6. Các nghiên cứu có liên quan trước ñó
2.7.2 Bài toán nguồn nhân lực chất lượng cao
Được hình thành trên cơ sở kế thừa và ñi lên từ một ngân hàng quốc doanh chuyên cấp phát thời kỳ 1976-1998, ñược chuyển ñổi hoạt ñộng theo cơ chế thị
trường của một ngân hàng thương mại kể từ năm 2000, nguồn nhân lực BIDV vì thế
cũng ñược kế thừa từ nguồn nhân lực hoạt ñộng theo cơ chế hành chính nhà nước. Bài toán nguồn nhân lực chất lượng cao và thu hút nhân tài là bài toán khó ñối với các ngân hàng quốc doanh nói chung, ñặt biệt là trong giai ñoạn bùng phát và cạnh tranh khốc liệt thị trường tài chính ngân hàng ở Việt Nam như hiện nay. Vì vậy, ñể ñảm bảo khả năng hoạt ñộng hiệu quả, tăng cường sức cạnh tranh và nâng cao vị thế, thương hiệu trong kinh doanh. BIDV cần phải chú trọng ñến chính sách thu hút và ñãi ngộ nhân tài, lấy việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao là trọng tâm trong chiến lược phát triển của mình, một số nội dung cần ñáp ứng trong quá trình xây dựng và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, thu hút nhân tài của BIDV trong giai ñoạn hiện nay có thể như sau:
Đặt nhiệm vụ phát triển nguồn nhân lực là trọng tâm trong chiến lược phát triển của BIDV, trong ñó ñề cao vai trò của lãnh ñạo BIDV trong việc cam kết và quyết tâm thực hiện chiến lược phát triển nguồn nhân lực của BIDV.
Thông qua hệ thống quản lý nhân sự hiện ñại, xây dựng các chuẩn mực, tiêu chuẩn ñánh giá chất lượng nguồn nhân lực, xem ñó như là mục tiêu phải phấn ñấu
ñạt ñược của từng cá nhân, tập thể nhân viên BIDV, trên cơ sở thực hiện cơ chế
phát triển và ñào thải, bên cạnh việc cung cấp các phương tiện, chính sách, chương trình ñào tạo, tự ñào tạo nguồn nhân lực. Định kỳ ñánh giá lại chất lượng nguồn nhân lực, cải tiến chất lượng nguồn nhân lực một cách thường xuyên, liên tục.
Chú trọng việc thu hút nhân tài, chất sám, ñặc biệt là chất sám ñối với lĩnh vực tài chính ngân hàng trên cơ sở xây dựng chính sách thu hút nhân tài, chính sách ñãi ngộ: cơ chế thu nhập cạnh tranh, tuyển dụng vị trí lãnh ñạo trên cơ sở tiêu chuẩn
chức danh, xây dựng môi trường làm việc hiện ñại, ñộc lập, xem trọng nhân tài, kiến thức, trình ñộ, v.v...
Hướng mục tiêu hoạt ñộng, mục tiêu kinh doanh vào trọng tâm là khách hàng; Công khai, minh bạch quy trình, quá trình tuyển dụng, tiêu chuẩn chức danh tuyển dụng; Tạo lập môi trường cạnh tranh nhân lực bình ñẳng trên cơ sở kết quả hoạt
ñộng kinh doanh; Biệt ñãi nhân tài, trọng dụng tài năng, ñãi ngộ cống hiến; Liên tục tự cải tạo, ñào thải và làm mới nguồn nhân lực theo hướng chất lượng, hiệu quả.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Hệ thống quản lý rủi ro Basel II mang tính chuẩn mực và toàn diện cao ñối với ngành tài chính ngân hàng, ñược các ngân hàng quốc tế áp dụng một cách thống nhất và rộng rãi trên toàn thế giới, việc ứng dụng hệ thống quản lý Basel II vào công tác quản lý rủi ro của ngân hàng là một xu thế tất yếu ñối với các tổ chức tài chính nói chung và ngân hàng thương mại nói riêng. Đặc biệt qua cuộc khủng hoảng tài chính thế giới vừa qua càng cho thấy tầm quan trọng trong việc quản lý rủi ro trong hoạt ñộng tài chính ngân hàng, ứng dụng và quản lý ngân hàng theo một chuẩn mực có sức ñề kháng cao trước rủi ro là rất cần thiết phải thực hiện.
Qua thực tiễn hoạt ñộng ngành ngân hàng ở Việt Nam hiện cho thấy, chưa có tổ chức tín dụng ngân hàng trong nước nào thực hiện chuẩn mực Basel I hay Basel II vào hoạt ñộng quản lý kinh doanh của mình, ñối với Chi nhánh ngân hàng nước ngoài mới chỉ có Citi Bank chi nhánh tại Việt Nam ñã ứng dụng quản lý rủi ro theo chuẩn mực Basel II, tuy nhiên cũng chỉứng dụng ñược một nội dung nhỏ là quản lý rủi ro tác nghiệp. BIDV cũng không nằm ngoài thực tế chung ñó.
Trong thời gian qua kể từ khi BIDV chuyển ñổi sang mô hình hoạt ñộng của một ngân hàng thương mại, BIDV ñã có nhiều cố gắng phát triển vượt bậc trong kinh doanh cũng như công tác quản lý rủi ro, giảm thiểu ñược rủi ro tín dụng, thực hiện hệ thống quản lý tài chính theo các chuẩn mực và thông lệ của quốc tế như: báo cáo tài chính theo chuẩn mực kế toán của IFRS, trên cơ sở ñó tính hệ số an toàn vốn tối thiểu (hệ số CAR) theo thông lệ của quốc tế; thực hiện phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro theo hệ thống ñánh giá nội bộ hướng theo các chuẩn mực ñánh giá của quốc tế, và ñã ñược NHNN chấp thuận phê duyệt; kiểm soát tỷ lệ khả năng chi trảñến từng loại ñồng tiền hướng theo các chuẩn mực quốc tế và hướng dẫn của thông tư 13 NHNN; quy trình hóa mọi thao tác nghiệp vụ; thực hiện phân ñoạn nghiệp vụ tín dụng thành 03 cấp: cấp ñề xuất tín dụng, cấp thẩm ñịnh và phê duyệt tín dụng và cấp tác nghiệp, quản lý tín dụng, mục tiêu hướng hoạt ñộng quản lý rủi ro theo các thông lệ quốc tế.
Tuy nhiên, sự nỗ lực cố gắng của BIDV giai ñoạn ñầu của quá trình hội nhập cùng tài chính thế giới vẫn không tránh khỏi nhiều rủi ro trong hoạt ñộng ngân hàng
của mình, ñặc biệt là rủi ro tín dụng và rủi ro tác nghiệp. Điển hình các thiệt hại phát sinh trong suốt thời gian qua của BIDV, ñiều ñó càng cho thấy BIDV cần thiết phải củng cố hơn nữa hệ thống quản lý rủi ro của mình, áp dụng các mô hình quản lý tốt hơn, thích nghi một cách hiệu quả hơn với sự phát triển của thị trường tài chính Việt Nam nói chung và với thị trường thế giới. Việc áp dụng thực hiện các chuẩn mực vềño lường và tiêu chuẩn vốn của Ủy ban Basel là một lựa chọn thích hợp và cần thiết ñối với BIDV, phù hợp với xu hướng chung của hệ thống tài chính thế giới về quản lý rủi ro trong hoạt ñộng của ngành tài chính ngân hàng.
CHƯƠNG 3: VẬN DỤNG CÁC CHUẨN MỰC BASEL II VÀO HỆ THỐNG QUẢN LÝ RỦI RO TẠI BIDV