9. Kết cấu của luận văn
2.1.2. Lĩnh vực hoạt động của các doanh nghiệp nhỏ và vừa
Doanh nghiệp nhỏ và vừa của tỉnh Thanh Hóa hoạt động trong hầu hết các ngành kinh tế quốc dân, nhưng tập trung vào các ngành thương mại, dịch vụ và trong các ngành công nghiệp, xây dựng. Thực tế này cho thấy vai trò của chính sách trong việc khuyến khích doanh nghiệp phát triển theo định hướng còn hạn chế, hay cũng có thể nói chưa có các quy hoạch ngành một cách thống nhất và chi tiết để có căn cứ cho việc tư vấn lựa chọn địa chỉ đầu tư của doanh nghiệp.
Theo kết quả điều tra ở năm 2011, số lượng doanh nghiệp ngành thương mại, dịch vụ chiếm tỷ lệ 54%, tiếp theo là các ngành xây dựng 19,6%, sản xuất công nghiệp khác 18%, trong khi doanh nghiệp hoạt động trong các ngành nông, lâm, thủy sản chỉ chiếm 3,3% và chế biến nông, lâm, thủy sản 5,2%. Doanh nghiệp nhỏ và vừa ở đô thị lớn có cơ cấu ngành nghiêng về dịch vụ thương mại nhiều hơn mức bình quân chung. Thanh Hóa năm 2013 có tới 64,5% số doanh nghiệp hoạt động trong ngành thương mại, dịch vụ 18% trong các ngành công nghiệp 16,4% trong xây dựng và chỉ có 0,79% là doanh nghiệp nông nghiệp.
Bảng 2.2. Doanh nghiệp phân bố theo ngành kinh tế ở Thanh Hóa năm 2013
STT Ngành Số doanh nghiệp Tỷ trọng theo
ngành (% so tổng số) 1 Ngàng công nghiệp 1.652 18,22 2 Ngành xây dựng 1.485 16,38 3 Thương mại 2.868 31,63 4 Ngành nông nghiệp 72 0,79 5 Ngành dịch vụ 2.979 32,85 Tổng 9.066 100,00
Trong công nghiệp, doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động chủ yếu trong công nghiệp in ấn, sản xuất các sản phẩm phi kim loại, lắp ráp, sản xuất hàng may mặc, giầy dép. Đó là những ngành không có hàm lượng công nghệ cao, không cần vốn lớn, dễ di chuyển vốn, dễ tuyển dụng lao động phổ thông, có thị trường tiêu thụ cấp thấp lớn.
Trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, doanh nghiệp nhỏ và vừa có năng lực cạnh tranh thấp và do đó gặp nhiều khó khăn trong sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, doanh nghiệp nhỏ và vừa tạo việc làm và thu nhập cho người lao động, thu hút được nhiều lao động từ khu vực nông thôn, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Cùng với sự nỗ lực của các doanh nghiệp và chính sách khuyến khích và hoạt động xuất khẩu của Nhà nước, nhiều doanh nghiệp đã đầu tư vào các lĩnh vực sản xuất hàng xuất khẩu như: Chế biến hàng nông, lâm sản; hàng may mặc, thủ công mỹ nghệ… làm cho sản phẩm hàng hóa xuất khẩu của tỉnh ngày càng đa dạng, phong phú.
Doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng là lực lượng quan trọng đóng góp vào nguồn thu ngân sách Nhà nước của tỉnh Thanh Hóa. Đó chính là điều kiện để tỉnh thực hiện các mục tiêu đầu tư, các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Bảng 2.3. Số nộp Ngân sách Nhà nƣớc (2010 – T10/2014)
Đơn vị tính: triệu đồng
Năm Tổng thu Ngân sách Nhà nước Tổng thu của DNNVV Tỷ lệ % 2010 785.321 47.673 6,0 2011 1394.395 50.453 3,6 2012 1827.276 97.408 5,3 2013 1956.600 117.943 6,0 T10/2014 2573.562 192.628 7,4