Vốn vay từ các Ngân hàng thương mại

Một phần của tài liệu Sử dụng công cụ tài chính khuyến khích doanh nghiệp nhỏ và vừa đổi mới công nghệ ( nghiên cứu trường hợp tại tỉnh Thanh Hóa) (Trang 74)

9. Kết cấu của luận văn

2.3.4. Vốn vay từ các Ngân hàng thương mại

Đây là phương thức huy động vốn được các doanh nghiệp nhỏ và vừa Thanh Hóa áp dụng phổ biến từ trước đến nay.Tuy nhiên, không phải bất cứ doanh nghiệp nào cũng có thể tiếp cận được với nguồn vốn này và khả năng nguồn vốn này cũng có giới hạn nhất định, nhất là nguồn vốn vay dài hạn để đầu tư đổi mới công nghệ.

Theo một điều tra của phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), tỷ suất nợ trên tổng tài sản của các doanh nghiệp nhỏ và vừa của nước ta hiện còn rất kiêm tốn, chỉ đạt trung bình khoảng 10%. Chỉ khoảng 52% số doanh nghiệp nhỏ và vừa được điều tra là có vay nợ, hầu hết là nợ ngắn hạn và phải vay từ nhiều nguồn vốn khác nhau. Rất ít doanh nghiệp thành công trong việc tiếp cận nguồn vốn vay dài hạn chính thức.

Một nghiên cứu của tổ chức lao động quốc tế (ILO) về việc cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa vay tại các ngân hàng thương mại Việt Nam cho thấy, cản trở lớn nhất là các ngân hàng thương mại không có đủ thông tin, tin

cậy về người vay và không có khả năng thu hồi các khoản nợ xấu do hệ thống chế tài chưa hoàn thiện. Đôi khi các doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng tiếp cận được với nguồn vốn tín dụng từ các ngân hàng thương mại, nhưng đa số là vốn vay tín dụng ngắn hạn 2/3 số doanh nghiệp cho rằng họ rất cần các khoản tín dụng dài hạn để đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cấp máy móc thiết bị, mở rộng nhà xưởng, nhưng nhu cầu này là rất khó được đáp ứng. Các khoản vay ngắn hạn thường chiếm khoảng 82% tổng số các khoản vay được duyệt của các ngân hàng thương mại.

Các ngân hàng thương mại đã chủ động nắm bắt các chương trình kế hoạch, các dự án của tỉnh, có hướng tiếp cận, đầu tư kịp thời các dự án mới, dự án đầu tư chiều sâu, chú trọng đầu tư vào các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Ngân hàng thương mại Nhà nước đầu tư vào hầu hết dự án lớn của ngành công nghiệp xi măng, sản xuất vật liệu xây dựng… góp phần tăng sản lượng, mở rộng quy mô, nâng công suất và đổi mới công nghệ ngang bằng trình độ tiên tiến ở các nước trong khu vực.

Ngân hàng thương mại cổ phần đã thực hiện cạnh tranh mạnh với ngân hàng thương mại Nhà nước bằng cơ chế cho vay lãi suất thấp, đồng thời huy động tiền gửi với lãi suất hấp dẫn hơn các ngân hàng thương mại nhà nước. Động thái này đã giúp các ngân hàng thương mại cổ phần tăng nhanh thị phần, thu hút các nhà đầu tư lớn trong và ngoài nước vay vốn thực hiện dự án sản xuất kinh doanh.

Hoạt động kinh doanh ngoại tệ và thanh toán quốc tế đã được triển khai thực hiện tại tất cả các ngân hàng thương mại Nhà nước với các sản phẩm mới theo hướng đa dạng hóa, hiện đại hóa bằng sự ra đời của hàng loạt những nghiệp vụ: Tín dụng ngoại tệ, huy động ngoại tệ, thanh toán quốc tế, ủy thác thanh toán biên mậu, kinh doanh ngoại tệ…

Theo số liệu tập hợp của chi nhánh ngân hàng nhà nước tỉnh Thanh Hóa, tổng dư nợ đầu tư cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh

Thanh Hóa năm 2010 là 979 tỷ đồng chiếm 21,3%; năm 2011 là 1257 tỷ đồng chiếm 23,4% ; năm 2012 là 1524 tỷ đồng chiếm 25,4%; năm 2013 là 2765 tỷ đồng chiếm 30,2% tổng dư nợ. Năm 2013, nguồn vốn huy động ngoại tệ 97 triệu USD, chiếm 27,8% tổng nguồn vốn huy động. Về tín dụng ngoại tệ, đạt 56 triệu USD, chiếm 13,8% tổng dư nợ. Doanh số thanh toán xuất nhập khẩu đạt 6,5 triệu USD. Ủy thác thanh toán biên mậu đạt 5 triệu nhân dân tệ. Doanh số mua bán ngoại tệ đạt 552 triệu USD, dịch vụ chi trả kiều hối đạt 80 triệu USD.

Một phần của tài liệu Sử dụng công cụ tài chính khuyến khích doanh nghiệp nhỏ và vừa đổi mới công nghệ ( nghiên cứu trường hợp tại tỉnh Thanh Hóa) (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)