Chính sách tín dụng

Một phần của tài liệu Sử dụng công cụ tài chính khuyến khích doanh nghiệp nhỏ và vừa đổi mới công nghệ ( nghiên cứu trường hợp tại tỉnh Thanh Hóa) (Trang 86)

9. Kết cấu của luận văn

3.2.2. Chính sách tín dụng

Nguồn vốn vay tín dụng ngân hàng vẫn là nguồn vốn chủ yếu giúp các doanh nghiệp đầu tư đổi mới công nghệ. Tuy nhiên, 50/60 doanh nghiệp nhỏ và vừa cho rằng họ rất cần các khoản tín dụng dài hạn để đầu tư đổi mới công nghệ và khó tiếp cận nguồn vốn, nâng cấp máy móc thiết bị, mở rộng sản xuất. Vai trò của mình, Nhà nước cần nghiên cứu bổ sung hoàn thiện các công

cụ chính sách tín dụng mới nhằm khuyến khích đầu tư đổi mới công nghệ của doanh nghiệp nhỏ và vừa.

- Tiến hành khảo sát, đánh giá quy trình thủ tục để đảm bảo tính cạnh tranh, giảm các thủ tục xét duyệt, thẩm định, giải ngân, rút ngắn thời gian giải quyết hồ sơ đảm bảo tính kịp thời cung ứng vốn cho hoạt động của các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

- Cải thiện mức vốn cho vay, trên cơ sở nghiên cứu tiềm năng và tính khả thi của dự án đầu tư chiều sâu đổi mới công nghệ cụ thể của từng doanh nghiệp nhỏ và vừa hơn là đơn thuần các báo cáo tài chính của doanh nghiệp nhỏ và vừa gửi đến hoặc báo cáo của doanh nghiệp nhỏ và vừa gửi cơ quan thuế mà có giải pháp vốn thích hợp.

- Cải thiện hình thức tín dụng theo hướng mở rộng diện cho vay trung và dài hạn để các doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ và mở rộng sản xuất.

- Ban hành văn bản hướng dẫn về các tiêu chí cụ thể xác định các dự án đầu tư đổi mới công nghệ cần được ưu tiên hỗ trợ.

- Đơn giản hóa thủ tục xét duyệt các dự án mở rộng đối tượng được quỹ hỗ trợ (kể cả các doanh nghiệp KH&CN), đổi mới hình thức thế chấp, tín chấp hoặc bảo lãnh.

- Nâng cao chất lượng dịch vụ cũng như nhân lực để phục vụ khách hàng ngày càng tốt hơn. Đào tạo cán bộ chuyên sâu về doanh nghiệp nhỏ và vừa, quán triệt, thống nhất quan điểm, nhận thức về sự cần thiết phát triển khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa và đào tạo những kỹ năng, kiến thức chuyên sâu về phục vụ khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa. Tăng cường tính chủ động khi tiếp cận với khách hàng và hoàn thiện các kỹ năng giao dịch.

Cho phép các doanh nghiệp được sử dụng quỹ đầu tư phát triển KH&CN của mình, các tổ chức nghiên cứu được sử dụng vốn tự có để góp

vốn vào quỹ đầu tư mạo hiểm khi quỹ này được thành lập ở Việt Nam, được hưởng lợi nhuận theo tỷ lệ góp vốn vào quỹ này.

Một phần của tài liệu Sử dụng công cụ tài chính khuyến khích doanh nghiệp nhỏ và vừa đổi mới công nghệ ( nghiên cứu trường hợp tại tỉnh Thanh Hóa) (Trang 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)