Các giải pháp quản lý môi trường cho từng ngành

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Đề xuất một số giải pháp quản lý môi trường nhằm phát triển bền vững tiềm năng du lịch Vịnh Hạ Long (Trang 100)

Để bảo vệ môi trường, góp phần phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững. Bộ Chính trị đã ra chỉ thị 36-CT/TW về “Tăng cường công tác bảo vệ môi trường

89

trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước” nhằm mục tiêu ngăn ngừa ô nhiễm môi trường, phục hồi và cải thiện môi trường ở những nơi, những vùng đã bị suy thoái, bảo tồn đa dạng sinh học, từng bước nâng cao chất lượng môi trường ở các khu đô thị và nông thôn, góp phần phát triển kinh tế, xã hội bền vững nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân.

Quán triệt tinh thần chỉ thị 37-CT-TW, căn cứ vào đặc điểm phát triển kinh tế - xã hộỉ Quảng Ninh và những vấn đề môi trường bức xúc ở khu vực vịnh Hạ Long dưới đây đề cập những giải pháp trong quản lý môi trường cho ngành du lịch và công nghiệp khai thác than nhằm giảm ô nhiễm và bảo vệ môi trường vùng lãnh thổ nói chung và khu vực vịnh Hạ Long nói riêng.

1. Xây dng cơ chế qun lý tng hp vùng khai thác và chế biến than

Hiện nay, việc quản lý công nghiệp than tương đối biệt lập với quản lý đô thị, quản lý tài nguyên rừng, tài nguyên đất, tài nguyên cảnh quan du lịch, tài nguyên nước và các hoạt động kinh tế khác. Sở tài nguyên môi trường đảm nhận việc bảo vệ và quản lý môi trường vùng Quảng Ninh, trong khi đó việc khai thác, chế biến vận chuyển than tác động lớn đến môi trờng lại do các cơ quan khác quản lý. Sự phối hợp của các cơ quan nói trên trong việc quản lý, sử dụng và bảo vệ môi trường, tài nguyên còn rất yếu. Hay nói cách khác cơ chế quản lý đơn ngành hiện nay không thích hợp với việc quản lý và bảo vệ môi trường.

Nhằm giải quyết toàn diện vấn đề môi trường liên quan tới ngành công nghiệp than trước hết cần xây dựng lại cơ chế quản lý tổng hợp bền vững ngành này. Nội dung cơ bản của cơ chế này là:

- Gắn liền phát triển và quản lý ngành công nghiệp than đối với đô thị hoá - cấp nước - giao thông - thuỷ lợi - lâm nghiệp - du lịch và bảo vệ môi trường trong một thể thống nhất.

- Quản lý chặt chẽ mọi sản phẩm khai thác than (than và các chất thải, nước thải). - Quản lý sử dụng chất thải rắn vào mục tiêu phát triển của khu vực (VD: chất thải trong quá trình khai thác lộ thiên có thành phần thích hợp cho việc làm nguyên vật liệu xây duựng như sắt acgilit, sét - bột kết có thể làm chất phụ gia cho sản xuất).

90

- Có chế độ khuyến khích các phương án hoạt động khai thác than bền vững: Cân đối hài hoà lợi ích khai thác than và bảo vệ môi trường tốt, lợi ích của thể hệ hôm nay và thế hệ mai sau.

- Kết hợp chặt chẽ lợi ích của quốc gia với cộng đồng địa phương, giữa cơ quan phản ánh trung ương với cơ quan địa phương.

- Tăng cường chức năng, quyền lực và nhiệm vụ cho Tập đoàn Than khoáng sản Việt Nam và các công ty thành viên giúp các cơ quan này đủ sức phối hợp đồng bộ khai thác than với đô thị hoá, cấp nước, giao thông, thuỷ lợi... trong mới liên kết chặt chẽ với các ban ngành khác.

- Giao vùng đất có khoáng sản than, vật liệu xây dựng cho các công ty, các mỏ trực thuộc Tập đoàn Than khoỏng sản để mỗi công ty này có trách nhiệm cải tạo vùng đất sau khi khai thác than vào mục đích như phát triển khu đô thị, khu du lịch, vui chơi giải trí, hồ chứa nước. Để hoà nhập việc khai thác than với bảo vệ môi trường giảm thiểu ô nhiễm cần thiết phải gắn chặt quyền lợi và nghĩa vụ của cán bộ, công nhân mỏ với tài nguyên và môi trường vùng mỏ bằng giao cho họ quyền sử dụng lâu dài đất mỏ trong thời gian từ 30-50 năm. Có như vậy, họ mới ý thức được rằng họ là chủ thực sự của lò khai thác than và sau khi than đã chuyển hết sang hình thức sử dụng khác.

- Phát triển quy hoạch môi trường: quy hoạch tối là một bộ phận không thể thiếu được trong công tác quản lý môi trường mặc dù lập mẫu quy hoạch môi trường phù hợp không phải là điều dễ dàng thực hiện. Vì vậy, cần phải xây dựng một kế hoạch môi trường mẫu cho mỏ tiêu biểu trong giai đoạn tiếp theo tất cả các mỏ đều xây dựng kế hoạch môi trường của riêng mình dựa trên kế hoạch môi trường mẫu và Tập đoàn thanViệt Nam chuẩn bị một kế hoạch môi trường tổng thể cho toàn khu vực.

- Phục hồi môi trường tại các nơi đã khai thác than bằng cách tái phủ xanh đất trống đồi trọc hoàn nguyên môi trường. Đẩy mạnh diện tích phủ xanh tại các khu vực bị khai thác kiệt quệ.

91

- Lắp đặt các hệ thống sử lý nước thải lại các nhà máy sàng tuyển than và các cống xả nước thải mỏ.

- Có kế hoạch di chuyển các nhà máy sàng tuyển than ra khỏi khu vực hành lang Vịnh.

2. Qun lý du lch tng th phc v phát trin bn vng tim năng du lch Vnh H Long

Những nguyên tắc phát triển bền vững du lịch vịnh Hạ Long

Để đảm bảo tính bền vững, sự phát triển của du lịch Hạ Long tuân thủ một số nguyên tắc cơ bản sau:

- Khai thác và sử dụng tài nguyên một cách hợp lý

Đây là nguyên tắc quan trọng hàng đầu. Nếu các tiềm năng du lịch được khai thác một cách hợp lý, đảm bảo quá trình tự duy trì hoặc tự bổ sung được diễn ra một cách tự nhiên hoặc thuận lợi hơn do có sự tác động của con người thông qua việc đầu tư, tôn tạo thì sự tồn tại của các tiềm đó sẽ đáp ứng được nhu cầu phát triển của du lịch qua nhiều thế hệ. Việc sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên cần dựa trên cơ sở các nghiên cứu kiểm kê, đánh giá và quy hoạch sử dụng cho các mục tiêu phát triển cụ thể, đồng thời qua mỗi giai đoạn phát triển đến cần có sự theo dõi và điều chỉnh khai thác thích hợp.

- Bảo vệ, đề cao các tài nguyên thiên nhiên và giảm thiểu chất thải.

Việc thiếu trách nhiệm bảo vệ các tài nguyên thiên nhiên và không kiểm soát chất thải từ hoạt động du lịch sẽ dẫn đến sự suy thoái môi trường mà hậu quả của nó là sự phát triển không bền vững của du lịch nói riêng và kinh tế- xã hội nói chung. Tại vịnh Hạ Long vấn đề bảo vệ và đề cao các tài nguyên thiên nhiên, lịch sử, văn hoá còn gắn liền với ý nghĩa giữ gìn di sản cho các thế hệ hiện tại và tương lai. Do vậy, việc thành lập và bảo vệ các vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.

- Phát triển phù hợp với quy hoạch kinh tế xã hội

Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp có tính liên ngành cao, vì vậy mọi phương án phát triển cần được tính toán kỹ lưỡng phù hợp với quy hoạch phát triển

92

của các ngành liên quan như giao thông vận tải, xây dựng đô thị, bưu chính viễn thông... và quy hoạch kinh tế, xã hội nói chung ở phạm vi quốc gia, vùng, địa phương. Tại khu vực Hạ Long vấn đề này cần lưu ý trong quá trình làm hài hoà các mục tiêu kinh tế với việc bảo tồn tài nguyên với các giá trị môi trường, văn hoá, xã hội khi xây dựng chiến lược chung, lập chính sách - kế hoạch và quá trình ra quyết định.

- Chia sẽ lợi ích với cộng đồng địa phương: Cộng đồng địa phương là những người gây tác động trực tiếp đến tiềm năng tài nguyên du lịch. Chính vì vậy, việc chia sẽ lợi ích của cộng đồng địa phương là một nguyên tắc quan trọng trong phát triển bền vững du lịch, việc tham gia của cộng đồng địa phương vào hoạt động du lịch không chỉ giúp họ tăng thêm thu nhập, cải thiện đời sống mà sẽ làm tăng ý thức trách nhiệm của cộng đồng đối với sự phát triển của du lịch bởi lúc này quyền lợi của họ đã gắn liền với sự phát triển .

- Đào tạo cán bộ

Đối với mỗi sự phát triển, con người đóng vai trò quyết định. Điều này càng có ý nghĩa trong bối cảnh du lịch Hạ Long trong quá trình hội nhập với du lịch khu vực và quốc tế. Ngoài việc đào tạo nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ du lịch về tài nguyên môi trường còn nâng cao ý thức trách nhiệm góp phần bảo vệ các giá trị đó trong quá trình phát triển.

Các giải pháp

Để giúp cho ngành du lịch của khu vực phát triển đúng hướng, khai thác các tiềm năng có hiệu quả bền vững đồng thời gìn giữ được tài nguyên, môi trường vịnh Hạ Long và bảo vệ được di sản thế giới cần thực hiện đồng thời các giải pháp sau:

- Cần có quy hoạch phát triển du lịch Hạ Long đảm bảo phù hợp với cảnh quan và bảo hộ được tài nguyên chung.

- Các dự án phát triển du lịch tại khu vực này phải được cân nhắc một cách hợp lý, đặc biệt phải có cách đánh giá tác động môi trường về cả những tác động trước mắt cũng như lâu dài theo đúng quy định của luật pháp.

- Các quy hoạch và cấu trúc hạ tầng cơ sở tại các đô thị du lịch như Hòn Gai, Bãi Cháy cần phù hợp với các khu dân cư và các cơ sở của các ngành kinh tế khác

93

trong khu vực. Các hệ thống xử lý chất thải phải theo đúng các yêu cầu kỹ thuật và được đặt ở vị trí phù hợp.

- Thành lập hội đồng quản lý phát triển du lịch của khu vực để giám sát, quản lý các hoạt động du lịch và có những quyết định kịp thời đảm bảo cho sự phát triển bền vững du lịch tại đây.

- Hoàn thiện về cơ cấu tổ chức, chức năng và nhiệm vụ của ban quản lý vịnh Hạ Long nhằm phát huy có hiệu quả năng lực của đội ngũ cán bộ thi hành nhiệm vụ đạt hiệu quả cao về kinh tế, đồng thời phát huy được những giá trị về tự nhiên, lịch sử, văn hoá, tạo môi trường thuận lợi cho việc phát triển bền vững tiềm năng du lịch Vịnh hạ Long.

- Thu hút đầu tư, vốn trong nước và nước ngoài và các dự án phát triển du lịch cơ bản như: tu bổ các công trình di tích lịch sử, văn hoá tôn tạo các hang động, bãi biển...

- Xây dựng quy chế, nội dung quản lý cụ thể, hợp lý về khai thác kinh doanh du lịch với việc tuyên truyền, giáo dục, nâng cao dân trí cho cộng đồng và khách du lịch. Xác định rõ vai trò của du lịch với các cấp các ngành, cơ quan và quần chúng nhân dân nhằm nâng cao nhận thức xã hội và du lịch, tạo môi trường tự nhiên và nhân văn thuận lợi cho du lịch phát triển.

- Có kế hoạch áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong việc quản lý và sử dụng hợp lý tài nguyên cũng như việc xử lý các thông tin về các hoạt động du lịch để có những quyết định đúng đắn và kịp thời trong từng giai đoạn và từng hoạt động phát triển.

- Cải tạo các điều kiện vệ sinh trên các tàu du lịch và đảo:

+ Nước thải từ các tàu du lịch cần được thu gom tại các trạm dịch vụ di động hoặc cố định đặt tại các điểm thuận lợi. Theo như kế hoạch của Ban quản lý vịnh Hạ Long thì năm 2013 đã có 112 tàu trang bị bơm và thùng chứa nước thải. Các tàu thu gom này đặt tại các cầu tàu chính, các trạm xăng nổi và các điểm thuận lợi khác. Nước thải thu gom được sẽ được bơm theo đường ống nước thải sinh hoạt nổi từ các trạm phục vụ cố định.

94

+ Rác thải từ các tàu du lịch sẽ được chủ tàu có trách nhiệm thu gom trên tàu của mình, sau đó đặt vào thùng rác ở tất cả các đầu cầu.

+ Trên các đảo, bãi tắm phải xây dựng những nhà vệ sinh đảm bảo an toàn và đặt những thùng rác ở vị trí thuận lợi.

+ Phải có chương trình toàn diện với những kế hoạch cụ thể về đào tạo, nâng cao kiến thức về môi trường cho đội ngũ cán bộ, nhân viên hướng dẫn du lịch.

3.4.6. Các giải pháp quản lý môi trường nhằm giảm thiểu ô nhiễm do đô thị hoá và phát triển bền vững đô thị ven Vịnh Hạ Long

Quá trình đô thị hoá ở Quảng Ninh bắt nguồn từ phát triển ngành công nghiệp khai thác than. Ngày nay, ngoài chức năng là trung tâm công nghiệp, các đô thị Quảng Ninh còn có các chức năng khác như cảng biển, thương mại, du lịch,... các hoạt động kinh tế đa dạng ở vùng này càng đẩy nhanh tốc độ đô thị hoá, từ đó cũng phát sinh nhiều vấn đề môi trường. Để giảm thiểu mức độ gây ô nhiễm của khu vực đô thị Hạ Long, cần tập trung vào các vấn đề sau:

1. Kim soát đô th

Kiểm soát đô thị hoá bao gồm hàng loạt các vấn đề có liên quan tới tất cả các vấn đề đời sống xã hội và các hoạt động chính trị, kinh tế, y tế, kỹ thuật. Vì vậy, đòi hỏi phải nghiên cứu những nguyên tắc, đặc điểm của sự hình thành các thành phố cũng như những xu hướng của chúng từ đó có thể đẩy mạnh các xu hướng tích cực đồng thời thanh toán, xoá bỏ, hạn chế các hậu quả có hại. Muốn vậy phải thực hiện các vấn đề sau:

- Kiểm soát các cơ sở kinh tế của thành phố.

- Xác định các phân khu chức năng của đô thị và công nghiệp, sau đó bố trí hợp lý các khu công nghiệp, khu dân cư, bệnh viện, các khu có tính nhạy cảm với môi trường.

- Các biện pháp hạn chế dân sự phát triển có tính tự phát mang lại lợi ích cục bộ trước mắt của các ngành kinh tế riêng lẻ. Bởi vì trong xu thế chung ngành nào cũng muốn đạt hiệu quả tối đa của mình mà quên đi lợi ích lâu dài của toàn vùng. Điều đó gây nên những đối lập khó dung hoà, làm cho tài nguyên bị kiệt quệ.

95

- Việc xây dựng phát triển các thành phố thâm nhập một cách hữu vào khung cảnh của thành phố, kết hợp nhịp nhàng với môi trường bao quanh những nơi có mật độ dân cư đông đúc, điều quan trọng tránh tình trạng sử dụng môi trường tự nhiên quá mức cần phải để thiên nhiên giữ nguyên chức năng làm sạch của nó.

- Tiến hành cải thiện điều kiện vệ sinh thành phố bằng cách xây dựng các vành đai công viên xung quanh các trung tâm dân cư, tích cực áp dụng một cách tốt nhất các thành tựu khoa học công nghệ trong việc xử lý chất thải thành phố.

Tóm lại, quá trình đô thị hoá có kiểm soát bao hàm đồng thời và bắt buộc một chương trình rộng lớn về sử dụng đúng đắn, giữ gìn và cải tạo môi trường tự nhiên. Trong xây dựng các đô thị lớn cần luôn chú ý giành riêng những lãnh thổ nhằm mục đích đền bù dưới dạng công viên quốc gia, khu vực nghỉ ngơi, giải trí.

2. Qun lý rác thi sinh hot và công nghip

- Các chỉ tiêu thu gom và chôn lấp rác thải sinh hoạt:

Chỉ tiêu thu gom rác thải sinh hoạt ở các đô thị Hạ Long, Cẩm Phả để đáp ứng tiêu chí bảo tồn cho đến năm 2020 như sau:

Bng 3.2: Biu ch tiêu thu gom rác thi khu vc Vnh H long`

Thông số Hòn Gai Bãi Cháy Cẩm Phả Tổng số Khả năng thu gom chất thải

rắn (tấn/năm)

105,759 44,992 41,856 192,607

Tỷ lệ thu gom 85% 85% 80% 84%

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Đề xuất một số giải pháp quản lý môi trường nhằm phát triển bền vững tiềm năng du lịch Vịnh Hạ Long (Trang 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)