền kinh tế của đất nước, “Các doanh nghiệp nhỏ và vừa không chỉ tăng về số lượng mà còn tăng lên về chất lượng (vốn, năng động, sáng tạo trong kinh doanh và sản xuất, thích ứng với sự biến động của thị trường, tạo ra nhiều việc làm để thu hút lao động xã hội, đổi mới trong quản lý..”.

Với vai trò quan trọng của doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nền kinh tế, vì vậy nhà nước ta đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển nói chung và đổi mới công nghệ nói riêng. Nhưng trên thực tế nước ta, vai trò chính trong việc cung ứng vốn cho nền kinh tế là ngân hàng và hoạt động đổi mới công nghệ mang tính rủi ro cao cùng với yêu cầu về tài sản đảm bảo cũng như các quy định trong thẩm định vay vốn của ngân hàng đã không thể tạo cơ hội cho các doanh nghiệp thực hiện đổi mới công nghệ.

Kết luận chƣơng 1

Công nghệ và đổi mới công nghệ, trong đó đưa ra khái niệm công nghệ và đổi mới công nghệ. Việc đổi mới công nghệ là nhu cầu tất yếu của một doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp nhỏ và vừa nếu muốn tồn tại và phát triển trong quá trình hội nhập quốc tế, khi mà Việt Nam đã trở thành thành

viên của WTO. Thì hiệu quả của đổi mới công nghệ được đánh giá trên các mặt kinh tế, nhân lực, xã hội và môi trường.

Đầu tư đổi mới công nghệ và tài chính cho đổi mới công nghệ, tài chính cho đổi mới công nghệ là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất. Giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa đầu tư trang thiết bị máy móc, nhằm nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường và góp phần cải thiện môi trường, đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Nâng cao năng lực công nghệ, tạo sức cạnh tranh trên thị trường trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.

Doanh nghiệp và doanh nghiệp nhỏ và vừa, trong đó đưa ra khái niệm doanh nghiệp và doanh nghiệp nhỏ và vừa.Vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa đối với nền kinh tế quốc dân, đặc trưng của doanh nghiệp nhỏ và vừa. Doanh nghiệp nhỏ và vừa là một trong những nhân tố quan trọng trong việc góp phần giải quyết lao động, thúc đẩy các doanh nghiệp lớn phát triển.

Tạo ra một sản lượng lớn về sản phẩm, quy mô sản xuất nhỏ, thu hồi vốn nhanh hàng năm đóng góp cho ngân sách Nhà nước hàng ngàn tỉ đồng. Tuy nhiên, nếu chỉ dừng lại những vấn đề lý luận để đề xuất giải pháp thì chưa đủ cơ sở.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG SỬ DỤNG CÔNG CỤ TÀI CHÍNH ĐỂ ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA

TẠI THANH HÓA

Một phần của tài liệu Sử dụng công cụ tài chính khuyến khích doanh nghiệp nhỏ và vừa đổi mới công nghệ ( nghiên cứu trường hợp tại tỉnh Thanh Hóa) (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)