Những vấn đề trong phát triển tiềm năng du lịch Vịnh Hạ Long:

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Đề xuất một số giải pháp quản lý môi trường nhằm phát triển bền vững tiềm năng du lịch Vịnh Hạ Long (Trang 87)

3.2.1. Những thuận lợi và cơ hội

Hạ Long là một trong ba trọng điểm tăng trưởng các khư vực kinh tế trọng điểm phía Bắc, sẽ là địa bàn thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài, nhiều khách du lịch, tạo ra môi trường hoạt động kinh tế, đầu tư sôi động, có khả năng tăng thu nhập cho dân cư và gia tăng ngân sách cho địa phương. Trên cơ sở đó để có thể gia tăng đầu tư cho bảo vệ môi trường.

Tài nguyên du lịch vùng Hạ Long là tiềm tàng đầy hứa hẹn và là cơ hội để cho vùng này trở nên giàu vó với các ngành công nghiệp không khói. Trên cơ sở khu di

76

sản thiên nhiên thế giới sẽ mở ra nhiều địa điểm, tuyến du lịch hấp dẫn đối với khách du lịch lữ hành trong nước và quốc tế, đặc biệt là khách Trung Quốc và các nước trong khu vực.

Vị trí độc đáo của Hạ Long nói riêng và Quảng Ninh nói chung (mà không nơi nào có được) sẽ là lợi thế rất đặc biệt để phát triển toàn diện kinh tế- xã hội. Hạ Long là một trong những cửa mở lớn ra biển ở miền Bắc thông thương với Trung Quốc và các nước trong khu vực, có điều kiện thuận lợi để mở rộng thị trường, giao lưu hàng hoá và thu hút vốn đầu tư.

Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm nên sẽ có nhiều nhà máy xí nghiệp sẽ đầu tư vào phát triển, đó cũng là cơ hội tốt nhất để đầu tư công nghệ sạch, công nghệ tiên tiến không có hại cho môi trường.

3.2.2. Những khó khăn và thách thức

Trong định hướng phát triển chủ yếu của vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc đã khẳng định phải coi rừng là một thành phần cần thiết của chất lượng môi trường; Bằng các biện pháp bảo vệ rừng; trồng rừng trên đất trống, đồi núi trọc và cải thiện cây xanh đô thị (tăng tỷ lệ cây xanh để đảm bảo 2 m2 cây xanh/người ở khu vực đô thị), yếu tố môi trường cảnh quan sẽ được thiết lập tốt hơn.

Nhìn nhận một cách khách quan thì vùng này là nơi đã có và luôn luôn tiềm ẩn sự tranh chấp trong sử dụng tài nguyên, các đô thị là những khu vực bị ô nhiễm môi trường nặng nhất. Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, chính những mâu thuẫn phát sinh trong quá trình phát triển sẽ tạo nên những hạn chế, thách thức về môi trường: - Mâu thuẫn trong quá trình sử dụng đất - biển, bãi triều có rừng ngập mặn thành đất nông nghiệp, khai thác than, phát triển cảng, công nghiệp, đô thị với việc duy trì hệ sinh thái rừng ngập mặn, phát triển nguồn lợi thuỷ sản, ngăn chặn dòng chảy bồi tích tụ liên quan đến việc bồi lấp luồng lạch của cảng biển nước sâu Cái Lân. Mâu thuẫn giữa nhu cầu sử dụng đất sản xuất nông nghiệp và phát triển đô thị, giữa bảo vệ đất lâm nghiệp và mở rộng quy mô khai thác than, đá vôi v.v..

- Mâu thuẫn giữa phát triển công nghiệp nặng và du lịch. Sản xuất công nghiệp nặng trên cơ sở nguyên liệu khoáng, chủ yếu là than (trong tất cả các khâu:

77

khai thác, chế biến, sàng tuyển, vận chuyển, xuất qua các cảng v.v..) tạo ra nguồn chất thải liên tục làm ô nhiễm môi trường không khí, nước mặt và nước biển. Điều đó ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc phát triển du lịch.

- Trong vùng biển vịnh Hạ Long, hoạt động của nhà máy đóng tàu, các cảng dầu, cảng biển nước sâu- cảng tàu khách du lịch và các cảng than là nguyên nhân làm bẩn nước bãi tắm và luôn tiềm ẩn nguy cơ va chạm tàu thuyền, gây ra sự cố tràn dầu trên vịnh, vốn là một vịnh tương đối kín không thông thoáng, khó khăn trong việc giải toả chất ô nhiễm, gây thiệt hại cho du lịch và nguồn lợi thuỷ sản.

- Mở rộng đô thị tuỳ tiện cũng ảnh hưởng tới môi trường và du lịch. Bản thân du lịch thiếu tổ chức cũng gây hậu quả xấu đến môi trường ở Hạ Long. Quá trình đô thị hoá và công nghiệp hoá nhanh với sự tập trung cao dân số ven bờ sẽ xuất hiện các nguồn gây ô nhiễm từ các hoạt động công nghiệp và sinh hoạt đô thị.

Vịnh Hạ Long và các khu vực phụ cận đều có giá trị cao cả về môi trường tự nhiên lẫn tiềm năng phát triển kinh tế. Tuy nhiên, gần đây do sự phát triển nhanh, nên sự suy giảm môi trường đang trở nên nghiêm trọng, cụ thể như vấn đề ô nhiễm nước và suy giảm cảnh quan môi trường tự nhiên. Điều đáng chú ý là vấn đề ô nhiễm nước do nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp và khai khoáng... Điều đó đòi hỏi phải có những giải pháp thích hợp để đảm bảo phát triển bền vững. Thực tế trong khu vực nghiên cứu đã và đang xảy ra những nguy cơ trong các lĩnh vực như sau:

+ Trong sản xuất nông - lâm nghiệp: Việc sử dụng các loại chất hoá học đã dẫn tới hậu quả làm chai đất, thoái hoá đất, làm biến đổi bất lợi các đặc tính của đất, tác động xấu tới sự phát triển bền vững ngành nông - lâm nghiệp.

+ Công nghiệp khai thác than: Công nghệ sử dụng lạc hậu, hiệu quả kém, làm tiêu tốn quá nhiều nguyên - nhiên liệu. Không tận dụng được các khoáng sản hàm lượng thấp, thiếu phương tiện làm giàu quặng, chưa có biện pháp thu hồi, sử dụng xử lý khoáng chất. Gây lãng phí nguồn tài nguyên lớn bởi công việc khai thác chưa có quy hoạch đầy đủ. Phương tiện vận chuyển không đúng quy cách, thiếu các thiết bị vận chuyển chuyên dùng đã và đang gây nên sự thất thoát về than và làm ô nhiễm

78

môi trường. Cơ sở hạ tầng lạc hậu, kém phát triển nguy cơ xảy ra các sự cố về môi trường là điều khó tránh khỏi. Hơn nữa, đội ngũ cán bộ quản lý và công nhân kỹ thuật chưa đảm bảo trình độ yêu cầu cũng là nguyên nhân gây thất thoát, gây rủi ro trong các quá trình khai thác và vận chuyển.

+ Tài nguyên nước bị suy thoái nghiêm trọng do nhiều nguyên nhân:

Nguồn sinh thuỷ bị giảm sút do sự giảm sút chất lượng rừng. Hơn nữa sự có mặt của các hồ chứa nước tuy làm điều hoà dòng chảy, tăng lưu lượng mùa khô cho hạ lưu nhưng lại đe doạ sự xâm nhập lớn rừng ngập mặn ở vùng đồng bằng ven biển.

Ở các vùng đồi núi đất đỏ do nhu cầu sử dụng nước cho sinh hoạt trong những năm gần đây đã tiến hành khoan hàng nghìn giếng, dẫn đến sự suy giảm nguồn nước ngầm ở khu vực vào mùa khô, làm tăng nguy cơ suy giảm nguồn cung cấp nước cho các đô thị trọng điểm.

Hoạt động công nghiệp với các chất thải không được xử lý đã làm ô nhiễm nhiều dòng chảy cộng thêm với nước thải sinh hoạt ở các đô thị không qua xử lý cũng đổ thẳng xuống các cửa sông ở hạ lưu, gây nên tình trạng ô nhiễm ở các sông.

+ Sự phát triển công nghiệp hoá và đô thị hoá:

Nguy cơ làm giảm đa dạng sinh học trong khu vực là rất lớn. Các khu vực ven biển, khu vực đồng bằng bị ảnh hưởng lớn nhất, nhiều loài động vật, thực vật đã suy giảm trầm trọng. Quá trình sản xuất và khai thác tài nguyên không chỉ làm suy giảm chất lượng rừng mà động vật rừng cũng bị cạn kiệt, nhất là ở khu rừng ngập mặn, hiện chỉ còn một số loài động vật.

+ Công cụ quản lý thiếu hiệu quả:

Đã đến lúc cần có hạch toán môi trường nếu có thể thấy được hết những lợi nhuận kinh tế trong phát triển bền vững. Trong các dự án phát triển, vấn đề môi trường chưa được nêu lên một cách thuyết phục, chưa có những dấu hiệu cụ thể minh chứng nên thường bị lu mờ trước những chỉ số phát triển kinh tế.

79

3.3. Quan điểm và mục tiêu quản lý môi trường Vịnh Hạ Long 3.3.1. Quan điểm trong quản lý môi trường Vịnh Hạ Long 3.3.1. Quan điểm trong quản lý môi trường Vịnh Hạ Long

Để đạt được mục tiêu phát triển kinh tế xã hội nói chung, phát triển bền vững Vịnh Hạ Long nói riêng và bảo vệ môi trường. Giải quyết những vấn đề môi trường hiện tại và ngăn ngừa những vấn đề môi trường trong tương lai bởi sự phát triển kinh tế, cần phải có sự quản lý, bảo vệ và phát triển môi trường toàn diện, mang tính tổng thể cao, cụ thể hoá những vấn đề liên quan trực tiếp đến bảo vệ môi trường khu vực và những vấn đề mang tính liên ngành và liên quan. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Vấn đề quản lý - bảo vệ và phát triển môi trường Vịnh Hạ Long nhằm bảo vệ và khai thác bền vững khu vực này trên cơ sở những quan điểm, mục tiêu sau:

Trong giai đoạn từ nay đến 2020, quản lý môi trường nhằm giải quyết vấn đề ô nhiễm được đặt ra dưới các quan điểm sau:

- Quan điểm ngăn ngừa ô nhiễm môi trường là chính: nghĩa là đẩy mạnh việc sử dụng công nghệ sạch và phương tiện xử lý, ngăn ngừa ô nhiễm.

- Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của cộng đồng: Việc quản lý môi trường cần có sự ủng hộ, đóng góp tích cực của mọi người dân trong và ngoài khu vực.

- Quản lý môi trường khu vực phải luôn gắn liền với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội: tức là phối hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế xã hội với bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.

- Đưa ra các mục tiêu và mục đích của quản lý chung cho toàn khu vực: thiết lập và thực thi các chính sách, kế hoạch hành động, khung thể chế để sử dụng hợp lý, bền vững tài nguyên.

3.3.2. Mục tiêu quản lý môi trường vịnh Hạ Long

1. Mc tiêu s 1: “Bo v khu di sn thế gii”

Đây là ưu tiên hàng đầu trong vấn đề quản lý vì vịnh Hạ Long là tài sản vô giá của nhân dân Việt Nam và thế giới, được công nhận là di sản thế giới do các đảo và hòn đảo ở vịnh tạo ra cảnh biển độc đáo và mang tính thẩm mỹ cao. Như vậy, cần phải đảm bảo những yêu cầu sau:

80

- Giữ sạch và bảo tồn chất lượng nước khu di sản thế giới. Bảo tồn hệ sinh thái tự nhiên và cảnh biển của khu di sản thế giới.

- Quản lý việc đổ thải chất thải rắn, quản lý việc thải nước.

2. Mc tiêu s 2: “Đạt được mc tiêu bo v môi trường để tăng trưởng kinh tế bn vng”

Đây là mục tiêu rất quan trọng vì sự phát triển trong vùng vịnh theo quy hoạch phát triển tổng thể của thànhh phố Hạ Long chắc chắn sẽ tác động đến môi trường vịnh Hạ Long. Do vậy, cần phải quản lý - bảo vệ môi trường để đạt được sự tăng trưởng kinh tế bền vững. Do đó, cần đảm bảo:

- Kiểm soát tải lượng ô nhiễm trên một khu rộng lớn. - Bảo tồn bờ biển tự nhiên và các bãi triều.

- Bảo vệ rừng và các nguồn tài nguyên nước.

3. Mc tiêu s 3:“Xây dng kh năng cưỡng chế thi hành qun lý môi trường”

Việc thực hiện mục tiêu phát triển bền vững và bảo vệ môi trường phụ thuộc vào năng lực thi hành của các cơ quan chức năng. Do đó, cần tăng cường khả năng cưỡng chế thi hành luật pháp, thể chế và xây dựng năng lực để tiến hành công việc.

- Xây dựng năng lực cho các cơ quan hữu quan.

- Xây dựng thể chế để thực thi việc quản lý môi trường.

3.4. Đề xuất một số giải pháp tăng cường công tác quản lý môi trường nhằm phát triển bền vững tiềm năng du lịch Vịnh Hạ Long phát triển bền vững tiềm năng du lịch Vịnh Hạ Long

3.4.1. Các giải pháp về tổ chức, cơ chế chính sách

1. Các gii pháp v t chc

Sở Tài nguyên môi trường tỉnh Quảng Ninh chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh về bảo vệ môi trường của khu vực. Phối với với Sở KH và CN, thành phố Hạ Long, thị xã Cẩm Phả, huyện Hoành Bồ có kế hoạch quản lý bảo vệ môi trường một cách chặt chẽ, có cán bộ chuyên trách theo dõi kiểm tra về lĩnh vực quản lý và bảo vệ môi trường.

Cách thành lập hệ thống quản lý môi trường thống nhất và cần vạch ra các quyền lợi và trách nhiệm của từng tổ chức, từng cơ quan một cách rõ ràng.

81

Sở tài nguyên và môi trường phải là một cơ quan thực thi và điều phối quy hoạch tổng thể bảo vệ và phát triển môi trường khu vực.

Trong tương lai, cần thành lập Chi cục quản lý môi trường tỉnh Quảng Ninh với quyền hạn rộng hơn để thực thi bảo tồn môi trường.

Thành lập tổ chức hệ thống đánh giá và quy định trách nhiệm pháp lý đối với việc đánh giá tác động môi trường của các dự án phát triển.

Phối với với ngành than, các ngành công nghiệp khác xây dựng một kế hoạch dài hạn quan trắc và xử lý ô nhiễm môi trường trên cơ sở doanh nghiệp tự bỏ tiền áp dụng các giải pháp bảo vệ môi trường. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tiến hành nghiên cứu căn bản về kinh tế - xã hội và môi trường của khu vực nghiên cứu để tích luỹ các dư liệu đáng tin cậy nhằm nâng cao công tác đánh giá lợi ích của công tác quản lý môi trường và khu di sản thế giới.

Nghiên cứu phát hành hệ thống trái phiếu môi trường ở cả cấp trung ương và địa phương theo luật bảo vệ môi trường để cung cấp nguồn tài liệu chính trước mắt cho công tác bảo tồn môi trường.

Chính phủ và UBND tỉnh Quảng Ninh cần nguồn vốn đủ sức cho việc thực thi công tác quản lý môi trường bao gồm cả việc phân bổ ngân sách riêng cho quản lý dựa vào phí môi trường và phí nước thải theo đề xuất thu từ khách du lịch và dân địa phương.

Có sự phối hợp tích cực giữa các cấp Trung ương và địa phương để hướng dẫn Tập đoàn than và khoáng sản Việt Nam và các khu vực công nghiệp khác đóng phí để trang trải cho các chi phí cho công tác quản lý môi trường.

2. Các gii pháp v cơ chế chính sách

Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường, tiêu chuẩn môi trường theo đặc thù vùng quy hoạch vịnh Hạ Long.

Triển khai luật luật BVMT tới các doanh nghiệp và các tổ chức xã hội khác. Đưa giáo dục môi trường vào trường học và trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Xác lập các giải pháp quản lý và xử lý chất thải ở các khu công nghiệp và đô thị.

82

Xác lập quy chế sử dụng và bảo vệ môi trường vịnh Hạ Long.

Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện một số quy dịnh về bảo vệ môi trường ở địa phương theo đặc thù cuả các lĩnh vực như: Khai thác than và khoáng sản, hoạt động của các phương tiện tuyên truyền trên vùng biển và trên vịnh Hạ Long.

Xây dựng chính sách phát triển và liên kết hỗ trợ giữa các ngành kinh tế, các cấp quản lý nhau thống nhất quản lý, kiểm soát môi trường, đặc biệt khi gặp những sự cố môi trường.

Có các cơ chế chính sách về tổ chức quản lý nhằm đảm bảo có sự phối hợp chặt chẽ trong việc quản lý khai thác tài nguyên và sự đồng bộ giữa hệ thống cơ chế chính sách với quá trình tổ chức thực hiện nhằm đem lại hiệu quả nhất đồng thời đảm bảo sự phát triển bền vững.

Cấp và thu hồi giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường cho từng đơn vị sản xuất kinh doanh.

Khen thưởng và kỷ luật đối với từng cá nhân, tập thể thực hiện tốt và không tốt việc bảo vệ môi trường. Khen thưởng và kỷ luật theo khung hành vi.

Khuyến khích thành lập quỹ môi trường vùng.

Ban hành quy chế về lệ phí môi trường cho từng ngành sản xuất, công ty, hộ gia đình theo hình thức sản xuất, kinh doanh, lệ phí phải dựa trên 2 yếu tố: Nguồn

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Đề xuất một số giải pháp quản lý môi trường nhằm phát triển bền vững tiềm năng du lịch Vịnh Hạ Long (Trang 87)