Xây dựng lộ trình đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp nhỏ và vừa

Một phần của tài liệu Sử dụng công cụ tài chính khuyến khích doanh nghiệp nhỏ và vừa đổi mới công nghệ ( nghiên cứu trường hợp tại tỉnh Thanh Hóa) (Trang 97)

9. Kết cấu của luận văn

3.2.7. Xây dựng lộ trình đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp nhỏ và vừa

Để nâng cao hiệu quả xây dựng thực hiện đổi mới công nghệ đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa của tỉnh Thanh Hóa cần phải xác định lộ trình đổi mới công nghệ phù hợp trong đó xác định cụ thể những ngành, nghề, lĩnh vực cần đổi mới công nghệ. Trọng tâm của tỉnh cần làm các ngành nghề thủ công truyền thống và các hoạt động sản xuất công nghiệp thu hút nhiều lao động. Điều này sẽ giúp nguồn vốn đổi mới công nghệ được tập trung, đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, tạo ra sự chuyển biến về chất trong công nghệ của các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Bên cạnh đó, cần xác định trọng tâm nguồn vốn từ các chương trình quốc gia, tỉnh, nguồn vốn từ quỹ đầu tư mạo hiểm, ODA và nguồn vốn vay.

Các cơ quan quản lý Nhà nước cần tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận thông tin, làm quen và có khả năng xây dựng các thuyết minh nhằm thu hút nguồn đầu tư đổi mới công nghệ. Đặc biệt là nguồn từ các chương trình KH&CN quốc gia, nguồn ODA, nguồn từ các quỹ đầu tư mạo hiểm.

Một điều quan trọng hơn là tỉnh Thanh Hóa cần có chính sách để bảo tồn và phát huy các ngành nghề truyền thống mà các doanh nghiệp nhỏ và vừa của tỉnh đang đảm nhận như xây dựng chương trình trọng điểm của tỉnh về vốn đổi mới công nghệ, bố trí nguồn ngân sách Nhà nước hỗ trợ lập một số dự án thí điểm chuyển giao công nghệ cho một số doanh nghiệp nhỏ và vừa đại diện cho các lĩnh vực ngành nghề khác nhau tạo ra hiệu quả của việc ứng

dụng công nghệ tiên tiến là động lực cho công cuộc đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp nhỏ và vừa .

Một phần của tài liệu Sử dụng công cụ tài chính khuyến khích doanh nghiệp nhỏ và vừa đổi mới công nghệ ( nghiên cứu trường hợp tại tỉnh Thanh Hóa) (Trang 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)