Chuyển giao công nghệ

Một phần của tài liệu Sử dụng công cụ tài chính khuyến khích doanh nghiệp nhỏ và vừa đổi mới công nghệ ( nghiên cứu trường hợp tại tỉnh Thanh Hóa) (Trang 29)

9. Kết cấu của luận văn

1.2.3. Chuyển giao công nghệ

Đã có rất nhiều quan niệm khác nhau về chuyển giao công nghệ. Tùy theo bản chất, mục đích và đối tượng của việc chuyển giao mà có cách hiểu khác nhau về chuyển giao công nghệ.

Một khái niệm tương đối hợp lý, được tác giả Trần Ngọc Ca đưa ra năm 1988: “ Chuyển giao công nghệ là một quá trình đưa công nghệ từ một môi trường này sang một môi trường khác bằng mọi hình thức khác nhau để sản xuất ra sản phẩm, thực hiện dịch vụ hoặc cho các mục đích khác nhau. Như vậy chuyển giao công nghệ bao hàm cả chuyển giao mất tiền (mua – bán) và chuyển giao không mất tiền”4

.

Theo Nghị định số 11/2005/NĐ – CP của Chính phủ Việt Nam quy định chi tiết về chuyển giao công nghệ thì chuyển giao công nghệ đã được thỏa thuận phù hợp với các quy định của pháp luật. Bên bán có trách nhiệm chuyển giao các kiến thức tổng hợp của công nghệ hoặc cung cấp các máy

móc, thiết bị, dịch vụ, đào tạo…. Kèm theo các kiến thức công nghệ cho bên mua. Bên mua có trách nhiệm thanh toán cho bên bán để tiếp thu, sử dụng các kiến thức công nghệ đó theo các điều kiện đã thỏa thuận và ghi nhận trong hợp đồng chuyển giao công nghệ.

Theo Luật Chuyển giao công nghệ 2006.

- Chuyển giao công nghệ là chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng một phần hoặc toàn bộ công nghệ từ bên có quyền chuyển giao công sang bên nhận công nghệ.

- Chuyển giao công nghệ có thể tại Việt Nam, từ nước ngoài vào Việt Nam hoặc từ Việt Nam ra nước ngoài.

- Dịch vụ chuyển giao công nghệ là hoạt động hỗ trợ quá trình tìm kiếm giao kết và thực hiện hợp đồng chuyển giao công nghệ.

- Hoạt động chuyển giao công nghệ bao gồm: Chuyển giao công nghệ và dịch vụ.

Nội dung chuyển giao công nghệ bao gồm chuyển giao một hoặc một số, hoặc toàn bộ các nội dung sau:

- Nội dung công nghệ gắn với các đối tượng sở hữu công nghiệp được phép chuyển giao.

- Các bí quyết về công nghệ, kiến thức dưới dạng phương án công nghệ, các giải pháp kỹ thuật, quy trình công nghệ, tài liệu thiết kế sơ bộ và thiết kế kỹ thuật, công thức, thông số kỹ thuật, phần mềm máy tính, thông tin dữ liệu về công nghệ chuyển giao.

- Các giải pháp hợp lý hóa sản xuất, đối mới công nghệ

- Thực hiện các hình thức dịch vụ, hỗ trợ chuyển giao công nghệ để bên nhận có được năng lực công nghệ nhằm tạo ra sản phẩm, dịch vụ có chất lượng được xác định trong hợp đồng.

- Cấp phép đặc quyền kinh doanh, theo bên nhận sử dụng tên thương mại, nhãn hiệu hàng hóa và bí quyết của bên giao để tiến hành hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ thương mại. (Điều 4 – NĐ số 11/2005).

Các dòng chuyển dịch công nghệ tạo ra sự lưu thông công nghệ và thị trường công nghệ. Thị trường công nghệ được hiểu là những thể chế đảm bảo cho việc mua bán, chuyển giao công nghệ được thuận lợi trên cơ sở lợi ích của các bên tham gia.

Quan niệm của tác giả Luận văn:

Từ những phân tích trên đây, Luận văn sử dụng định nghĩa : “Chuyển giao công nghệ là chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng một phần hoặc toàn bộ công nghệ từ bên có quyền chuyển giao công sang bên nhận công nghệ.”

Một phần của tài liệu Sử dụng công cụ tài chính khuyến khích doanh nghiệp nhỏ và vừa đổi mới công nghệ ( nghiên cứu trường hợp tại tỉnh Thanh Hóa) (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)