Khái niệm doanh nghiệp nhỏ và vừa

Một phần của tài liệu Sử dụng công cụ tài chính khuyến khích doanh nghiệp nhỏ và vừa đổi mới công nghệ ( nghiên cứu trường hợp tại tỉnh Thanh Hóa) (Trang 45)

9. Kết cấu của luận văn

1.3.2. Khái niệm doanh nghiệp nhỏ và vừa

Việc đưa ra khái niệm và tiêu chí phân loại doanh nghiệp nhỏ và vừa có một ý nghĩa rất lớn về phía nhà hoạch định chính sách. Vì vậy, Nhà nước ta đã từng bước có quy định cụ thể cho phù hợp trình độ phát triển của nền kinh tế và các thước đo giá trị tại từng thời kỳ.

Năm 1998, Chính phủ ban hành công văn số 681/CP - KTN ngày 20/6/1998 về “ Định hướng chiến lược và chính sách phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa”. Theo đó, doanh nghiệp nhỏ và vừa có vốn đăng ký dưới 5 tỷ đồng và/ hoặc có số lao động thường xuyên dưới 200 người được coi là doanh nghiệp nhỏ và vừa. Việc áp dụng một hay cả hai tiêu chí này tùy thuộc vào điều kiện cụ thể của từng ngành, từng lĩnh vực hay địa phương.

Đến năm 2001, tiêu chí “mức sử dụng lao động” đã được thay đổi lại cho phù hợp với các quy định quốc tế, tiêu chí giới hạn tối đa về vốn cũng thay đổi cho phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội.

Theo điều 3 Nghị định số 90/2001/NĐ - CP ngày 23/11/2001 của Chính phủ định nghĩa về doanh nghiệp nhỏ và vừa: “Doanh nghiệp nhỏ và

vừa là cơ sở sản xuất, kinh doanh độc lập, đã đăng ký kinh doanh theo pháp luật hiện hành, có vốn đăng ký không quá 10 tỷ đồng hoặc số lao động trung bình hàng năm không quá 300 người”.

Trong thực tế hiện nay, một số cơ quan Nhà nước, một số tổ chức chính trị - xã hội để hỗ trợ doanh nghiệp đã chủ động đưa ra các tiêu chí quy định doanh nghiệp nhỏ và vừa để phục vụ cho công tác của mình như:

- Ngân hàng công thương Việt Nam quy định doanh nghiệp nhỏ và vừa là: doanh nghiệp có dưới 500 lao động, vốn cố định nhỏ hơn 10 tỷ VNĐ, vốn lưu động dưới 08 tỷ VNĐ, doanh thu tháng không quá 20 tỷ đồng VNĐ.

- Liên Bộ lao động Thương binh & xã hội và Tài chính quy định doanh nghiệp nhỏ và vừa: Lao động thường xuyên dưới 100 người, doanh thu một năm nhỏ hơn 10 tỷ VNĐ, vốn pháp định không quá 01 tỷ VNĐ.

- Dự án VIE/US/95/2004 hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam lại có quy định doanh nghiệp nhỏ và vừa là: Lao động dưới 200 người, vốn đăng ký 0,4 triệu USD (khoảng 06 tỷ VNĐ).

Theo Điều 3 Nghị Định số 56/2009/NĐ - CP ngày 30/6/2009 của Chính phủ định nghĩa về doanh nghiệp nhỏ và vừa: “Doanh nghiệp nhỏ và vừa là cơ sở kinh doanh đã đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật, được chia thành ba cấp; siêu nhỏ, nhỏ, vừa theo quy mô tổng nguồn vốn (tổng nguồn vốn tương đương tổng tài sản được xác định trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp) hoặc số lao động bình quân năm (tổng nguồn vốn là tiêu chí ưu tiên)” [12].

Doanh nghiệp nhỏ:

+ Tổng nguồn vốn: từ 20 tỷ đồng trở xuống đối với ngành Nông, lâm nghiệp và thủy sản; ngành Công nghiệp và xây dựng từ 10 tỷ trở xuống đối với ngành Thương mại và dịch vụ.

+ Số lao động: từ trên 10 người đến 200 người đối với ngành Nông, lâm nghiệp và thủy sản; ngành Công nghiệp và xây dựng từ trên 10 người đến 50 người đối với ngành Thương mại và dịch vụ.

Doanh nghiệp vừa:

+ Tổng nguồn vốn: Từ trên 20 tỷ đồng đến 100 tỷ đồng đối với ngành Nông, lâm nghiệp và thủy sản; ngành Công nghiệp và xây dựng từ trên 10 tỷ đồng đến 50 tỷ đồng đối với ngành Thương mại và dịch vụ.

+ Số lao động: Từ trên 200 người đến 300 người đối với ngành Nông, lâm nghiệp và thủy sản; ngành Công nghiệp và xây dựng từ trên 50 người đến 100 người đối với ngành Thương mại và dịch vụ.

Vì vậy, căn cứ vào tình hình kinh tế - xã hội cụ thể của địa phương, trong quá trình thực hiện các biện pháp, chương trình trợ giúp cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Trong luận văn này tiêu chí doanh nghiệp nhỏ và vừa tuân theo Điều 3, Nghị định 56/2009/NĐ - CP ngày 30 tháng 6 năm 2009 của Chính phủ.

Một phần của tài liệu Sử dụng công cụ tài chính khuyến khích doanh nghiệp nhỏ và vừa đổi mới công nghệ ( nghiên cứu trường hợp tại tỉnh Thanh Hóa) (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)